Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao

Bạn hay bị mất tập trung hay quên, bạn chưa biết mình bị bệnh gì và cách khắc phục như thế nào. Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao là câu hỏi của nhiều người. Trong cuộc sống, rất nhiều người phải đấu tranh với chứng hay quên và mất tập trung này. Khi bạn không thể tập trung, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để hoàn thành một việc nào đó. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu đâu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục như thế nào.

Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao

* Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì?

Đầu óc không tập trung hay quên là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh - hay còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược - là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp trong xã hội hiện đại, nguyên nhân chủ yếu là các chấn thương về tâm lý. Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do các vấn đề về tâm lý.

* Các nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh

- Stress: Là nguyên nhân thường gặp nhất, tình trạng căng thẳng kéo dài, lo âu, căng thẳng nội tâm…. Các trạng thái không tìm ra được hướng giải quyết, khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng ức chế, ban đầu còn có thể bù trừ do sự thích nghi của cơ thể, nhưng về sau sẽ phát sinh thành bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến các chấn thương tinh thần có thể do các mẫu thuẫn trong trong các mối quan hệ xã hội, như bất đồng với tập thể hoặc cá nhân, bị nghi oan, thất bại trong công việc, thất bại trong kinh doanh, thất nghiệp, mẫu thuẫn vợ chồng, con cái hư hỏng, mất đi người thân,....

- Nhân cách: Một số thể nhân cách dễ bị suy nhược thần kinh, như những người sống nội tâm, ít giao tiếp, luôn thận trọng, đa nghi, hay nghĩ kỹ, hay lo xa,…

- Các tác nhân bên ngoài: Một số tác nhân từ bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, như môi trường sống khắc nghiệt, mắc bệnh nan y,…

* Các triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh

+ Mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài… Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.

+ Rối loạn lo âu: Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.

Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao

+ Mất ngủ: Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

+ Hoảng loạn: Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khoẻ tinh thần. Hãy điều hòa lại hơi thở bằng cách thở chậm và dài hơn để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở ra dài sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm, khiến bạn thư giãn hơn.

+ Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp: Nếu bạn thường xuyên trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ có xu hướng né tránh mọi thứ tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.

+ Mất tập trung và suy giảm trí nhớ: Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ...

* Cách khắc phục tình trạng đầu óc không tập trung hay quên

+ Uống sản phẩm bổ não: Phòng ngừa và ngăn chặn các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ đầu là yếu tố tiên quyết để chữa bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, hạn chế lão hóa và bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh.

+ Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh xa stress: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn.

+ Rèn luyện trí nhớ: Có rất nhiều trò chơi và những bài tập tăng cường sức khỏe cho bộ não như: rubic, cờ tướng, xếp hình, chơi nhạc cụ… Đây là những trò chơi giúp não liên tục tư duy, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi những cái mới. Ngoài ra chúng ta có thể đọc sách hoặc xem tivi, khám phá, trò chuyện với ai đó hay học một ngôn ngữ mới… Hãy tập cách không giới hạn suy nghĩ của mình và tăng trí tưởng tượng để có được những thông tin mới hữu ích mà đầy thú vị.

Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao

+ Ghi chép: Ghi chép sẽ giúp bộ não giảm tải khả năng ghi nhớ. Nếu bận rộn nhiều việc và hay quên thì ghi chép được coi là biện pháp an toàn nhất và tạm thời đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi trong thời gian ngắn nhất. Nó là công cụ ép buộc não bộ phải “nhập tâm”, giúp chúng ta kiểm soát và bao quát công việc tốt nhất. Ghi từng công việc cụ thể ra giấy, thực hiện như thế nào, thời gian ở đâu, việc nào quan trọng được ưu tiên trước… Như thế chúng ta có thể nhớ được gần như 100% những việc cần làm, dễ dàng giải quyết và không bỏ sót bất kỳ một thông tin cần thiết nào về chúng.

 + Ngăn nắp, khoa học: Trong cuộc sống, chúng ta nên sắp xếp đồ vật ngăn nắp, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm không chỉ bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp bị thất lạc, rối tung và đầu óc bị phân tán tư tưởng. Ngoài ra, để giúp não không phải chịu nhiều áp lực từ hoạt động hàng ngày, chúng ta hãy luôn có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần cụ thể để thực hiện và đánh giá nhằm tránh bỏ sót các công việc đã được giao phó. Nên tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng làm xong một việc rồi mới đến việc khác. Khi làm việc nhớ tập trung, chú ý, không nên lơ đãng, phân tâm bởi những chuyện vặt khác.

+ Ăn uống đầy đủ: Để đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi thì việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Các chuyên gia y tế khuyên: Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng…v ào khẩu phần ăn, đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Đồng thời chúng ta nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn.

+ Tránh xa chất có hại cho cơ thể: Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích có thể ngăn cản việc chuyển ký ức từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh về não như teo tiểu não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… Ngoài ra, tránh lạm dụng thuốc quá nhiều: thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ… sẽ ngày càng khiến trí nhớ chúng ta bị suy giảm và chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên. Đó là những lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nó rất nguy hiểm nhưng chúng ta lại thường chủ quan không quan tâm đến. Vì vậy, bạn hãy hạn chế tránh xa các nguy cơ gây bệnh này để bảo vệ bộ não, duy trì sức khỏe tốt và tăng cường tuổi thọ.

+ Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên khá liên quan với stress dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ thường do căng thẳng stress trong công việc, thói quen uống café, uống trà nhiều, xem phim bạo lực, kinh dị… Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều, tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe loa đài quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao.

Đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao

+ Tập thể dục thường xuyên: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời. Đây cũng là cách đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi rất hiệu quả.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đầu óc không tập trung hay quên là bệnh gì và cách khắc phục ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bệnh mất tập trung ở người lớn và cách khắc phục ra sao

>>> Cách khắc phục bệnh mất tập trung an toàn hiệu quả

>>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max

Viết bình luận