Tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy khi nào phải uống thuốc tiểu đường là câu hỏi của nhiều người. Tiểu đường là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh tiểu đường này và giúp bạn trả lời câu hỏi khi nào phải uống thuốc tiểu đường.
1. Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, xảy ra khi cơ thể giảm sản xuất hay giảm đáp ứng với Insulin - hormon hạ đường huyết, khiến đường máu tăng cao. Người bệnh được chẩn đoán tiểu đường khi đường huyết cao trên 7,0 mmHg (Theo chẩn đoán của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA).
Tiểu đường được chia thành 4 typ:
Tiểu đường typ 1: Nguyên nhân gây bệnh là do cơ chế tự miễn, dẫn đến phá hủy tế bào sản xuất Insulin ở tụy Số bệnh nhân tiểu đường typ 1 chiếm 5-10% và thường gặp ở trẻ độ tuổi 9-13 tuổi.
Tiểu đường typ 2: Do tụy giảm sản xuất Insulin hay các tế bào giảm nhạy cảm với Insulin. Typ này thường gặp ở độ tuổi ngoài 40, chiếm phần lớn bệnh nhân bị tiểu đường. Hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp ở độ tuổi thấp hơn, trở thành mối lo ngại của toàn xã hội.
Tiểu đường thứ phát: Tiểu đường là biến chứng sau khi người bệnh mắc phải một số bệnh lý như u tụy, cắt tuyến tụy, rối loạn chuyển hóa…
Tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ mang thai có nhu cầu Insulin cao, vượt quá khả năng đáp ứng của cơ thể dẫn đến thiếu hụt Insulin. Bệnh sẽ hết sau khi sinh, tuy nhiên người bệnh cần kiểm soát bệnh tốt để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.
+ Triệu chứng của đái tháo đường typ1:
Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường hay có hội chứng 4 nhiều điển hình.
- Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tại sao lại nhưu vậy? Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: Bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ra ngoài nhiều hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
- Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
- Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
- Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
+ Tiểu đường tuýp 2:
Dấu hiệu sớm của người mắc tiểu đường là thường cảm thấy khô miệng
Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.
+ Triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ2
Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1. Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ vì bệnh khác vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Nhìn chung người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:
- Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.
- Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục
+ Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.
3. Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Tùy từng tình trạng, giai đoạn phát triển bệnh và thể trạng bệnh nhân tiểu đường mà bác sĩ có thể chỉ định khi nào bệnh nhân phải uống thuốc.
Đối với bệnh nhân tiểu đường typ 1, việc điều trị bằng Insulin là bắt buộc và cần được điều trị ngay từ khi phát hiện bệnh. Người bệnh được chỉ định dùng Insulin đến suốt đời.
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định dùng Insulin hoặc cân nhắc cho mẹ sử dụng thuốc (khi có bệnh lý nền mắc kèm). Mẹ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với bệnh nhân tiểu đường typ 2 hay tiểu đường thứ phát, bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc ở giai đoạn đầu. Giai đoạn này, bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng còn chưa rõ ràng và ở mức độ nhẹ. Bệnh có thể được cải thiện nhờ thay đổi lối sống lành mạnh, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, căn cứ vào mức độ bệnh và biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc mà không có triệu chứng cụ thể quyết định có dùng thuốc hay không.
Tuy nhiên, tiểu đường là bệnh mãn tính, điều trị không dùng thuốc chỉ kéo dài 3-5 năm. Sau đó, khi bệnh tiến triển và xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp.
4. Một số loại thuốc trị đái tháo đường thường dùng
+ Thuốc làm giảm sản xuất glucose ở gan:
Metformin là thuốc thường được lựa chọn khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, hai bất lợi nổi bật của metformin là tác dụng phụ ở đường tiêu hóa và gây nhiễm acid lactic.
+ Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin (làm tăng tiết insulin của tụy):
Glyburid, glipizid, glibenclami... Tuy nhiên, cần lưu ý, tất cả các thuốc làm tăng tiết insulin (SU) là những thuốc có khả năng gây hạ đường huyết (đây là một trong những biến chứng trong điều trị) và tăng cân. Vì vậy, những bệnh nhân lớn tuổi phải hết sức lưu ý, vì đối tượng này có nguy cơ hạ glucose huyết cao hơn do người bệnh dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm.
+ Thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan:
Thường dùng pioglitazone. Nhược điểm là thuốc có thể gây phù, tăng cân (nhất là khi dùng cùng với insulin), tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu.
+ Thuốc có tác dụng lên Incretin:
Incretin là hormon ở ruột, rất quan trọng làm tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon và nó chỉ tăng tiết sau khi ăn. Như vậy, incretin đóng vai trò như một hormon điều hòa sự bài tiết insulin để đáp ứng với từng bữa ăn. Trong nhóm này có 2 loại thuốc: Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 như liraglutide và thuốc ức chế men dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) như liraglutide, lixisenatide, albiglutide, exenatide. Hai nhóm thuốc này ra đời trong vài năm trở lại đây, được ADA (Hiệp hội đái tháo đường Mỹ) đưa vào trong khuyến cáo điều trị đái tháo đường.
+ Thuốc ức chế men α-glucosidase:
Thuốc phổ biến là acarbose. Tác dụng của thuốc là làm giảm đường huyết sau ăn. Khi dùng đơn độc cũng không gây hạ đường huyết. Do làm tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng nên thuốc gây đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. Cần uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên và bữa ăn phải có carbohydrat.
5. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
+ Uống đủ nước:
Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
+ Theo dõi cân nặng:
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.
+ Chế độ ăn giàu protein:
Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thêm protein vào chế độ ăn uống, đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao.
+ Thường xuyên vận động:
Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
+ Ăn nhiều chất xơ:
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Nghiên cứu ở những người béo phì, người cao tuổi và tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.
Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:
• Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
• Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
+ Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và sự sản sinh các hormone, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng Punsemin giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường này:
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh tiểu đường và giúp bạn trả lời câu hỏi khi nào phải uống thuốc tiểu đường. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?
Viết bình luận