Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì có thể là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường hiện nay cũng có nhiều phương pháp chữa trị từ đông y, y học cổ truyền và hiện đại, phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây cũng được nhiều người áp dụng. Dưới đây là danh sách lá cây chữa bệnh tiểu đường hiệu quả chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Lá cây chữa bệnh tiểu đường
Dưới đây là danh sách lá cây chữa bệnh tiểu đường bạn nên tham khảo:
+ Lá xoài:
Chứa nhiều pectin, vitamin C và chất xơ, lá xoài rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao cũng như cholesterol cao. Điều này gây ra một chút ngạc nhiên vì trái xoài - mặc dù có hương vị và một số lợi ích sức khỏe nhất định - lại là loại trái cây tuyệt đối cấm đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiêu thụ lá xoài như thế nào? Đun sôi lá trong nước. Sau đó để nước này qua đêm, sáng hôm sau lọc lấy nước và uống.
Nhiều công trình nghiên cứu từ Ấn Độ, Trung Quốc đã cho thấy, lá xoài giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giảm chậm thu glucose vào máu và điều hòa nồng độ cholesterol trong máu. Nhờ đó, lá xoài giúp giảm đường huyết lúc đói, hạ đường huyết sau ăn, giảm các triệu chứng mệt mỏi, tiểu đêm thường xuyên và ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Cách sử dụng: Lấy 3 - 5 lá xoài non hãm với một cốc nước sôi, để qua đêm rồi uống vào sáng sớm hôm sau. Nếu lá xoài già thì phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, xay thành bột để dùng dần, mỗi ngày 2 lần, pha cùng nước ấm, uống trước khi ăn. Cách này giúp giảm và ổn định đường huyết, huyết áp sau vài tuần.
+ Lá Ashwagandha:
Một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong y học Ayurvedic, Ashwagandha - còn được gọi là Nhân sâm Ấn Độ - cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường, các chuyên gia Ayurveda khẳng định. Nó đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2. Theo một số chuyên gia, bằng cách kích thích tiết insulin trong máu, Ashwagandha làm giảm lượng đường trong máu. Nó có thể được sử dụng ở dạng chiết xuất từ rễ và lá. Nếu bạn đang sử dụng lá Ashwagandha, hãy phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời; sau đó nghiền chúng thành bột. Bây giờ uống bột pha với nước ấm, nó sẽ chứng tỏ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
+ Lá dâu tằm:
Hoạt chất 1-deoxynojirimycin trong lá dâu tằm có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy carbohydrate thành đường, làm chậm quá trình hấp thụ đường trong ruột, đồng thời giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu đã cho thấy lá dâu tằm giúp giảm hơn 20% tổng lượng đường được hấp thụ vào máu. Nhờ đó giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, nhịp tim và cải thiện biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng: Lấy 100g lá dâu tằm rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi cùng với 1 lít nước lọc đã chuẩn bị sẵn, nấu trong 10 phút. Để nguội sau đó uống thay nước lọc trong ngày.
+ Lá sung:
Lá sung thường được biết đến như một loại rau ăn kèm để bổ sung hương vị cho các món ăn. Bên cạnh đó, người ta sử dụng lá sung trị tiểu đường nhờ có chứa chứa nhiều hoạt chất giúp giảm nhu cầu insulin của cơ thể, kích thích nâng cao hoạt tính của các enzym chuyển hóa đường trong cơ thể do đó nhanh chóng giúp ổn định mức đường huyết trong cơ thể. Hàm lượng vitamin C cao trong lá sung giúp kích thích khả năng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường sức đề kháng và ổn định các quá trình chuyển hoá khác trong cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 kg Lá sung tươi.
Cách tiến hành: Lá sung sau khi mang về đem rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó đem phơi năng hoặc sấy khô để vào lọ kín tránh ánh sáng, ẩm để bảo quản được trong thời gian dài. Mỗi lần sử dụng khoảng 8g lá sung đã sấy khô cho lên ấm nấu với 1 lít nước ấm, đun cho đến khi sôi rồi hạ lửa nhỏ, đun cho đến khi còn một nửa lượng nước thì có thể uống được. Chia phần nước ra thành nhiều phần uống sau mỗi bữa ăn. Nên cho phần nước thuốc sau khi đun vào bình giữ nhiệt để uống cả ngày vì uống nóng hiệu quả sẽ cao hơn khi nước nguội.
+ Lá cỏ cà ri:
Lá cỏ cà ri một lần nữa rất giàu các đặc tính Ayurveda, vì vậy việc tiêu thụ chúng được coi là rất có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn ăn lá hoặc hạt của chúng, thì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm lượng đường trong máu. Nó được biết là cải thiện dung nạp glucose. Là một kho chứa chất xơ và được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Nam Ấn Độ, lá cà ri cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Lá cà ri rất giàu chất xơ và chất xơ được cho là làm giảm tốc độ tiêu hóa và do đó không chuyển hóa nhanh, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nó làm tăng hoạt động của insulin. Do đó, nên nhai một ít lá cà ri vào mỗi buổi sáng.
Cách sử dụng rất đơn giản: ăn 8 - 10 lá cây ca-ri vào buổi sáng trong vòng khoảng 3 tháng.
+ Lá cây mật gấu:
Cây Mật gấu hay cây lá đắng là loại cây khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Nghiên cứu thành phần của cây mật gấu cho thấy trong lá và thân cây chứa nhiều hoạt chất như berban amin, oxyacanthin, berberin. Những chất này có tác dụng hạ đường huyết, nhưng trên thực tế, chỉ có lá mật gấu được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, lá mật gấu còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và giảm cholesterol máu. Nhờ đó, sử dụng loại lá này giúp cải thiện biến chứng khớp và ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Cách dùng lá mật gấu cho người bệnh tiểu đường rất đơn giản. Bạn chỉ cần hãm 30 - 40g lá mật gấu với nước sôi để uống hàng ngày như một loại trà.
+ Lá ổi:
Ổi là một loại hoa quả quen thuộc, dễ ăn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ít ai biết được lá ổi cũng là một trong các vị thuốc quý có thể chữa nhiều loại bệnh. Thành phần Flavonoid có trong lá ổi kích thích cơ thể tăng cường sử dụng glucose ngoại bào nên giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra lá ổi còn cung cấp các vitamin thiết giúp cân bằng và hồi phục thể trạng cho người bệnh. Có nhiều cách dùng lá ổi trị tiểu đường trong đó bài thuốc kết hợp giữa búp lá ổi non, đậu bắp và sa kê khá phổ biến.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
5 búp lá ổi non.
100g đậu bắp.
100g sa kê.
0,5 lít nước sạch.
Cách tiến hành: Mang các nguyên liệu rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, chia nhỏ dược liệu rồi cho vào ấm đun sôi với khoảng 0,5 lít nước cho đến khi còn 1/2 lượng nước thì có thể dùng được. Chia lượng thuốc vừa nấu thành 2 phần uống buổi sáng và tối. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
+ Lá Neem (lá sầu đâu):
Lá neem có thể đắng nhưng chúng chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tiêu thụ thường xuyên lá neem có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Nó cũng tốt cho những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) hoặc mức cholesterol cao. Người ta có thể uống nước ép neem thường xuyên hoặc chỉ cần nhai một nắm lá. Nhưng hãy cẩn thận và đừng lạm dụng nó vì trong một số trường hợp hiếm hoi, lượng đường có thể có xu hướng xuống quá thấp. Vì vậy, hãy tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu của bạn.
Cách dùng: Lấy khoảng 5 - 10g lá sầu đâu tươi đem phơi trong bóng râm cho đến khi lá hơi héo. Rửa sạch, nấu nước uống hàng ngày. Nước lá sầu đâu có vị đắng nên hơi khó uống. Người bệnh tiểu đường cần cố gắng duy trì uống một thời gian để thấy được kết quả.
+ Lá sa kê:
Lá sa kê vừa rụng có tác dụng ổn định đường huyết, đặc biệt tác dụng tốt hơn trong trường hợp tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, trong lá sa kê còn chứa các hoạt chất như Quercetin, campherol giúp phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp, viêm đường niệu, viêm loét vết thương ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Tương tự như các dược liệu khác, cũng có nhiều cách dùng lá sake được sử dụng trong dân gian.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
100g lá sa kê vàng vừa rụng khỏi cây (lưu ý không chọn lá còn xanh trên cây).
100g đậu bắp.
20g búp ổi tươi.
Cách tiến hành: Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, để lên rổ hoặc phơi cho ráo nước. Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 2 lít nước cho đến khi còn 1/4 lượng nước thì có thể dùng được. Cho dịch nước vừa thu được vào bình giữ nhiệt, uống trong ngày thay nước lọc. Dùng ít nhất 1 tháng để thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết.
+ Lá lốt:
Lá lốt thường được sử dụng làm thảo dược ngâm chân, nhằm giúp đào thải độc tố thông qua các huyệt đạo tại gan bàn chân; giảm nhức mỏi, viêm khớp do biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, việc ngâm chân thường xuyên mỗi tối trước khi đi ngủ đối với người bệnh tiểu đường còn giúp ổn định đường huyết, an thần, ngủ ngon. Đây cũng là một liệu pháp tinh thần cho người bệnh sau một ngày mệt nhọc, cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lớn lá lốt (có thể dùng toàn bộ cây lá lốt: thân, lá, hoa) đem rửa sạch rồi cắt thành khúc bằng đốt ngón tay. Cho lá lốt vào nồi và thêm vào khoảng 1,5 lít nước, đun đến khi sôi và để thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Bỏ thêm một ít muối biển vào nước, để nguội bớt rồi ngâm chân khoảng 10 - 20 phút.
+ Lá dứa:
Nhờ chứa các thành phần như glycosides, alkaloid, chất diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa, lá dứa có tác dụng chống oxy hóa tế bào, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống viêm mạnh, giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hủy thành mạch máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 10 lá dứa, rửa sạch, đem phơi khô trong bóng mát, cắt nhỏ nấu cùng với 2,5 lít nước, đun cho đến khi còn 2 lít nước là uống được. Chia đều phần nước uống trong ngày, nên uống trước khi ăn 20 phút và kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.
+ Lá đu đủ:
Lá đu đủ cải thiện khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, nên giúp hạ đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và các kháng sinh tự nhiên nên lá đu đủ giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, giúp nhanh lành các vết thương, ngăn ngừa hiện tượng viêm loét ở người bệnh tiểu đường .
Cách sử dụng: Lá đu đủ tươi đem xắt nhỏ rồi phơi khô, không dùng lá vàng úa, đã rơi rụng. Cho lá đu đủ vào bình trà, đun nước sôi, hãm nước trà như chè xanh, để khoảng 5 phút là dùng được.
Lưu ý: chất papain có trong lá đu đủ rất dễ gây kích ứng dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết. Vì vậy nếu người bệnh có bị bất kỳ dấu hiệu như đau bụng, đầy bụng, ợ chua thì phải ngừng sử dụng ngay.
Xem thêm: >>> Người bệnh tiền tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý một số thực phẩm nên bổ sung ngay
2. Những lưu ý khi sử dụng lá cây để trị bệnh tiểu đường
Bên cạnh lựa chọn các bài thuốc phù hợp thì bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau để quá trình dùng an toàn, hiệu quả:
+ Các nguyên liệu thu về nên rửa sạch và ngâm lại với nước muối loãng khoảng 10 phút để cho sạch bụi bẩn, tránh nhiễm các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hoá.
+ Các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cho hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhưng tác động từ từ, không nên dùng trong các trường hợp bệnh quá nặng, cấp tính. Trong những trường hợp như vậy, nên ưu tiên đến cơ sở y tế thăm khám để lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng hạ mức đường huyết ổn định để bảo vệ tính mạng cho người bệnh và phòng ngừa các biến chứng cấp tính có thể xảy ra.
+ Không tự ý phối hợp với các dược liệu hoặc các thuốc khác nếu chưa có ý kiến của chuyên gia để tránh các tương tác thuốc nguy hiểm.
+ Liều lượng của các bài thuốc đã được xem xét kỹ lưỡng để cho tác động tốt nhất, không tự ý tăng liều để tránh tác dụng phụ hạ đường huyết quá mức.
+ Các bài thuốc trên đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng với các biện pháp không dùng thuốc như điều chỉnh lối sống, thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện hằng ngày, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
+ Sau khi áp dụng các bài thuốc trên nên thường xuyên kiểm tra lại nồng độ đường trong máu để đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc. Nếu sử dụng trên 2 tuần mà đường huyết không có dấu hiệu cải thiện thì nên chọn bài thuốc khác có đáp ứng tốt hơn để tránh hao tốn chi phí.
+ Khi đang sử dụng các thuốc trị tiểu đường để kiểm soát đường huyết, nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi phối hợp các bài thuốc dân gian này để tránh tình trạng hạ đường huyết quá mức.
+ Nên chọn các lá tươi, còn xanh (trừ lá sa kê), thu hái vào giai đoạn cây sắp ra hoa kết quả để hàm lượng hoạt chất trong đó là cao nhất, giúp công dụng điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
+ Các dược liệu muốn bảo quản được lâu bạn có thể sao khô sau khi rửa sạch và bảo quản trong lọ kín, tránh ánh sáng và độ ẩm. Trong quá trình bảo quản, nếu thấy có xuất hiện nấm mốc, không nên tiếp tục sử dụng lô dược liệu đó mà hãy làm một lọ mới.
+ Hiệu quả của các bài thuốc từ dược liệu đa phần phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Do đó, trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào nên ngừng dùng thuốc ngay, hỏi ý kiến chuyên gia để chuyển sang bài thuốc khác an toàn hơn.
+ Cần lưu ý các dấu hiệu của việc hạ đường huyết quá mức như tim đập nhanh, bồn chồn, vã mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt,… trong những trường hợp như vậy nên tìm ngay các loại thực phẩm giúp tăng nhanh lượng đường trong máu như ngậm một viên kẹo ngọt hay uống một lon nước ngọt để ngăn ngừa hôn mê do hạ đường huyết.
Thông tin cho bạn: Giải pháp hiệu quả giúp phòng và ổn định đường huyết:
Việc sử dụng riêng một loại lá cây chữa bệnh tiểu đường thường không đem lại hiệu quả cao do quá trình hãm sắc làm mất đi phần lớn hoạt chất. Các chuyên gia khuyên rằng, người tiểu đường nên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược đã được bào chế dưới dạng viên nén với công thức hoạt chất cụ thể.
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường, những loại lá cây trên cũng khá dễ tìm kiếm và cách sử dụng cũng khá đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?
Nguồn tham khảo: zeenews.india.com, dankhang.vn, bienchungtieuduong.co
Viết bình luận