Lá sung là loại lá quen thuộc và được nhiều người dùng làm thức ăn kèm với nhiều món ăn ngon. Vậy công dụng của lá sung với sức khỏe con người như thế nào? Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung còn thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá sung.
1. Tổng quan về cây sung
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Ficus racemosa
Tên khoa học: Ficus racemosa
Tên đồng nghĩa: Ficus glomerata
Tên gọi khác: ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong
Họ: Dâu tằm – Moraceae
Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.
+ Phân bố của cây sung:
- Sung ưa thích sống tại các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các cao độ từ 100 tới 1.700 m. Khu vực phân bố: Trung Quốc (miền nam tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Ấn Độ, Đông Nam Á, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, Australia.
- Ở Việt Nam cây phần bố rộng khắp ở cả ba miền.
+ Đặc điểm thực vật học cây sung:
- Rễ cây sung: Thuộc rễ cọc, ăn sâu dưới lòng đất. Bộ rễ phát triển khỏe mạnh có các rễ phụ tua dài và lan rộng, chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ.
- Thân cây sung: Cây thân gỗ cao tới 25–30 m, đường kính thân cây tới 60–90 cm; hoa đơn tính cùng gốc. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với các sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng. Các cành nhỏ màu nâu.
- Lá cây sung: Các lá kèm hình trứng-mũi mác, dài 1,5-2 cm, có màng và lông tơ. Các lá sớm rụng, mọc so le; cuống lá dài 2–3 cm; phiến lá hình elip-trứng ngược, elip hay elip hẹp, kích thước 10-14 x 3-4,5(-7) cm, dai như da, lục nhạt ở xa trục, có lông tơ khi còn non, không lông và hơi xù xì khi già, màu lục sẫm ở gần trục và nhẵn nhụi, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn; gân bên cơ sở 2, gân thứ cấp 4-8 ở mỗi bên của gân giữa.
- Quả cây sung: Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây già, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê, đường kính 2-2,5 cm, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng; cuống dài khoảng 1 cm; các lá bắc tổng bao hình tam giác-trứng.
- Hoa cây sung: Các hoa đực và cái cũng như vú lá mọc ra trên cùng một cây.
Hoa đực: các lỗ chân lông cận đỉnh, không cuống; thùy của đài hoa 3 hay 4; nhị 2.
Vú lá và hoa cái: có cuống nhỏ; các thùy đài hoa thẳng, đỉnh 3- hay 4-răng; vòi nhụy ở bên; núm nhụy hình chùy. Ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7.
+ Đặc điểm sinh học của cây sung:
- Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao. Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.
- Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.
2. Công dụng của lá sung với sức khỏe con người
Vì lá sung có một lượng lớn chất xơ nên những người béo phì và những ai muốn giảm cân, khi dùng lá sung có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón. Bổ sung lá sung vào chế độ ăn uống, bằng cách ăn sống trực tiếp có thể giúp bạn giảm táo bón, tiêu hóa dễ dàng hơn, dẫn đến giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
+ Lá sung chống ung thư tiềm năng:
Lá sung và mủ nhựa tự nhiên từ cây sung có khả năng kháng lại các tế bào ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.
+ Lá sung giúp giảm huyết áp:
Được biết là có hàm lượng kali cao, một loại khoáng chất có hiệu quả trong việc giảm và kiểm soát huyết áp cao. Lá sung còn có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
+ Giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại:
Trà lá sung có thể dùng để làm trà chữa các bệnh về gan như: nóng gan, thanh nhiệt cơ thể, vàng da,... Cách để có được một tách trà lá sung ngon và hiệu quả trong việc chữa bệnh về gan, bạn có thể thực hiện theo cách pha dưới đây.
Nguyên liệu:
Chuẩn bị 30 gram lá sung đã được phơi khô.
500ml nước lọc để nấu trà lá sung.
Cách làm:
Bước 1: Cho nước vào ấm và đun sôi.
