Lá nhãn có tác dụng gì với sức khỏe? - BNC medipharm

Nhãn là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Chúng ta thường biết về quả nhãn nhiều hơn một loại quả ngon ngọt và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tất cả các bộ phận của cây nhãn đều có thể sử dụng làm thuốc hoặc tăng cường sức khỏe. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem lá nhãn có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Lá nhãn có tác dụng gì với sức khỏe

1. Tìm hiểu thêm về lá nhãn

Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai, thận.

Tuy chưa có sách vở nào nghiên cứu về vấn đề này, nhưng qua kinh nghiệm dân gian cho thấy lá nhãn có tác dụng chữa một số căn bệnh về thận.

Ví dụ như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn và đặc biệt là đối với người bị suy thận mạn. Viêm cầu thận mạn và nhất là suy thận là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị cuối cùng sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Tuy không chữa khỏi được suy thận nhưng lá nhãn có tác dụng làm chậm tiến trình suy thận và cải thiện chức năng thận cho bệnh nhân suy thận mạn, nhất là bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn sớm và giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III tránh phải chạy thận thường xuyên.

2. Tác dụng của lá nhãn đối với sức khỏe

+ Lá nhãn chữa bệnh thận:

Theo dân gian, lá nhãn có khả năng làm chậm quá tình phát triển của bệnh suy thận và cải thiện tốt các chức năng thận. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp và mạn tính hay những người bị suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Do đó, việc dùng lá nhãn có thể giúp người bệnh giảm việc điều trị chạy thận thường xuyên.

Đông y đã ghi nhận công dụng của lá nhãn có thể chữa những chứng bệnh liên quan về thận như: Chữa viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy thận mạn.

=> Cách sử dụng lá nhãn để chữa bệnh thận:

Để chữa bệnh thận, dân gian sử dụng lá nhãn tự rụng, chứ không hái trực tiếp từ trên cây xuống, sau đó đem lá nhãn rửa sạch rồi phơi khô. Nếu lá to thì đem cắt nhỏ, lá nhỏ khỏi cần, tất cả sao vàng, hạ thổ rồi bảo quản trong lọ phòng khi cần dùng.

Nếu muốn chữa bệnh viêm cầu thận cấp tính:

Dùng 40g lá nhãn này sắc với nước uống mỗi ngày. Uống khoảng 2 tuần thì đi xem nghiệm nước tiểu để thấy bệnh tiến triển ra sao.

Sắc 40g lá nhãn uống như cách trên nhưng thời gian uống phải kéo dài đến 4 tuần. Sau đó, đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ rồi điều trị thêm các đợt kế tiếp (mỗi đợt 4 tuần) cho đến khi khỏi bệnh.

Dùng 40g lá nhãn sắc uống mỗi ngày. Uống 1 đơt khoảng 1 tháng thì nghỉ 5-10 ngày rồi lại tiếp uống đợt tiếp theo. Dùng nhiều đợt liên tục như vậy đồng thời xét nghiệm nước tiểu định kỳ để theo dõi hiệu quả của bài thuốc này.

3.Tìm hiểu thêm về công dụng của quả nhãn

Quả nhãn rất thơm, ngon. Ngoài dùng làm thực phẩm, cùi nhãn còn có thể sử dụng làm thuốc, với tên gọi “long nhãn nhục”. Tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, như hạt nhãn, vỏ quả, rễ, cho tới hoa và lá, đều có thể sử dụng làm thuốc.

+ Giảm căng thẳng, mệt mỏi:

Theo thuyết y học cổ truyền Trung Hoa thì long nhãn phơi khô hoặc sấy có tác dụng chống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, và ngăn cản sự mất trí nhớ.

+ Giảm mất ngủ:

Đối với những người hay gặp tình trạng khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, khi sử dụng long nhãn sấy một cách đều đặn thì sẽ cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.

+ Trị suy nhược thần kinh:

Cho long nhãn sấy vào xoong, cho thêm nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).

+ Khử mùi hôi chân - hôi nách:

a. Hôi chân:

- Hạt nhãn : 50 hạt.

- Cách làm: Đập giập hạt ( tươi hoặc khô đều được ) cho vào 1,5 lít nước đun sôi 20 phút, để vừa ấm thì ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Làm như vậy 5 -7 ngày liên tục.

b. Hôi nách

- Lấy 20 hạt nhãn, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài , giã nhuyễn, trộn thêm ít nước muối sinh lý cho vừa ướt. sát vào nách hàng ngày, làm như vậy 7-10 ngày.

+ Tốt cho lá lách:

Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và tim khỏe mạnh hơn. Do quả nhãn giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt và tạo cảm giác êm dịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

Lá nhãn có tác dụng gì với sức khỏe

+ Trị rắn cắn:

Hạt quả long nhãn có tác dụng chữa trị rắn cắn. Một số người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, một số chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc của rắn, do đó mà vết cắn được chữa trị.

+ Tăng tuổi thọ:

Nhãn cũng được biết đến là loại quả có tác dụng làm vết thương nhanh lành và tăng cường tuổi thọ. Long nhãn có khả năng chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Mặt khác, chúng cũng giúp giảm bớt nguy cơ một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.

+ Chống đau dạ dày:

Nước ép từ quả nhãn có tác dụng trong điều trị đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với một ít đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.

+ Giúp cầm máu:

Nếu bạn bị chảy máu, bạn lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng liền sẹo.

+ Tốt cho tuyến tụy:

Ăn nhãn thường xuyên cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.

+ Làm đẹp tóc:

Hạt của nhãn có chứa hợp chất saponin rất tốt cho tóc. Vì vậy, ta có thể sử dụng hạt nhãn thay nước gội đầu.

+ Làm đẹp da:

Với khả năng chống lão hóa nên long nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm

+ Trị thận hư:

Lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu, ngâm trong nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày nên uống khoảng 1 chén nhỏ vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.

+ Các bộ phận khác của cây nhãn cũng là thuốc:

Ngoài long nhãn nhục, tất cả các bộ phận khác của cây nhãn đều có thể sử dụng làm thuốc.

- Hạt nhãn (Long nhãn hạch) có vị chát; có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay …

- Vỏ quả nhãn (Long nhãn xác) có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong, chữa chóng mặt, dùng ngoài chữa bỏng và vết thương ngoài da.

- Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.

- Hoa nhãn (Long nhãn hoa) sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.

- Vỏ thân cây nhãn (Long nhãn thụ bì) có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).

- Rễ cây nhãn (Long nhãn căn) vị đắng, chát; có tác dụng chữa khí hư bạch đới, trị giun chỉ (lariasis)

Lá nhãn có tác dụng gì với sức khỏe

4. Những đối tượng tuyệt đối không nên ăn nhãn:

- Phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7-8 tháng tuyệt đối nên kiêng nhãn. (Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.)

- Người bị mụn

- Người béo phì, người đang trong chế độ kiêng chống béo.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về xem lá nhãn có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của rau sam như thế nào?

>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận