Lá vọng cách là loại lá được dùng nhiều trong y học cổ truyền hiện nay. Lá vọng cách chữa bệnh gì là câu hỏi của nhiều người. Lá vọng cách vị đắng, tính mát, thường dùng để chữa lỵ, tiểu tiện khó, tiêu hoá kém, phạm phòng, sốt, viêm gan, co thắt sau khi giao hợp. Nghiên cứu dược lý cho thấy, trong lá vọng cách có chứa isoxazol alcaloid, premnazol có tác dụng chống viêm và làm hạ men gan. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Tổng quan về lá vọng cách
+ Lá cách là lá gì?
Lá cách còn được gọi với nhiều tên khác như Vọng cách, Cách biển, Lộc cách, thuộc họ Premna integrifolia. Cây Vọng cách thường tự mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam và các nước khác như Lào, Campuchia, Mangat, Ấn Độ, Indonexia, Philippines và cả Châu Úc.
Về đặc điểm mô tả, Vọng cách là một loài cây nhỏ thường phân thành nhiều cành, cây có thể cao tới 7m, mọc thẳng và thân cây có thể có gai. Lá cách có thể có nhiều hình dáng khác nhau, có thể là hình trái xoan hoặc trái xoan bầu dục, phần trên lá tù hoặc nhọn hình tim còn phía dưới hơi tròn. Phía mặt dưới của lá sẽ có lông, nhất là trên các gân lá. Lá cách có chiều dài từ 10- 16cm, rộng 5-6 cm hoặc có thể bự hơn, có màu xanh nhạt khi còn non và sẽ chuyển qua màu xanh đậm khi già hơn.
Quả của lá cách có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 3-4mm, hình trứng màu đen nhạt khi quả chín, bên ngoài hơi xù xì, đầu hơi lõm vào và có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt.
Cây Vọng cách tỏa ra mùi thơm rất dễ chịu, phần lá sẽ có mùi hắc hơn, rễ có phần vỏ cũng có mùi thơm nhưng hơi hăng đắng.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến cây lá cách:
Bộ phận dùng: Bộ phận sử dụng được của Vọng cách là lá, rễ và cành.
Thu hái: Lá cách thường được thu hoạch quanh năm.
Chế biến: Có nhiều nơi còn lấy cả vỏ thân và rễ về rửa sạch, sau đó phơi, sấy khô hoặc sao vàng để dùng.
+ Thành phần hóa học của lá cách:
Hiện loại cây này vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi nên chưa có nhiều thông tin về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của Lá cách. Basu N.K và Dandiya P.C (1947) làm thí nghiệm chiết xuất vỏ thân Vọng cách và thu được hai alkaloid gọi là premnin và ganiarin. Premnin là chất có tác dụng giống thần kinh giao cảm, làm giảm sức co của tim và làm giãn nở đồng tử.
Rễ Vọng cách có chứa tinh dầu thơm và một chất màu vàng.
2. Tác dụng của lá vọng cách với sức khỏe con người
Lá vọng cách mọc phổ biến, được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Trên thực tế chưa có tài liệu khoa học nào nghiên cứu cụ thể về loại lá vọng cách dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, trong dân gian cũng truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay chữa bệnh từ lá vọng cách.
+ Lá vọng cách chữa bệnh gan:
Một số tài liệu cũng chỉ ra trong lá vọng cách có chứa: Premnin; Ganiarin; Tinh dầu thơm; Chất màu vàng.
Cao lỏng từ lá vọng cách có khả năng làm giảm men gan. Trong mô hình gây viêm, cao lỏng từ lá vọng có công dụng: Giảm phù; Giảm dịch rỉ ra do viêm; Giảm hàm lượng protein.
Các kết quả này có hiệu quả đồng nhất với công dụng bảo vệ gan mà lá vọng cách đang được dùng trong dân gian, chính vì thế, lá vọng cách có thể dùng để chữa các bệnh gan, điển hình là gan nhiễm mỡ.
Chuẩn bị các thảo dược như: Lá vọng cách; Lá dành dành; Đậu đen; Cỏ mần trầu; Râu ngô; Nhân trần.
Các dược liệu đem sao vàng, hạ thổ sau đó sắc lấy nước uống. Chú ý, uống khi thuốc còn ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả cao
Với tình trạng gan nhiễm mỡ cấp thì uống bài thuốc từ lá vọng cách trong vòng 1 tháng. Nếu bệnh mạn tính cần dùng trong 1 - 3 tháng mới có hiệu quả. Bệnh cấp tính uống trong vòng 30 ngày, bệnh mãn tính cần uống kiên trì trong 1-3 tháng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc từ lá vọng cách và cà gai leo để tăng cường chức năng gan.
+ Lá vọng cách chữa bệnh kiết lỵ:
Trong dân gian, lá vọng cách còn được dùng trong việc điều trị kiết lỵ.
Chuẩn bị: Lá vọng cách rửa sạch; Đường kính; Cối giã;
Cách làm: Lá vọng cách đem giã nát; Thêm vào 1 chút nước; Đun sôi; Chắt lấy nước; Thêm chút đường.
Uống trực tiếp nước lá vọng cách này ngày 1 lần khoảng 1 chén 30 - 40ml. Với trẻ em thì giảm nửa liều so với người lớn.
Nếu không có lá vọng cách tươi thì có thể dùng lá khô và sao vàng rồi đun sôi lấy nước uống. Cho khoảng 600ml nước đun cô đặc lá vọng cách còn 200ml rồi chia 2 lần và uống.
+ Lá vọng cách chữa bệnh vàng da:
Chuẩn bị: Nhân trần; Chi tử; Vỏ đại sao vàng; Thẩn khúc; Ý dĩ; Atiso; Cuống thơm nếp; Mã đề; Nghệ vàng; Mạch nha; Cam thảo nam;
Đem rửa sạch và đun với 500ml nước trong siêu đất. Đun cho đến khi cô lại còn 150ml thì chắt lấy nước. Cho thêm nước và đun cho đến khi trong nồi còn 100ml thì chắt tiếp ra.
Lấy nước của cả 2 lần đun trộn lẫn và chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 7 - 10 ngày.
+ Lá vọng cách chữa tiêu chảy:
Lá vọng cách chữa bệnh gì? Bạn có thể lấy khoảng 5 lá vọng cách tươi, rửa sạch và nhai ăn trực tiếp. Dùng khoảng 2 -3 lần/ ngày để chữa tiêu chảy.
+ Lá vọng cách chữa bệnh đại tràng:
Chuẩn bị các dược liệu gồm: Bạch truật; Khổ sâm; Lá vọng cách;
Đem dược liệu vào nồi đun với 500ml nước khi cô lại còn 150ml thì chắt lấy uống trong 7 -10 ngày.
+ Lá vọng cách chữa bệnh bướu giáp Basedow:
Chuẩn bị dược liệu gồm: Bạch truật; Bạch hoa xà thiên thảo; Ké đầu ngựa; Xạ đen; Lá vọng cách khô;
Đem đun sôi với 1.5 lít nước trong vòng nửa tiếng khi còn khoảng 500ml thì chắt lấy nước uống để chữa bệnh bướu giáp Basedow. Chia thuốc sắc từ lá vọng cách và dược liệu thành 2 - 3 lần/ ngày trong khoảng 1 tháng.
+ Lá vọng cách có tác dụng lợi sữa:
Loại dược liệu này còn giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Bạn có thể lấy lá vọng cách đun với nước cùng lá chè vằng để uống giúp sữa về nhiều.
Lá vọng cách chữa bệnh gì? Lá vọng cách chữa bệnh gan, kết lỵ, vàng da, tiêu chảy, đại tràng, biếu giáp,…
3. Một số vị thuốc chữa bệnh từ Lá cách
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hữu hiệu từ Vọng cách:
+ Chữa tả lỵ: Dùng lá cách tươi giã lấy nước hoặc lá khô sắc lấy nước uống. Nếu khó uống, có thể để nguội và thêm chút đường, khuấy đều rồi uống. Đối với người lớn chỉ dùng 30-40ml/ngày, trẻ em dùng nửa liều của người lớn.
+ Điều trị rối loạn kinh nguyệt: Đối với tình trạng tắc kinh, kinh ra chậm hoặc khí huyết ứ trệ có thể dùng lá cách để khắc phục bằng cách dùng lá sắc uống vào trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt
+ Giải độc bia rượu: Theo dân gian Nam Bộ, dùng nhiều lá cách non luộc hoặc xào có thể giải độc bia rượu.
+ Điều trị gan nhiễm mỡ, đầy bụng, ăn uống kém: Lá cách 30g, lá dành dành hoặc chi tử 20g, nếu đầy bụng thêm 15g gia trần bì, đậu đen 5g, cỏ mần trầu 10g, nhân trần 20g, râu ngô 10g. Đem dược liệu sao vàng hạ thổ, cho nước vừa phải. Sắc uống lúc ấm, dùng trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Đối với bệnh cấp tính dùng trong 20 ngày, bệnh mạn tính nên dùng 1-3 tháng, hạn chế tái phát.
Lưu ý, trong quá trình sử dụng bài thuốc này cần kiêng thịt chó, chuối tiêu, trứng, mỡ và đường trắng.
+ Bướu giáp ác tính Basedow: Theo tạp chí Cây thuốc quý số 245 (3/2014) về bài thuốc Nam kì diệu. TS Võ Văn Chi đã viết tổ hợp các cây giúp giảm bướu gồm: cây lưỡi rắn, ô rô nước, dừa cạn, đu đủ, cây cối xay, cây ngũ gia bì chân chim, ké hoa đào, cúc áo hoa vàng, cây bòng bong, cây vọng cách.
+ Trị sỏi thận, thông tiểu: Lá cách nấu nước uống đều đặn có thể tống sỏi ra ngoài, tuy nhiên tác dụng thực sự còn phụ thuộc vào loại sỏi và vị trí của nó
+ Tắc ti sữa: Lá cách + bồ công anh mỗi thứ 30-40g, đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, bã có thể đắp bên ngoài. Dùng 1 lần/ngày.
+ Nếu ít sữa và tiểu khó: 30g lá cách, 12g thông thảo, sắc uống ngày 1 thang.
+ Trị nhức mỏi người: Lá cách có tính hành khí hoạt huyết giúp tăng lưu thông trong cơ thể. Những người thường bị nhức mỏi có thể kết hợp vận động và uống nước Lá cách sắc. Có thể kết hợp lá cách làm rau ăn hoặc nấu với thịt heo + lá cách + hoàng kỳ.
4. Lưu ý khi dùng lá vọng cách
Lá vọng cách có tác dụng đa dạng, chữa được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên để đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng các bài thuốc từ lá vọng cách bạn cần chú ý:
Người bị cao huyết áp dùng lá vọng cách phải thận trọng;
Không dùng lá vọng cách trong thời gian dài;
Không dùng lá vọng cách với liều cao.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về lá vọng cách và giúp bạn trả lời câu hỏi lá vọng cách chữa bệnh gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của thuốc lào như thế nào?
Viết bình luận