Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành - động mạch cung cấp máu nuôi tim - một cách đột ngột. Bệnh nhồi máu cơ tim là tên gọi y khoa của cơn đau tim cấp, đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gân nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu các xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào.

Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào

* Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp

+ Đầu tiên: Điểu chỉnh tư thế bệnh nhân: Khi có những dấu hiệu bệnh như cơn đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…cần phải khẩn trương gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi nên dùng ngay Nitroglycerin đặt dưới lưỡi bệnh nhân, giữ bệnh nhân ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi. Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.

+ Thứ hai: Thực hiện phương pháp ép tim: Trong thời gian chờ đợi xe cứu thương, để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.

+ Tiếp theo: Hô hấp nhân tạo: Đây là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo ôxy cho bệnh nhân, lưu thông máu. Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Đẩy đầu bệnh nhân về phía sau, nâng hai cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau đồng thời lắng nghe hơi thở nạn nhân. Sau đó bịt mũi nạn nhân, dùng miệng ngậm kín miệng nạn nhân thở hai hơi liên tiếp vào miệng nạn nhân. Trong trường hợp này, hãy nhớ thời gian dành cho bạn không nhiều, vì vậy cần phải tiến hành ngay các phương pháp sơ cứu kịp thời. Trước tình trạng mất ý thức do tim hay bất cứ lí do nào khác, chỉ có 3 phút từ lúc tim ngừng đập đến khi xuất hiện những tổn thương não không hồi phục. Vì thế  phải ngay lập tức hồi sinh tim cho bệnh nhân.

Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào

+ Cuối cùng: Khi xe cấp cứu đến: Khi các nhân viên y tế đến sẽ tiến hành đặt nội khí quản (ống cắm vào cổ họng bệnh nhân để cung cấp ôxy), trong lúc đó chúng ta vẫn phải tiến hành ép tim cho đến khi đến bệnh viện. Nếu bệnh nhân vẫn bị ngừng tim (tim không đập), rung tim (tim bị rung nhẹ) thì không thể bơm máu đi được nữa, khi đó phải tiến hành sốc điện ngoài lồng ngực. Nguồn điện ở máy sốc điện sẽ giật mạnh các cơ tim, tạo thể hoạt động mồi, tạo một lực giúp tim đập trở lại dễ dàng hơn.

Sau khi sốc điện mà tim đập trở lại coi như bệnh nhân cấp cứu thành công. Các phương pháp sơ cứu dù có thực hiện thành công thì tính mạng của bạn cũng luôn bị rình rập bởi nhồi máu cơ tim là căn bệnh khả năng tái phát rất cao. Bệnh tái phát sẽ để lại những di chứng nguy hiểm như suy tim, loạn nhịp,… Vì vậy, hãy phòng ngừa nhồi máu cơ tim ngay từ bây giờ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ kết hợp với sử dụng các thực phẩm bổ sung là cách tốt nhất để tránh nhồi máu cơ tim.

* Cách phát hiện cơn nhồi máu cơ tim cấp

+ Buồn nôn.

+ Vã mồ hôi.

+ Chóng mặt, ngất xỉu.

+ Khó thở nhanh, nông.

+ Đột nhiên cảm giác ngực bị đè nặng, tức ngực hoặc đau thắt ở giữa ngực (sau xương ức hoặc vùng tim).

+ Người bệnh thấy khó chịu hoặc đau lan rộng lên vai, cổ, xương hàm, răng, một hoặc cả hai cánh tay, hoặc đôi khi lan xuống vùng bụng trên rốn

Cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào

* Những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim

+ Người hút thuốc lá, stress…

+ Tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

+ Người mắc các bệnh như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…

+ Người cao tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng tăng. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần phụ nữ khi ở độ tuổi 50 và con số này giảm dần về sau, đến độ tuổi 75 thì tần suất mắc bệnh của hai giới là như nhau.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách xử lý nhồi máu cơ tim cấp như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Ăn gì để tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả

>>> Cách phòng chống nhồi máu cơ tim như thế nào

>>> TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến

Viết bình luận