Những món ăn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Bạn bị bệnh tiểu đường, bạn muốn tìm cách chữa, bạn chưa biết cách nào. Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nhiều cách chữa. Đặc biệt là những món ăn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả là quan tâm của những người bệnh tiểu đường. Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về các món ăn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Những món ăn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

1. Món ăn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

+ Cháo cà rốt:

Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh đái tháo đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

+ Nấm xào cải xanh và bắp non:

Món ăn nấm xào cải xanh và bắp non phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường có bệnh động mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao.

Nguyên liệu:

300gr cải xanh

 5 tai nấm hương

50g bắp non

1 củ hành tím

Gia vị, dầu ăn

Cách thực hiện:

Rửa sạch nấm, cải xanh và cắt nhỏ vừa ăn.

Hành tím băm nhuyễn cho vào dầu để phi thơm.

Sau đó cho nấm vào, khi nấm có dấu hiệu chuyển màu, tiếp tục cho cải xanh và bắp non vào xào cùng. Nêm gia vị vừa ăn.

Nên xào vừa chín tới, không để quá lâu trên bếp để tránh mất chất dinh dưỡng.

+ Canh khổ qua:

Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.

+ Mướp đắng xào thịt heo:

Mướp đắng (khổ qua) được biết đến là thực phẩm có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Mướp đắng xào thịt heo không chỉ là món ăn lành mạnh đối với người tiểu đường mà còn đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng một số bệnh khác.

Nguyên liệu:

300gr thịt heo

 500gr mướp đắng

1 trái ớt

3 củ hành tím, 1 thìa hành băm, một ít hành lá

Gia vị, dầu ăn

Thực hiện:

Khổ qua rửa sạch, thái thành lát mỏng.

Thịt heo rửa sạch, thái thành lát vừa ăn.

 Hành tím rửa sạch, lột vỏ và thái thành sợi nhỏ.

Cho vào chảo một ít dầu ăn và bỏ hành tím đã băm.

Trộn hành cho đến khi bắt đầu vàng, bỏ thịt heo vào xào.

Đến khi thịt gần chín cho khổ qua vào.

Khi thấy khổ qua vừa chín tới cho hành tím vào xào chung, sau đó cho thêm một ít hành lá.

+ Canh đậu đỏ, bí đao:

Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

+ Nấm xào thịt nạc:

Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thích hợp với bệnh chứng đái tháo đường có gan nhiễm mỡ mãn tính, khí huyết hư nhược.

+ Cháo đào nhân:

Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc chứng đái tháo đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Những món ăn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

+ Gỏi cà rốt dưa chuột:

Dưa chuột (dưa leo) và cà rốt đều là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Dưa chuột còn rất tốt cho người bị tăng huyết áp, đào thải những chất cặn bã ra ngoài, giảm cholesterol xấu có trong máu. Cà rốt giúp chuyển hóa đường chậm, chất beta – carotene giúp kiểm soát được đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu:

Cà rốt: 1 củ

Dưa chuột: 2 quả

Chanh tươi: 1 quả

Ớt: 1 quả

Rau mùi

Đậu phộng

Gia vị: đường ăn kiêng

Cách thực hiện:

Rửa sạch cà rốt và dưa leo.

Gọt vỏ và bào thành sợi dài.

Vắt nước chanh để lấy cốt.

Ớt cắt thành sợi, rau mùi cắt nhỏ.

Đậu phộng đem rang.

Trộn cà rốt chung, dưa leo với nước cốt chanh, cho vào khoảng 2 thìa đường.

Chế biến nước mắm có vị chua ngọt vừa ăn để nêm gỏi, sau đó rưới vào gỏi và trộn đều.

 Cho thêm đậu phộng rang và ớt. Để thấm đều khoảng 5 – 10 phút trước khi ăn.

+ Cháo sâm, thiên môn đông:

Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 - 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với chứng đái tháo đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

+ Cháo hà thủ ô:

Hà thủ ô 30 - 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 - 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc chứng đái tháo đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

+ Canh hẹ, hẹ xào:

Hẹ rất giàu vitamin C, carotene và giàu các nguyên tố vi lượng như kali, canxi, magie, selen, sắt, giúp tăng lực, tốt khí, lưu thông máu. Ngoài ra, lá hẹ cũng có giá trị chữa một số bệnh như: giảm mỡ máu, trị táo bón, ngăn ngừa bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư.

Vì thế, những bệnh nhân đái tháo đường nên uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, tiểu xẻn vặt, đái són do thận hư, nên trồng hẹ trong vườn để tận dụng vị thuốc quý từ thiên nhiên này.

Cách làm: Hẹ tươi rửa sạch, thái khúc 3-5cm, hàng ngày cho thêm vào món canh hoặc xào không cho muối hoặc gia vị ăn thường xuyên.

+ Thịt heo nạc xào cần tây:

Món thịt heo nạc xào cần tây có tác dụng hạ đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp cho người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu:

Thịt heo: 50g

Cần tây: 300gr

Trứng gà: 1 quả

Khoai mài khô: 15g, bột năng: 10g

Gừng: vài lát

Hành tím

Gia vị, dầu ăn

Cách thực hiện:

Thịt heo rửa sạch, thái lát mỏng.

Gừng rửa sạch, gọt vỏ sau đó thái lát mỏng.

Cần tây rửa sạch, cắt khúc.

Hành tím băm nhuyễn.

Cho khoai mài vào chảo dầu xào đến khi mềm, cho thêm cần tây và gừng vào trộn đều và nêm thêm gia vị.

Trộn thịt heo, bột năng và trứng gà

 Phi hành tím với dầu ăn, sau đó cho phần thịt heo trộn đều, khi thịt chín thì cho thêm phần hỗn hợp khoai đã xào trước đó vào chung và trộn đều.

Trộn đều phần thịt heo, bột năng với trứng gà và ít muối.

Nêm gia vị vừa ăn cho ăn trước khi tắt bếp.

+ Cháo hải sâm:

Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 - 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với chứng đái tháo đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.

+ Gà ác hoàng kỳ:

Hoàng kỳ sống 30 - 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc chứng đái tháo đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.

+ Rùa hầm (ngô) bắp nếp:

Thịt rùa tính ôn, các bộ phận trong cơ thể rùa đều bổ thận, tư âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết. Vì thế, những người gặp vấn đề về đường tiết niệu như đi tiểu đêm nhiều, đái dầm, són đái đều được khuyên nên dùng thịt rùa để trị bệnh. Người bị đái tháo đường được khuyên nên hầm rùa với ngô nếp ăn thường xuyên để nhanh khỏi bệnh.

Nguyên liệu: Thịt rùa, ngô nếp hoặc ngô tẻ.

Cách làm: Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp.

2. Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

+ Theo dõi cân nặng:

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.

+ Chế độ ăn giàu protein:

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thêm protein vào chế độ ăn uống, đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao.

+ Thường xuyên vận động:

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

+ Tham khảo sử dụng sản phẩm Punsemin giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả:

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

+ Uống đủ nước:

Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.

+ Bỏ thuốc lá:

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và sự sản sinh các hormone, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn.

+ Ăn ít carbohydrate:

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

+ Ăn nhiều chất xơ:

Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Nghiên cứu ở những người béo phì, người cao tuổi và tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.

Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:

• Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.

• Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.

+ Cải thiện chất lượng giấc ngủ:

Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người ngủ dưới 7 tiếng. Thiếu ngủ có thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone trong cơ thể, tình trạng này dễ gây tiểu đường.

+ Hạn chế thức ăn nhanh:

Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

+ Không xem tivi khi ăn:

Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.

+ Uống cà phê hoặc trà:

Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê ở mức vừa phải hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 8-54%. Một số nghiên cứu khác cho thấy uống trà và cà phê cũng cho hiệu quả tương tự ở những người quá cân.

Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.

+ Bổ sung quế vào thực đơn:

Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

+ Kiểm tra lượng đường huyết:

Một trong những cách tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường là thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu. Người trên 45 tuổi nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu 3 năm một lần. Người có huyết áp cao hoặc béo phì nên kiểm tra thường xuyên hơn và chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.

+ Kiểm soát stress:

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về món ăn bài thuốc giúp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?

>>> Bài thuốc trị tiểu đường thần kỳ hiệu quả

>>> Khi nào phải uống thuốc tiểu đường? - BNC medipharm

Viết bình luận