Bước 2: Khi nước sôi, giảm nhỏ lửa, cho lá sung đã chuẩn bị vào và đun thêm khoảng 5 phút. Sau 5 phút, tắt lửa rồi cho trà ra ngoài để nguội bớt.
Bước 3: Tiến hành lọc lấy nước trà và lá trà thành hai phần riêng biệt sau đó sử dụng.
Lưu ý: Tránh thêm đường, mật ong hoặc các chất tạo ngọt khác.
+ Lá sung có thế chữa bệnh tiểu đường:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý rằng mọi người có thể sử dụng các loại cây truyền thống để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng bảo vệ gan và giảm glucose của quả sung và lá sung.
Một nghiên cứu nhỏ từ năm 1998 cho thấy ở 8 người tham gia, lượng đường sau bữa ăn đã giảm khi họ dùng chất chiết xuất từ lá sung. Những người tham gia nghiên cứu cũng cần liều lượng insulin thấp hơn khi họ bổ sung chiết xuất từ lá sung.
+ Lá sung có tác dụng làm co búi trĩ:
Ngoài có tác dụng chữa bệnh sốt, đau nhức,... lá sung còn đẩy lùi triệu chứng ở bệnh trĩ hiệu quả. Chính vì thế, việc dùng lá sung cho trường hợp người bệnh bị đau nhức khó chịu bởi búi trĩ lòi ra là một phương pháp mang đến kết quả ấn tượng.
Để làm giảm khó chịu do triệu chứng co búi trĩ, thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn lấy các loại lá gồm lá sung, ngải cứu, lá lốt, cúc tần, mỗi thứ 1 nắm, thêm chén nước bồ kết đặc và củ nghệ tươi.
Bước 2: Đem nguyên liệu rửa sạch cùng nước muối rồi thái nhỏ.
Bước 3: Bỏ lá và nghệ đã thái vào nồi, thêm chừng 8 cốc nước đun sôi lên. Sau đó, cho phần nước bồ kết vào đậy kín. Đun nhỏ lửa chừng 10 - 15 phút nữa thì đổ hỗn hợp ra chiếc thau để xông hậu môn.
Lưu ý:
Bạn đừng quên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối trước khi tiến hành. Tiến hành xông bằng nước lá 15 - 20 phút rồi dùng chiếc khăn mềm sạch lau khô, nằm nghỉ ngơi 3 - 4 giờ.
Để đảm bảo phát huy hiệu quả lá sung cũng như sự thuận tiện trong việc chữa bệnh trĩ, bạn nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn lưu ý không dùng nguyên liệu sát vào nơi hậu môn, dễ làm tổn thương khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
3. Những ai nên dùng lá sung
Lá sung rất dễ để sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, những người bị mụn, lở loét ngoài da, người cơ thể ốm yếu, cảm sốt, đau nhức xương khớp. Hiệu quả ấn tượng ghi nhận ở bệnh nhân bị tiểu đường, trĩ.
Bên cạnh các bài thuốc chữa bệnh, bạn đừng quên học cách làm nem thính lá sung cho cả gia đình cùng thưởng thức. Vừa thay đổi thực đơn ăn uống thêm hấp dẫn, vừa tốt cho sức khỏe.
+ Đối tượng không nên dùng lá sung:
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, song lá sung có ăn được không lại cần tránh ở một số đối tượng như:
Bị xuất huyết trực tràng hay âm đạo không dùng cho đến khi ngưng chảy máu.
Lá sung có khả năng giảm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Song người đường huyết thấp cần tránh sử dụng.
Người bị bệnh thận uống nước hoặc ăn lá sung nhiều có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bài thuốc từ lá sung là biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp đặc trị bệnh chuyên biệt.
Vì thế, trước khi quyết định áp dụng, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, nắm rõ tình trạng cơ thể, tránh gặp phải rắc rối đáng tiếc.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá sung với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá sung với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận