Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào

Bạn bị viêm đường tiết niệu, bạn được mách dùng lá trầu không, bạn chưa biết làm cách nào. Vậy lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và thận. Lá trầu không trong dân gian thường sử dụng điều trị trong các bệnh viêm nhiễm vì lá trầu không chứa chavicol, là một hoạt chất phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào.

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào

* Công dụng của lá trầu không

+ Đau khớp: Chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là chavicol, lá trầu không có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Bôi tại chỗ nước lá trầu không giúp giảm đau do viêm khớp và các vấn đề khác có liên quan.

+ Hơi thở hôi: Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhai lá trầu không làm tăng tiết nước bọt, nước bọt có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng cách khôi phục lại độ pH.

+ Chứng rối loạn cương dương ở nam giới: Lá trầu không được coi là bài thuốc hiệu quả trị rối loạn cương dương ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Bạn có thể nhai một hoặc hai lá trầu không sau bữa ăn để điều trị chứng này.

+ Đau họng: Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không khiến nó có tác dụng điều trị cảm lạnh và những rối loạn có liên quan. Theo y học cổ tuyền Ấn Độ, việc sử dụng thường xuyên lá trầu không nghiền lẫn với mật ong giúp bảo vệ họng khỏi bị nhiễm trùng.

+ Trị vết thương: Lá trầu không chứa nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó làm giảm stress oxy hóa và do vậy làm liền viết thương nhanh hơn. Bôi nước lá trầu không lên vết thương sau đó phủ lên bằng nhiều lá trầu và quấn lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại trong vài ngày.

+ Giảm cân: Lá trầu không giúp tăng cường trao đổi chất, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa và loại bỏ nước và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Lượng chất xơ phong phú cũng giúp giảm táo bón. Lá trầu không được tin là giúp giảm mỡ cơ thể. Tất cả những tác dụng này giúp bạn giảm cân lành mạnh.

+ Khó tiêu: Lá trầu không có tác dụng bảo vệ dạ dày, chống đầy hơi, chống xì hơi vv… Nhai lá trầu không cũng giúp sản xuất nhiều nước bọt hơn. Nó cũng giúp hấp thu tốt hơn khoáng chất và dưỡng chất. Loại nước này có thể dùng với nước lọc để trị chứng khó tiêu thường xuyên. Có thể thoa nước lá trầu không lên bụng để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào

* Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất như: chavicol, allylcatechol,  methyl eugenol, caryophyllene… và các axit amin có tính kháng khuẩn và diệt vi rút cực cao. Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn vò vài lá trầu không rồi chắt lấy nước dùng để rửa niệu đạo. Thực hiện hàng ngày cách làm này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lá trầu không được xem là cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hết sức đơn giản nhưng hiệu quả cao vô cùng. Bạn vò lá trầu không rồi chắt lấy nước rửa niệu đạo. Tuy nhiên lá trầu có thể gây bỏng rát nên khi dùng không nên chà xát mạnh sẽ gây tổn thương đến vùng kín.

* Ngoài việc dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu. Những người viêm đường tiết niệu cũng cần lưu ý:

+ Chú ý trong cách chọn đồ lót: Nên chọn đồ lót bằng chất vải cotton thoáng mát, tránh sử dụng đồ lót tổng hợp.

+ Không nhịn tiểu: Nước tiểu trong bàng quang không được thoát ra ngoài sẽ khiến các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Cần giữ thói quen đi tiểu khi có nhu cầu để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Để phòng viêm đường tiết niệu, nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và đúng cách. Rửa từ trước ra sau và lau khô trước khi mặc quần để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu. Không dùng chất tẩy rửa mạnh để tránh kích thích vùng sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

+ Uống đủ nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là rất cần thiết để rửa bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Người bệnh cần uống nhiều nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Cũng có thể uống nước sắc râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, tua rễ đa, nước rau cải... là các chất gây lợi tiểu nhẹ. Nếu viêm đường tiết niệu chỉ ở mức độ nhẹ (đi tiểu dưới 5 lần một ngày, ít buốt, mới bị 1 - 2 ngày) có thể chỉ bằng uống nhiều nước cũng khỏi được.

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào

>>> Cách điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào - BNC medipharm

>>> Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược an toàn hiệu quả

Viết bình luận