Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào

Mít là loại quả mùa hè thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Vậy công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít tố nữ, mít dai… Quả mít mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. Không chỉ vậy, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc chữa bệnh công hiệu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem công dụng của quả mít với sức khỏe con người.

Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào

* Tổng quan về quả mít

Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi trái khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60 cm x 20–30 cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt nhiệt đới. Ở vùng ôn đới thì mít thường bán trong dạng đóng hộp với xi rô nhưng sau này ở Mỹ và Âu châu cũng nhập cảng mít tươi. Ngoài dạng mít đóng lon, mít còn được chế biến bằng cách sấy khô hoặc cắt thành lát mỏng rồi chiên giòn.

Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v, ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc. Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Lá mít cũng được dùng để gói thuốc lào truyền thống. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.

+ Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose), caroten, vitamin A, C, B2… và các chất khoáng như kali, sắt, canxi, phospho. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7-15cm, có tác dụng trị bệnh.

Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào

* Công dụng của quả mít với sức khỏe con người

+ Phòng ngừa huyết áp cao và tim mạch: Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

+ Chống lại bệnh ung thư: Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.

+ Bổ sung năng lượng: Mít được coi như là một trái cây giàu năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose. Những loại đường này có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức.

+ Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh.

+ Tốt cho mắt và da: Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Loại quả này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

+ Ngăn ngừa thiếu máu: Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng, mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.

+ Có lợi cho hệ tiêu hóa: Loại quả này chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào

Theo y học cổ truyền, mít có vị ngọt, khí thơm, tính không độc; có tác dụng chỉ khát, ích khí, giải say rượu… Bộ phận dùng làm thuốc gồm: lá, vỏ, quả mít non, thịt mít. Khi dùng, người ta thường hay dùng lá mít tươi, vỏ tươi hoặc khô.

* Những lưu ý khi ăn mít

+ Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi được kích thích tình dục và giảm khả năng, sức lực ở nam giới.

+ Chuyên gia cũng cho biết việc ăn quá nhiều mít cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao.

+ Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn mít: Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

+ Người bệnh tiểu đường không nên ăn mít: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

+ Người mắc bệnh suy thận mạn tính không nên ăn mít: Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.

+ Người bị suy nhược, sức khỏe yếu không nên ăn mít: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào

* Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.

- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Người bị bệnh tim nên ăn gì tốt cho sức khỏe

>>> Công dụng của quả chuối với sức khỏe con người

>>> Công dụng của quả dứa với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận