Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? - BNC medipharm

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay do tình trạng ăn uống. Vậy gan nhiễm mỡ ăn chuối được không là câu hỏi của nhiều người. Chuối tiêu là một thức ăn rất thích hợp vì bệnh nhân rất cần chất glucid, đặc biệt là loại glucid dễ hấp thu để tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các yếu tố gây nhiễm độc gan và ngăn cản sự thâm nhiễm mỡ ở gan. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem gan nhiễm mỡ có nên ăn chuối không?

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không?

1. Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g chuối tiêu chín có: 74g nước, 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng. Ngoài ra, chuối chín còn có nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin (0,12mg caroten, 0,04mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin P6, 6mg vitamin C,…) là những chất cần thiết cho cơ thể.

Lượng chất glucid có trong chuối chín như vậy là rất cao, ở dạng glucoza (20%), fructoza (1,5%) và saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả chín, dễ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng.

Đối với người mắc bệnh gan, chuối tiêu là một thức ăn rất thích hợp vì bệnh nhân rất cần chất glucid, đặc biệt là loại glucid dễ hấp thu để tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các yếu tố gây nhiễm độc gan và ngăn cản sự thâm nhiễm mỡ ở gan.

Những nghiên cứu gần đây còn cho biết, chuối chín có vị trí quan trọng trong các chế độ ăn ít lipid, ăn kiêng muối và cho những người mắc gan nhiễm mỡ, có cholesterol cao trong máu, những người bị táo bón, tiêu hóa kém…

Tuy nhiên khi ăn chuối cũng cần chú ý rằng, calo bạn ăn từ chuối chín có nguồn gốc từ đường. Tiêu thụ quá mức khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.

Những người mắc các bệnh như tiền tiểu đường và tiểu đường không nên ăn chuối chín quá mức. Những tình trạng này đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh lượng đường trong máu để tránh bệnh phát triển thành các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, bệnh tim và thậm chí tử vong.

Lượng chuối được khuyến nghị hàng ngày là 1-3 quả chuối cỡ vừa. Đây được coi là một lượng vừa phải đối với hầu hết những người khỏe mạnh.

Vì vậy chúng tôi xin trả lời câu hỏi gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Là gan nhiễm mỡ ăn chuối được các bạn nhé ! Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều. Vì cái gì nhiều cũng không tốt bạn nhé !

2. Cùng tìm hiểu thêm về công dụng của quả chuối với sức khỏe

+ Tốt đối với tiêu hóa:

Chất xơ là chất rất cần thiết đối với sức khỏe, đặc biệt để cải thiện hệ tiêu hóa. Thông thường, một quả chuối cỡ trung bình có lượng chất xơ là khoảng 3gram. Như vậy, ích lợi của việc ăn nhiều chuối là giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Chuối chứa hai loại chất xơ chính:

Pectin: loại chất xơ này sẽ giảm khi chuối chín.

Chất kháng tinh bột: Được tìm thấy trong chuối chưa chín

Chất kháng tinh bột thoát khỏi quá trình tiêu hóa và đi đến ruột già. Tại đây, nó trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng pectin có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.

+ Ức chế lượng đường trong máu ở mức vừa phải:

Chuối chứa nhiều pectin. Đây là một loại chất xơ làm cho chuối có cấu trúc xốp. Chuối chưa chín chứa chất kháng tinh bột. Đây là chất hoạt động như chất xơ hòa tan và được thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Cả pectin và chất kháng tinh bột đều có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày của bạn. Hơn nữa, chỉ số đường huyết (GI) trong chuối cũng được xếp hạng từ thấp đến trung bình. Đây là chỉ số về tốc độ thức ăn làm tăng lượng đường trong máu. Thước đo của chỉ số này là từ 0 - 100.

Giá trị GI của chuối xanh là khoảng 30, trong khi chuối chín là khoảng 60. Giá trị GI trung bình của tất cả các loại chuối là 51. Điều này chỉ ra rằng việc ăn chuối nhiều không gây ra sự thay đổi lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, điều này có thể không chính xác cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2, những người nên tránh ăn nhiều chuối chín - và sẽ phải theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu nếu ăn.

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không

+ Giảm cân:

Không có nghiên cứu trực tiếp nào xác nhận việc ăn chuối nhiều có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, chuối có một số thuộc tính làm cho chúng trở thành thực phẩm tốt cho việc giảm cân. Chuối có tương đối ít calo. Một quả chuối trung bình chỉ có hơn 100 calo - tuy nhiên nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khiến bạn thấy no nhanh.

Ăn nhiều chuối đồng nghĩa với việc ăn nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Thêm vào đó, chuối xanh chứa nhiều chất kháng tinh bột. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều chuối, bạn sẽ cảm thấy no hơn và giảm sự thèm ăn.

Ngoài ra, một chế độ ăn giảm carbs cũng đang là một xu hướng giảm cân, để có được vóc dáng đẹp mà vẫn khỏe mạnh, người có kế hoạch giảm cân nên tìm hiểu rõ về mức độ ăn bao nhiêu carbs là phù hợp với bản thân:

+ Chống oxy hóa mạnh mẽ:

Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời thông qua chế độ ăn uống, và chuối cũng không ngoại lệ. Chuối chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm dopamine và catechin. Các chất chống oxy hóa này có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh thoái hóa. Tuy nhiên, có một hiểu lầm phổ biến rằng dopamine có trong chuối tốt cho não. Trên thực tế, dopamine có trong chuối không thể vượt qua hàng rào máu não. Nó chỉ đơn giản là hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh thay vì thay đổi hormone hoặc tâm trạng.

+ Hỗ trợ sức khỏe tim mạch:

Kali là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tim mạch - đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Mặc dù rất quan trọng nhưng rất ít người được cung cấp đủ lượng kali trong khẩu phần ăn uống của họ.

Lợi ích của việc ăn chuối là cung cấp một nguồn kali tuyệt vời cho cơ thể. Một quả chuối cỡ trung bình (118 gram) chứa 9% RDI. Ăn chuối nhiều nghĩa là chế độ ăn giàu kali - có thể giúp giảm huyết áp. Nguy cơ mắc bệnh tim đối với những người bổ sung nhiều kali cho cơ thể thấp hơn tới 27%. Hơn nữa, chuối còn chứa một lượng magiê nhất định, cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

+ Chuối xanh là có thể cải thiện độ nhạy insulin:

Kháng insulin là một yếu tố dẫn đến nguy cơ cao có thể bị các bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 15 - 30 gram chất kháng tinh bột mỗi ngày có thể làm tăng nhạy insulin từ 33% - 50% trong vòng bốn tuần. Chuối xanh là một nguồn kháng tinh bột tuyệt vời. Do đó, chúng có thể giúp tăng độ nhạy insulin.

Tuy nhiên, lý do giải thích cho những tác dụng này chưa được tìm hiểu kỹ và không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm trên.

+ Tốt cho người tập luyện thể thao:

Chuối thường được gọi là thực phẩm hoàn hảo cho các vận động viên, phần lớn là do hàm lượng khoáng chất và carbs dễ tiêu hóa có trong chuối. Ăn chuối nhiều có thể giúp giảm chuột rút cơ bắp và đau nhức trong quá trình tập thể dục. Đây là vấn đề xảy ra với 95% người tập thể thao.

Lý do cho chuột rút cơ bản chưa được nghiên cứu rõ, tuy nhiên một lý giải phổ biến là do mất nước kết hợp với mất cân bằng điện giải. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa việc ăn chuối và chuột rút cơ bắp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn chuối nhiều có thể giảm nguy cơ bị chuột rút, nhưng cũng có nghiên cứu khác thì cho rằng chuối không có tác dụng đó.

Nói tóm lại, chuối là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời trước, trong và sau khi luyện tập thể thao.

+ Cải thiện sức khỏe thận:

Kali rất cần thiết cho việc kiểm soát huyết áp và giúp chức năng thận khỏe mạnh. Là một nguồn kali tốt trong chế độ ăn uống, ăn chuối nhiều đặc biệt có lợi cho việc giúp thận khỏe mạnh. Một nghiên cứu kéo dài 13 năm ở phụ nữ đã xác định rằng những người ăn chuối 2 - 3 lần một tuần có khả năng mắc bệnh thận ít hơn 33%.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người ăn nhiều chuối 4 – 6 lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn gần 50% so với những người không ăn loại quả này.

3. Giải pháp an toàn dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Funadin là sự kết hợp giữa các thảo dược quý hiếm, các chất chống oxy hoá, khử gốc tự do và các chất dinh dưỡng đặc hiệu như albumin, globulin miễn dịch, proteins, các axit amin cần thiết được phân đoạn, chiết xuất ở cấp độ phân tử ADN từ gan tươi và gan sấy khô cung cấp đầy đủ toàn diện các chất dinh dưỡng giúp cải thiện chức năng gan, thận và phổi.

Funadin với các tinh chất dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên nhằm mục tiêu nuôi dưỡng, bảo vệ chức năng gan, thận và phổi, duy trì hoạt động khoẻ mạnh của các tế bào Kupffer, tế bào gan, tiểu cầu thận và làm trẻ hóa các mô chức năng giúp phòng ngừa, cải thiện, hỗ trợ hiệu quả điều trị các bệnh lý cả gan, thận và phổi.

Funadin đã chứng tỏ được kết quả tuyệt vời khi dùng để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng gan, thận và phổi do ô nhiễm không khí, môi trường, rượu bia, ma túy và các chất độc hại khác trong thuốc hay thực phẩm. Đặc biệt trong hỗ trợ điều trị hội chứng gan - thận, một trong những điều quan trọng của chế độ ăn uống đúng tiêu chuẩn để giữ gìn sức khỏe cho gan và thận là cung cấp đầy đủ chất đạm giúp tái tạo tế bào T, các chất khoáng, interferons, globulins đây là yếu tố để bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng.

funadin

Các bệnh gan, mật:

>> Khử độc gan do thực phẩm bẩn, do thuốc, hóa trị liệu, hoá chất bảo quản, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm

>> Phối hợp điều trị đặc hiệu gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan, suy gan, viêm gan mãn do nghiện rượu.

>> Bảo vệ tế bào gan, tái tạo cấu trúc gan trong viêm gan siêu virus A, B, C, D và E...

>> Viêm đường mật, sỏi mật, tăng tiết dịch mật, điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn, không tiêu hoá thức ăn

>> Làm mát gan, hỗ trợ điều trị các chứng mẩn ngứa, dị ứng da, mề đay, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe mạnh, chống nám, tàn nhang...

>> Phòng và hỗ trợ điều trị các loại viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, ung thư gan…

Các bệnh phổi:

>> Giải Pháp Làm Sạch Phổi Từ Thiên Nhiên - Hỗ Trợ Điều Trị COVID-19; Hậu COVID-19, và các Bệnh Lý về Phổi

>> N–Acetyl Cystein (NAC): chiết xuất từ Hành Tây, được FDA Hoa Kỳ phê chuẩn Hỗ Trợ Điều Trị CoVid-19, ngăn chặn nhân bản của SARS-CoV-2 và Hậu Covid-19

>> Tiền Chất Gluthatione, ngăn chặn hình thành cơn bão Cytokines

>> Cordyceps- Đông Trùng Hạ Thảo, Nấm Linh Chi và NAC giúp tăng cường Miễn Dịch Toàn Diện: biệt hoá hệ thống MD Tế Bào, tăng sức đề kháng, kích thích sản xuất Kháng Thể tự nhiên, giúp hồi phục các hội chứng hậu COVID-19 nhanh chóng

>> Giúp tăng khả năng thông khí phổi, giảm ho, long đờm

>> Viêm phế quản cấp, mãn tính, COPD, loạn sản phế quản, xẹp phổi, xơ phổi, nhiễm trùng đường hô hấp,…

>> Hỗ trợ điều trị lao phổi, khử độc tác dụng phụ của các thuốc chống lao

funadin

Các bệnh thận:

>> Tăng cường chức năng thận, suy thận cấp, mãn do nhiễm độc, nhiễm khuẩn

>> Hội chứng GAN – THẬN, chạy thận nhân tạo…

>> Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bị suy thận mãn tính

Ung thư, HIV, AIDS:

>> Tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào lành trong trị liệu ung thư, tăng cường miễn dịch giúp phòng chống bệnh ung thư, AIDS… các bệnh K đại tràng, ruột, ung thư đầu, cổ, bạch cầu, da, phổi, khối u ác, H1N1 (cúm heo) …

Sử dụng Funadin hàng ngày là giải pháp tổng thể giúp bảo vệ tế bào gan, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý gan, thận, phổi do sử dụng rượu bia, viêm gan virus và các tác nhân độc hại gây ra.

Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN Funadin - tăng khả năng giải độc bảo vệ gan

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan nhiễm mỡ

+ Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

- Bổ sung vitamin, chất chống ôxy hóa: Vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa có nhiều trong rau củ quả, đặc biệt là các loại hữu cơ (organic). Chất chống ôxy hóa ngăn chặn tác động của quá trình ôxy hóa lên tế bào, giảm chất béo trung tính trong máu, vitamin còn giúp gan sản xuất glutathione, là chất quan trọng giúp gan giải độc cơ thể.  Những thực phẩm giàu vitamin và chất chống ôxy hóa như bông cải xanh, bông atiso, chuối, táo, cam, quýt, bưởi, mâm xôi, việt quất, óc chó, dâu tây, chocolate đen, anh đào... Các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E, giúp phục hồi và đỡ bị rối loạn chuyển hóa thêm nữa từ các bệnh lý của gan hay nhiễm mỡ của gan.

- Ăn nhiều chất xơ: Tăng lượng chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, điều này rất có lợi cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Trái cây tươi và rau củ, các loại ngũ cốc, cháo bột yến mạch, các loại đậu và hạt đều là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người bị gan nhiễm mỡ có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Khẩu phần chất xơ mỗi người nên ăn là 240g trái cây và 300g rau xanh mỗi ngày.

- Ăn nhiều cá: Cá có hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, lại không chứa nhiều chất béo có hại như trong mỡ của động vật. Đặc biệt, trong cá còn chứa rất nhiều omega - 3 có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu (loại chất béo là thủ phạm chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ). Người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ... ngoài ra, cần hạn chế lipid, mỡ. Tuy nhiên không nên kiêng khem tuyệt đối mỡ vì chất dinh dưỡng nào cũng cần cho cơ thể. Cấu tạo cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa các chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid/1kg thể trọng.

+ Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

- Thực phẩm nhiều tinh bột: Người đã bị gan nhiễm mỡ, trong chế độ ăn cần kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào, nên ưu tiên các loại các loại tinh bột có nhiều chất xơ và có GI (chỉ số đường) thấp khác như gạo lứt, ngô, khoai.

- Những thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao: là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ, vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những loại thực phẩm này. Người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt…), trừ mỡ cá mà thay thế bằng dầu thực vật để giảm gánh nặng cho gan. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…

- Hạn chế rượu bia: Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn với các loại thực phẩm trên, việc uống rượu bia, cho dù đó là ở mức độ vừa phải hay vượt quá giới hạn, đều sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Chất cồn trong bia rượu làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

- Thực phẩm cay nóng: Các thức ăn, gia vị quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt.... cũng nên hạn chế đối với người bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem gan nhiễm mỡ ăn chuối được không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

>>> Gan nhiễm mỡ độ 1 có sao không? - BNC medipharm

>>> Gan nhiễm mỡ nên uống gì - BNC medipharm

Viết bình luận