Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Bệnh tiểu đường thường phải ăn kiêng nên việc tìm món ăn phù hợp với bệnh. Vậy món ăn vặt cho người tiểu đường là những món nào là câu hỏi của nhiều người. Tiểu đường là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về món ăn vặt cho người tiểu đường.
1. Món ăn vặt cho người tiểu đường
+ Quả việt quất:
Việt quất là một loại trái cây ngon, phổ biến ở châu Âu và châu Mỹ. Chúng có hàm lượng calo thấp, trong 100 gam việt quất chỉ chứa 57 calo. Việt quất có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ sức khỏe của tim và não. Việt quất là nguồn cung cấp mangan, vitamin C, K1 dồi dào. Chúng cũng cung cấp một lượng nhỏ đồng, vitamin E và B6. Hợp chất chống oxy hóa chỉnh trong quả việt quất là anthocyanins, giúp ức chế quá trình oxy hóa cholesterol LDL “xấu”, bảo vệ tim mạch, cải thiện độ nhạy insulin. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoảng ¾ cốc việt quất mỗi ngày mà không phải quá lo lắng việc đường huyết tăng cao.
+ Táo:
Táo có chứa nhiều chất xơ, vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa khác nhau. Một quả táo cho bữa ăn nhẹ của bạn sẽ giúp bạn cảm thấy no mà lượng calo đưa vào cơ thể thấp. Táo có chỉ số đường huyết thấp, dao động từ 29-44, do có chứa nhiều chất xơ và polyphenol. Bạn có thể ăn 1 quả táo bằng nắm tay trong bữa phụ. Một số chất chống oxy hóa trong táo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch. Đây còn là loại trái cây hàng đầu trong chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh của bạn.
+ Bưởi:
Bưởi chứa ít calo và cung cấp đáng kể chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa mạnh. Ăn bưởi thường xuyên có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn nhờ có chứa vitamin C, A và khoáng chất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bưởi có chứa chất xơ giúp kiểm soát cơn thèm ăn, giảm lượng thực ăn nạp vào cơ thể.
Trong một nghiên cứu, những người ăn một nửa quả bưởi trước bữa ăn đã giảm đáng kể lượng insulin và kháng insulin so với nhóm không ăn bưởi. Điều này giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
+ Mận:
Mận có chứa anthocyanins, một loại polyphenol có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các tổn thương và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư. Mặc dù hàm lượng carbs trong mận khá cao, nhưng nó không làm tăng đáng kể lượng đường huyết sau khi ăn. Điều này là nhờ khả năng làm tăng mức độ adiponectin, một loại hormone có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu.
+ Cam:
Cam là một trong những món ăn vặt cho người tiểu đường phổ biến nhất. Chúng là nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nó cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, thiamine, folate và kali. Các flavonoid, đặc biệt là hesperidin trong cam có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người tiểu đường. Trong 1 bát cam con 236 mm có chứa 21g carb, vì thế bạn chỉ nên ăn khoảng nửa quả mỗi ngày.
+ Bánh:
Bột mì chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại bánh thông thường. Bạn hoàn toàn có thể thay thế chúng bằng loại bột chứa ít carb hơn như bột dừa, bột hạnh nhân, hoặc sử dụng công thức ít bột mì hơn. Thành phần thứ 2 trong bánh là đường. Thay vì chọn đường cát, bạn có thể sử dụng trái cây xay nhuyễn tạo vị ngọt, hoặc thậm chí bạn có thể dùng chất tạo ngọt ít carb như erythritol. Điều này sẽ giúp giảm tổng lượng carb trong bánh của bạn.
Để tạo lớp kem phủ bên ngoài, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu như bơ, sữa chua Hy Lạp để cắt giảm lượng đường, carbs và chất béo không lành mạnh.
Một số loại bánh có bán trên thị trường dành cho bệnh nhân tiểu đường:
Bánh Gullon ăn kiêng không đường
Bánh lứt không đường
Bánh Medosure X
Bánh dinh dưỡng Hapiki
Bạn cần đọc kỹ nhãn sản phẩm để xác định lượng carb trong các loại bánh này. Từ đó biết lượng bạn nên ăn
+ Quả óc chó:
Quả óc chó có hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy chúng không có tác động lớn đến trọng lượng của cơ thể. Quả óc chó cũng cải thiện tỷ lệ HDL so với cholesterol LDL mà không ảnh hưởng tiêu cực đến thành phần khác.
+ Hạnh nhân:
Hạnh nhân làm giảm mức cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) xuống thấp, giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Chúng làm tăng lượng cholesterol HDL, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Hạt điều:
Theo một nghiên cứu, những người có chế độ ăn bao gồm hạt điều có huyết áp thấp hơn và mức cholesterol DHL cao hơn sau 12 tuần so với những người không ăn hạt điều. Hạt điều không ảnh hưởng đến đường huyết và cân nặng của bạn, là món ăn vặt cho người tiểu đường phổ biến.
+ Sữa chua không đường:
Sữa chua có thể là một lựa chọn cho bữa sáng giàu chất dinh dưỡng hoặc một món ăn vặt cho người tiểu đường vào buổi xế chiều. Một hũ sữa chua không đường 100mg chỉ chứa 68kcal và 5g carbohydrate và sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh Đái tháo đường.
