Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay và nó là một trong các căn bệnh nguy hiểm nhất tấn công lá gan. Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Người bệnh viêm gan b thường chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Nếu người bệnh viêm gan b không biết ăn kiêng khem sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Nếu biết kiêng khem đúng mực và bổ sung các dưỡng chất đầy đủ thì bệnh sẽ có bước tiến triển tốt hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh viêm gan b không nên ăn gì.
Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì
* Bệnh viêm gan b là gì các dạng viêm gan
Bệnh Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khi mắc bệnh viêm gan b có thể chia làm nhiều loại: cấp, mạn hay thể kéo dài. Tùy theo mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát.
+ Viêm gan cấp: Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.
+ Viêm gan mạn tính: Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.
Vì tổn thương gan nên người bệnh chán ăn, ăn khó tiêu vì vậy làm sao để số lượng ăn ít, nhưng chất lượng của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp nhu cầu cho người bệnh.
* Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì
+ Các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín cũng có thể gây ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng đối với những người mắc bệnh viêm gan B.
+ Không được ăn các loại độ ngọt để giảm sự thèm ăn và giảm hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao và có nguy cơ tiểu đường.
+ Chú ý, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, khi bạn phát hiện bụng trở nên trướng nên ngừng uống sữa bò và ăn đường cũng như ăn muối ăn.
+ Các loại thức ăn nhiều đạm, tính nóng như thịt dê, ba ba, lòng đỏ trứng gà, thịt chó,… cũng chống chỉ định đối với những người đang mắc viêm gan nói chung và bị bệnh viêm gan B nói riêng.
+ Các món chế biến từ đậu như đậu phộng, hạt điều, hướng dương,…. và các món chiên xào nhiều dầu mỡ cũng không nên xuất hiện trong thực đơn của những người bị viêm gan B.
+ Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, bạn cũng cần hạn chế ăn muối, mỗi ngày dùng không quá 4g muối ăn và uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi.
+ Những thực phẩm mốc từ đậu phộng, đậu nành, gạo mốc,… chứa nhiều độc tố aflatoxin là mối nguy hại cho gan, ăn nhiều sẽ gia tăng quá trình ung thư gan của người bệnh.
+ Khi xuất hiện các hiện tượng phù thũng, trướng bụng, bạn nên giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn cũng như cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến món ăn hạn chế đường.
+ Nếu bệnh tình của bạn trở nặng, bác sĩ sẽ căn cứ tình hình để có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối nói không với thuốc lá, rượu bia và các loại thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm sinh đàm, gây lạnh.
+ Không ăn đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc tố như măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm,… cũng là chế độ ăn uống tốt cho người bị gan vì những loại thực phẩm này dễ gây tổn hại cho gan.
+ Người bị viêm gan B cũng cần lưu ý với những chất phụ gia như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, làm trắng có trong bánh tráng, bánh phở, miến, bún, hủ tiếu, bún tàu,… vì có thể gây hại cho gan, thận và dẫn đến ung thư.
+ Những loại cá biển có chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ,… cũng cần tránh cho những người bị viêm gan B vì nó có thể làm người bệnh viêm gan bị xuất huyết. Nếu theo dõi thấy huyết áp tăng quá mức cho phép, bạn cần được khống chế lượng chất đạm nạp vào cơ thể.
* Bệnh viêm gan b nên ăn gì?
+ Cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau - quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo...
+ Khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế các thực phẩm quá bổ dưỡng, nên ăn ít thịt.
+ Người bị viêm gan B, cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau - quả giàu vitamin trong các bữa ăn. Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán
+ Các thực phẩm chính thích hợp với bệnh nhân viêm gan virut là bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhằm duy trì năng lượng cần thiết (cách chế biến có thể làm nấu nhừ, hoặc xay nhuyễn…).
+ Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh viêm gan b không nên ăn gì và nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nhiễm virus viêm gan b có chữa khỏi được không - BNC medipharm
>>> Chế độ ăn cho người viêm gan b mạn như thế nào
>>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ
Viết bình luận