Nhồi máu cơ tim là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng tỷ lệ ngày càng trẻ hóa. Vậy nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi như thế nào.
* Nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi
Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn động mạch vành (nitroglycerin). Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau: hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác: vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn...
Đối với người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch diễn ra nhiều năm. Còn với người dưới 40 tuổi, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện thuốc lá nhiều năm liền. Nếu như ở người cao tuổi, xơ vữa động mạch diễn ra từ từ làm cơ tim có sự thích nghi nhất định với tình trạng thiếu máu thì ở người trẻ tuổi, lòng động mạch đang rất sạch và trơn láng, đột ngột xuất hiện huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu nuôi cơ tim. Bản thân cơ tim ở người trẻ tuổi cũng chưa hề trải qua sự thiếu máu dần dần như người già nên không kịp thích nghi và bị hoại tử nhanh chóng. Người trẻ lại thường chủ quan không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này nên càng dễ nguy hiểm đến tính mạng.
* Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi
+ Thói quen ăn uống không hợp lý: Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến bệnh tim mạch gia tăng là do thói quen ăn uống không hợp lý, nhiều cholesterol.
Khi lượng cholesterol trong máu lên quá cao sẽ gây hiện tượng vữa xơ động mạch, cản trở máu lưu thông, dẫn đến thiếu máu cơ tim. Để cải thiện sức khỏe tim mạch cần đặt ra chế độ ăn chứa ít chất béo bão hòa và ít cholesterol, nhiều chất xơ, duy trì cân nặng ở mức trung bình kết hợp tập thể dục.
+ Vệ sinh răng miệng: Nghe có vẻ không liên quan, nhưng quả thực vệ sinh răng miệng có quan hệ mật thiết đến sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy giữ răng miệng luôn sạch sẽ có thể làm giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm ở miệng.
Sự viêm nhiễm này đưa một dạng mảng bám trên răng vào mạch máu và làm cứng các động mạch dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, vệ sinh răng miệng là rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
+ Ngủ sớm và ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày: Thức khuya, ngủ không đủ giấc không những làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu dần mà còn tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Khi thiếu ngủ, các mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lí tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp...
Để đảm bảo giấc ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày duy trì nhịp sinh học của cơ thể một cách cân bằng, bạn nên đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, tránh ăn no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
+ Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia: Khói thuốc có rất nhiều chất độc làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim... Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.
Ngoài ra, những người bị đột quỵ do nhồi máu não, xuất huyết não, biến chứng của tăng huyết áp, tăng đường máu, là hậu quả của việc lạm dụng rượu bia. Người thường xuyên uống nhiều rượu bia sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp 1,5 - 2 lần so với người không uống. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh về tim mạch.
+ Tập thể dục thường xuyên: Theo các chuyên gia đầu ngành về tim mạch, người trẻ cần dành thời gian hoạt động thể lực từ 30 - 60 phút/ngày, ít nhất 4 ngày/tuần đều đặn là việc tốt nhất để làm tăng lipoprotein mật độ cao (thường được gọi là cholesterol "tốt"), và giảm lipoprotein mật độ thấp (cholesterol "xấu", mang lại sức khỏe tốt cho tim mạch).
Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, mà chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga… những bài tập này giúp điều hòa hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào
>>> Bi-Cozyme - Phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành
>>> Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim là gì và cách phòng bệnh ra sao
Viết bình luận