Bên cạnh đó, sữa chua có chứa probiotics, một loại vi khuẩn tốt đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, sữa chua có thể làm giảm mức độ kháng insulin trong cơ thể.
Đây thực sự là một món ăn vặt mang lại nhiều lợi ích trên cả mong đợi đối với người bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường).
+ Đậu phộng:
Đậu phộng cung cấp protein và chất xơ dồi dào. Chúng có thể giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chất xơ trong đậu phộng giúp giảm lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm cân, ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường.
+ Bắp rang:
Bắp rang (Bỏng ngô) làm từ ngũ cốc nguyên hạt, được xem là khá tốt cho sức khỏe của người tiểu đường. Một cốc bắp rang (8 gram) chỉ chứa 31 calo. Chính vì vậy, bắp rang có thể giúp bạn cảm thấy no lâu mà không cần thêm nhiều calo (2).
Ngoài ra, bắp rang cung cấp 1 gam chất xơ trên mỗi khẩu phần (1 cốc 8g). Đồng thời nó cũng chứa một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất, như magiê, kali, vitamin A, phốt pho, kẽm, mangan, sắt và đồng. Những đặc tính bổ dưỡng này khiến bắp rang trở thành một loại thực phẩm “thân thiện” với bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, hầu hết các loại bắp rang đóng gói sẵn đều chứa nhiều muối, chất béo chuyển hóa và các thành phần không lành mạnh khác. Do vậy, tốt nhất là bạn nên tự làm bắp rang tại nhà.
+ Thịt bò khô:
Thịt bò khô là món tiếp theo trong 10 món ăn vặt cho người tiểu đường. Cũng như trứng, thịt bò khô có chứa lượng đạm cao và hàm lượng carb thấp. Ăn một ít thịt bò khô khi đói sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết cho người tiểu đường.
+ Bánh mì lúa mạch đen nướng với quả bơ:
Đây là một trong 10 món ăn vặt cho người tiểu đường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bánh mì lúa mạch đen có lượng chất xơ cao gấp nhiều lần và ít calo hơn so với bánh mì trắng. Bơ thì có hàm lượng carbohydrate thấp, chất béo lành mạnh giúp tăng độ nhạy insulin. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể nghiền nát bơ rồi phết lên bánh mì đen để ăn khi đói.
+ Thạch không đường:
Thạch là món tráng miệng mang lại vị mát, giòn, thơm cho người bệnh thỏa cơn thèm ăn vặt sau các bữa chính. Thạch là một sản phẩm giải nhiệt cho những ngày hè oi bức, là sản phẩm được rất nhiều người ưu thích.
Lựa chọn tốt nhất dành cho người tiểu đường là thạch găng tự nhiên. Có thể tự làm thạch ở nhà, hạn chế bỏ đường vào thạch để không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Trong trường hợp lựa chọn các loại thạch khác, nên sử dụng các loại không ngọt. Nếu muốn một chút ngọt, có thể cho thêm một chút đường dành cho người ăn kiêng.
2. Những điều cần lưu ý về bữa ăn phụ cho bệnh nhân tiểu đường
Những đồ ăn sẵn được bán trên thị trường có gắn mác dành cho bệnh nhân tiểu đường thường đắt tiền mà không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe đặc biệt nào. Chìa khóa nằm ở kế hoạch lên các món ăn nhẹ phù hợp với chế độ ăn tổng thể, và theo một số gợi ý chúng tôi đã đưa ra ở trên.
Bạn nên ăn vặt vào lúc nửa buổi sáng hoặc buổi chiều. Vào buổi tối, bạn không nên ăn nhẹ lúc đêm khuya vì nó có thể khiến bạn tăng cân, tăng đường huyết cao hơn bình thường.
Nếu bạn thấy đói và thỉnh thoảng cần ăn nhẹ, bạn chỉ nên ăn các món ăn vặt với kích thước vừa và nhỏ, đo lường bằng một miếng trái cây, hoặc 1 cốc, 1 bát nhỏ. Bạn không nên ăn quá nhiều như bữa chính sẽ gây mất kiểm soát lượng đường huyết nạp vào.
Một điều nữa bạn nên có một cuốn sổ tay ghi chép lại các thức ăn bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày, tính toán xem chúng chiếm bao nhiêu calo. Sau một ngày, bạn có thể nhìn lại và điều chỉnh cho các bữa ăn sau phù hợp hơn ở mức calo cho phép.
3. Cách phòng bệnh tiểu đường
+ Ăn nhiều rau xanh:
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
+ Giảm cân:
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, ngay cả đối với type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
+ Hạn chế đi xe:
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày.
Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạnh việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.
+ Làm bạn với cà phê:
Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
+ Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt:
Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thưvú.
+ Bỏ qua thức ăn nhanh:
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
+ Khám bệnh thường xuyên:
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
+ Tham khảo sử dụng sản phẩm Punsemin giúp điều trị bệnh tiểu đường an toàn hiệu quả:
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các món ăn vặt cho người tiểu đường. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?
Viết bình luận