Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà nhiều người mắc phải kể cả ở nam giới và nữ giới. Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường cũng rất quan trọng. Những loại rau người bệnh tiểu đường không nên ăn là câu hỏi của nhiều người. Rau củ thường rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp các chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, có một số loại rau củ nên tránh trong thực đơn hằng ngày để đảm bảo chỉ số đường huyết không tăng cao. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn

1. Những loại rau người tiểu đường không nên ăn?

+ Khoai tây:

Đứng đầu danh sách những loại rau người tiểu đường không nên ăn là khoai tây vì trong nó chứa nhiều carbohydrate với 170 gam sẽ chứa khoảng 30 gam carbs. Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, có vị ngọt và béo. Do khoai có chỉ số đường huyết cao, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng khoai tây trong khẩu phần ăn hằng ngày để tránh việc bị tăng đường huyết bất ngờ.

Nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân tiểu đường như:

Gây ra tăng đường huyết

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và gây ra những tác động tiêu cực đến bệnh nhân tiểu đường.

Với chỉ số GI ở mức trung bình đến cao từ 53 đến 102 tùy theo vào loại khoai tây, cách chế biến và thời gian nấu khác nhau.

+ Củ dền:

Trong củ dền chứa 6,8 gram đường/100 gram và có chỉ số đường huyết GI là 61 ở mức trung bình. Tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn để không nạp nhiều đường vào cơ thể.

+ Khoai lang:

Loại khoai này cũng rất tốt cho sức khỏe của con người, khoai lang giúp ngừa táo bón, giúp bạn nhớ lâu. Trong khoai lang có chứa hàm lượng glucose rất cao, có thể làm tăng chỉ số đường huyết. Dù khoai lang là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, một số người cũng dùng khoai lang thay cho bữa sáng. Tuy nhiên, với lượng đường cao và giàu năng lượng thì đây cũng là loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên tránh dùng

+ Bí ngô:

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn có thể kể đến bí ngô vì có chỉ số đường huyết cao ở mức 75 và tải lượng đường huyết GL thấp ở mức 3. Nếu ăn một lượng lớn bí ngô có thể làm tăng lượng đường huyết nên cần kiểm soát khẩu phần ăn.

+ Ngô (bắp):

Ngô giàu tinh bột và có vị ngọt trong đó nửa chén ngô luộc hay nấu chín sẽ cung cấp 15g carbs và có chỉ số đường huyết cao GI=69. Cho nên những người mắc bệnh tiểu đường cần nên hạn chế ăn ngô vì có thể gây ra sự biến động không kiểm soát được đối với các chỉ số đường huyết. Nếu sử dụng thì theo tiêu chuẩn là ½ cốc ngô cung cấp 72 calo và 15g carb cung cấp cho cả ngày.

+ Chuối:

Chuối có chỉ số GI trung bình nên bạn không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn loại trái cây này ra khỏi bữa ăn của người tiểu đường mà chỉ cần kiểm soát tiêu thụ ở một lượng thích hợp.

+ Cam:

Nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng cam chứa nhiều vitamin C, chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa. Tuy vậy, cam chứa nhiều đường, cụ thể 100g cam chứa khoảng 12 - 15g đường nên người bị tiểu đường cũng cần lưu ý chỉ nên ăn cam sao cho phù hợp với lượng tiêu thụ carb mỗi ngày.

+ Khoai mỡ:

Khoai mỡ cũng là một trong những loại rau giàu carbs và luôn có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Khoai mỡ cung cấp nhiều tinh bột được hấp thụ dễ dàng vào máu một cách nhanh chóng và làm dao động lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.

+ Cà chua:

Trong trái cà chua có axít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Theo các nhà chuyên môn, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn cà chua sống. Có thể thì nên ăn cà chua chín, ăn với một số lượng ít.

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Người bệnh đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại rau củ với nhiều màu sắc để vừa đảm bảo chất xơ vừa bổ dung đầy đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là gợi ý một số loại rau củ tốt cho người bệnh đái tháo đường:

+ Cải bó xôi:

Cải bó xôi (rau bina) là lựa chọn giàu dinh dưỡng, ít calo dành cho người bị đái tháo đường. Bên cạnh các vi chất vitmin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, loại rau này còn giàu sắt (thành phần quan trọng tạo ra máu). Cải bó xôi nấu canh tôm, thịt hoặc luộc, xào,… đều là các món ăn hấp dẫn cho bữa ăn hàng ngày.

+ Rau diếp cá:

Rau diếp cá cùng với: húng lủi, ngò, xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau mùi, kinh giới, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, giá đỗ, húng, tía tô, húng quế,… là các loại rau giàu chất xơ, vitamin B tốt cho người bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, nguồn vitamin B trong các loại rau này có tác dụng giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.

+ Rau bắp cải:

Rau bắp cải chứa nhiều vitamin C, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, bắp cải dồi dào chất xơ nên làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu. Thêm bắp cải vào bữa cơm hàng ngày giúp người bệnh đái tháo đường tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, bắp cải chứa nhiều iod nên không tốt cho người bệnh cường giáp, viêm giáp, bướu cổ,… Do đó, người bệnh đái tháo đường có thêm các bệnh cường giáp, viêm giáp, bướu cổ… không nên ăn nhiều bắp cải.

+ Cà rốt:

Cà rốt có vị ngọt nhẹ, chứa nhiều chất xơ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên ăn thường xuyên. Nếu đường trong các loại củ khác (như khoai lang) có thể đi vào máu nhanh chóng thì đường trong cà rốt lại di chuyển chậm hơn nên sau khi ăn, người bệnh vừa no vừa không bị tăng đường huyết đột ngột. Loại củ này cũng giàu vitamin A, tăng khả năng miễn dịch và giúp đôi mắt sáng khỏe. Hầm với thịt heo, xào, luộc,… là những gợi ý chế biến món ăn đơn giản mà ngon miệng từ cà rốt.

3. Vì sao người bệnh tiểu đường nên chọn rau?

Rau cung cấp carbohydrate an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Những thực phẩm chứa carbohydrate tốt cung cấp cả chất dinh dưỡng và năng lượng, khiến cho chúng trở thành một lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả và bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các loại rau có hàm lượng GI thấp đến trung bình, chẳng hạn như cà rốt, cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tăng cân.

Thực phẩm giàu nitrat, như củ cải đường, là một trong những loại rau tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 người mà cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với bình thường. Thực tế này vẫn đúng mặc dù của cải cung cấp hàm lượng carbohydrate cao.

Chìa khóa để kiểm soát thực phẩm hiệu quả là tăng lượng rau và giảm lượng carbohydrate ở những nguồn khác trong chế độ ăn kiêng bằng cách cắt giảm các thực phẩm như bánh mì hoặc đồ ăn nhẹ có đường.

Một người mắc bệnh tiểu đường nên ăn đủ lượng chất xơ và protein trong chế độ ăn uống. Rau xanh đậm là thực phẩm chứa rất giàu chất xơ, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Rau, trái cây, các loại hạt và đậu là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ tuyệt vời.

Rau cũng hỗ trợ cải thiện mức cholesterol lành mạnh và hạ huyết áp. Cũng như protein, chất xơ có thể khiến mọi người cảm thấy no lâu hơn.

Phòng tránh bệnh tiểu đường bằng thực phẩm chức năng:

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao?

>>> Bệnh tiểu đường nên ăn gì cho tốt với sức khỏe?

>>> Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu?

Nguồn tham khảo: vinamilk.com.vn, aia.com.vn, bachhoaxanh.com, sieuthiyte.com.vn, vinmec.com

Viết bình luận