Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến hiện nay và thường gặp hơn ở nữ giới. Vậy cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào là câu hỏi của nhiều chị em. Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp và kéo theo những biểu hiện ngứa rát, khó chịu khi đi tiểu, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân. Viêm đường tiết niệu nữ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cách chữa viêm đường tiết niêụ ở nữ.
* Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.
Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy:
Phụ nữ trưởng thành có tới trên 50% quãng đời của họ phải đi khám và điều trị căn bệnh viêm đường tiết niệu. Trong số các bệnh tiết niệu thì bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng hay gặp đứng hàng thứ hai ở người trưởng thành, chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp. Có khoảng gần 11% con gái dưới 18 tuổi bị viêm đường tiết niệu tính chỉ trong 1 năm và gần 20% với độ tuổi từ 18 đến 24.
Ở trẻ em, tỷ lệ bệnh cũng không nhỏ. Tuỳ thuộc vào giới tính và độ tuổi mà từng đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung viêm đường tiết niệu trẻ em có tỷ lệ mắc dao động từ 2,4 đến 2,8%. Hay gặp nhất là ở độ tuổi dưới 1 tuổi (do vệ sinh kém). Tỷ lệ này giảm dần ở những lứa tuổi lớn hơn và chỉ khoảng gần 2% ở những trẻ em lớn hơn 2 tuổi.
Bệnh viêm đường tiết niệu còn là một bệnh đáng ngại nhất ở người cao tuổi bị liệt hoặc tai biến mạch máu não do tốc độ bài xuất nước tiểu giảm, độ pH giảm axit lại do giảm vận động nên nó gần như là biến chứng song hành.
* Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Chị em phụ nữ có thể nhận biết mình có bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không dựa trên các triệu chứng sau:
- Tiểu đêm, tiểu dầm
- Đau ngay cả khi không đi tiểu.
- Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.
- Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.
- Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).
- Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...
- Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu.
- Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)
- Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.
Trong trường hợp có sốt kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, buồn nôn và nôn thường thì có thể vi trùng đã vào đến thận. Khi có triệu chứng trên, bệnh nhân nên khám sớm để được làm các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu và điều trị kịp thời.
* Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới
+ Cách 1: Uống nước mát giúp thanh nhiệt lợi tiểu đào thải vi khuẩn:
Trường hợp viêm nhiễm nhẹ, khi vừa có biểu hiện tiểu buốt tiểu giắt, có thể trị khỏi bằng cách uống nhiều nước mát. Với các loại nước râu ngô, mã đề, cỏ tranh, rau má, có tính thanh nhiệt lợi tiểu, uống khoảng 2 lít nước mát mỗi ngày, liên tục 3 - 5 ngày, để giúp gia tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra trong quá trình đi tiểu mà không cần dùng thuốc.
Trường hợp viêm nặng hơn, sau khi đã uống nước mát 1 - 2 ngày nhưng không thấy cải thiện tình trạng đi tiểu buốt tiểu giắt, cần uống kết hợp thuốc tân dược để trị viêm nhiễm, nhất là khi tình trạng viêm có kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh.
+ Cách 2: Uống thuốc tân dược khi viêm đường tiết niệu nặng
Những người: Đi tiểu rất buốt, rất thốn và đau quặn bụng, đau tăng lên khi ấn vào bàng quan. Nước tiểu có mủ và máu: do đường tiết niệu bị viêm nhiễm nặng dẫn đến có mủ trắng, và các mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến tiểu ra máu. Xảy ra sốt nhiều lần trong ngày, đau mỏi toàn thân. Là những trường hợp bệnh đã nặng cần phải dùng thuốc, thực phẩm chức năng giúp điều trị viêm đường tiết niệu. Thường thì dùng thực phẩm chức năng sẽ an toàn hơn nhiều. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Super Power Uriclean của BNC medipharm.
Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật. Các loại thảo dược có trong Super Power Uriclean đã được sử dụng hàng trăm năm trong lịch sử ở dạng các bài thuốc cổ truyền để phòng và chữa sỏi thận và sỏi đường mật cải thiện chức năng thận, gan và túi mật và bồi bổ sức khỏe tổng thể.
Lưu ý: Cách trị viêm đường tiết niệu nặng không áp dụng với phụ nữ có thai và cho con bú
+ Cách 3: trị viêm đường tiết niệu với phụ nữ đang cho con bú
Với phụ nữ đang cho con bú thì cần phải đến các cơ sở y khoa được bác sĩ tư vấn và dùng thuốc môt cách hợp lý nhất. Chị em đang cho con bú không nên tự tiện mua bất kỳ sản phẩm nào.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược an toàn hiệu quả
>>> Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì an toàn hiệu quả
>>> TPCN: Super Power UriClean - Giúp Duy Trì Sức Khỏe Cho Đường Tiết Niệu
Viết bình luận