Công dụng, độc tính của lá ngón và cách giải độc

Nói đến lá ngón thì ai cũng nghĩ là 1 loại lá độc trong dân gian người dân tộc thường dùng để tự tử. Trong cấy lá ngón Bắc Mỹ thành phần chủ yếu là chất gelmixin có độc tính rất mạnh, với liều thấp trên động vật có vú, trước khi thấy hiện tượng ức chế hô hấp thường thấy một thời kỳ hưng phấn ngắn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về lá ngón và độc tính lá ngón, cách giái độc nhanh.

Công dụng, độc tính của lá ngón và cách giải độc

Công dụng, độc tính của lá ngón và cách giải độc

1. Tổng quan về lá ngón

Tên khoa học của cây lá ngón: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae).

Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 – 10. Quả nang thon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánh mỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước ta, phổ biến ở vùng rừng núi.

Bộ phân dùng: lá, rễ

Phân bố: Cây lá ngón rất phổ biến ở vùng rừng núi Việt Nam. Người ta thường không dùng làm thuốc, mà chỉ dùng để tự tử hay với mục đích đầu độc. Các tỉnh miền núi như Hoà Bình, Hà Tây, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang đều có. Còn có ở một số nước ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới châu Á. ở Trung quốc người ta thấy ở Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Bắc châu Mỹ có loài Gelsemium semperviens Art

Nhân dân ta hay dùng lá như trên đã nói, trái lại Trung Quốc hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để làm thuốc chữa hủi hay chữa bệnh nấm ở tóc (teigne) Cũng được dùng với mục đích đầu độc.

Thành phần hoá học: Từ loài cây ngón mọc ở bắc châu Mỹ – Gelsemium semperviens nhiều tác giả đã chiết ra được nhiều loại ancaloit đặt tên là gelsemin C20H22O2N2 có tinh thể, độ chảy 178oC chất gelmixin C19H24O3N2 (lúc trước có tác giả xác định độ chảy 171oC) chất sempecvirin và sempecvin. Hai chất sau tương tự với nhau nhưng độ chảy khác nhau. Tất cả đều có tính độc rất mạnh, gần như tác dụng của strycnin, chất ancaloit trong mã tiền.

Năm 1931, Triệu Thừa Cố (Trung Quốc, sinh lý học tạp chí, 1931,5:334 và 1936,10;79) đã nghiên cứu rễ, thân rễ và cành của cây đoạn trường thảo Trung Quốc (Gelsemium elegans) cùng loại với ta, đã chiết xuất được 4 loại ancaloit có tính chất và đặt tên như sau:

Kumin C20H22ON2, độ chảy 170oC, D=2650. Dễ tan trong cồn, khó tan trong ete, không tan trong ete, dầu hoả và nước, tan trong axit sunfuric đặc cho dung dịch không màu, nếu thêm MnO2 sẽ chuyển màu tím nhạt, nhưng nếu thêm kali bicromat sẽ cho màu xanh vàng. Đây là thành phần chủ yếu của cây ngón, chất này không độc lắm

Kuminin vô định hình, không màu, dễ tan trong ete và trong nhiều dung môi hữu cơ khác, khó tan trong nước, từ dung dịch ete để bốc hơi sẽ cho chất có độ chảy thay đổi nhưng trên 115oC. Muối clohydrat có tinh thể không màu hình trụ, độ chảy trên 300oC, tan trong axit sulfuric đặc cho dung dịch không màu, thêm kali bicromat lúc đầu cho màu tím, sau chuyển màu nâu và cuối cùng màu xanh

Kuminixin vô định hình, muối clohydrat tan trong nước, có năng suất quay cực trái

Kuminidin có tinh thể hình trụ không màu độ chảy 200oC có thể tan nhiều trong dung môi hữu cơ và nước, cho muối clohydrat tan trong nước, hoà tan trong axit sunfuric đặc sẽ cho dung dịch không màu, khi thêm kali bicromat sẽ chuyển màu xanh vàng và không xuất hiện màu tím

Tỷ lệ cả bốn loại ancaloit trên trong nguyên liệu là 0,3%. Từ lá ngón Triệu Thừa Cố cũng đã lấy ra được 4 ancaloit là gelsemin, kumin, kuminin và một ancaloit mới đặt tên là kaunide C21H24O5N2, độ chảy 315oC. Muối clohydrat có độ chảy 318oC, chất ancaloit này có tác dụng làm yếu cơ và ức chế hô hấp

Ba tác giả Kỳ Dục Phong, Cao Di Sinh và Hoàng Diệu Tăng (1938, J Am.Chem Soc, 60;1723) đã báo cáo rằng chất mà Triệu Thừa Cố gọi là kuminin và không có tinh thể thực ra không thuần khiết. từ chất này đã tách ra được chất gelsemin và đính chính rằng chất kuminidin có độ chảy 299oC và có công thức là C19H25O4N2

Tóm lại qua các tác giả trên trong cây ngón Gelsemium elegans có gelsemin và kuminidin có tinh thể

Năm 1936, F. Guichard (Compte rendu du X congres de la For Eastern Association of tropical medicine, Hanoi, 1:607-612) nghiên cứu từ cây lá ngón mọc ở Việt nam và đã chiết từ lá. Vỏ thân và rễ cây những chất giống như những chất trong lá ngón Trung quốc. ông đã thấy chất kumin cả trong quả và hạt, và ông còn tìm thấy một chất có huỳnh quang đối với ngoại tím, không tan trong các axit và ghi là thuộc nhóm chất esculetin

Nhưng dù đã nghiên cứu như vậy, việc phát hiện các chất độc trong lá ngón khi bị ngộ độc còn khó khăn, vì phản ứng đặc hiệu tiến hành trên những chất lấy được ở cơ thể người bị ngộ độc, nhất là khi chỉ ăn 3 lá ngón là một việc không dễ dàng

Năm 1953, M.M Janot ở Paris nghiên cứu thành phần ancaloit trong từng phần những mẫu cây lá ngón hái ở miền Nam Việt nam đã thấy trong lá có gelsemin, trong rễ có kumin và toàn thân có semperverin (như vậy là semperverin được phát hiện có trong một loài Gelsemium khác loài Gelsemium semperverin mọc ở Bắc Mỹ)

Năm 1977, Hoàng Như Tố và cộng sự (Tài liệu học tập tham khảo Cục quân y-II, 1977) đã tiến hành thí nghiệm lại theo như Janol nhưng đối với loài lá ngón mọc ở Bắc Việt nam đã thống nhất thấy lá có gelsemin, rễ có kumin còn chưa xác định được rõ ràng kumidin và semperverin

2. Công dụng và độc tính lá ngón

+ Về độc tính của lá ngón:

Dây ngón chứa nhiều chất độc như glesemin, koumin, kouminidin…Trong đó, rễ cây là bộ phận độc nhất, sau đó đến lá, hoa, thân và quả (với thân dây thì phần già độc hơn phần non).

Dù là cố tình hay vô ý, ngộ độc lá ngón sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải độc kịp thời. Thông thường, chỉ cần dùng 2 - 3 lá dây ngón là có thể dẫn đến tử vong trong 1 đến 7 giờ đồng hồ. Khi bị ngộ độc, nạn nhân phải trải qua các đau đớn về thể xác như: khát nước, đau rát họng, buồn nôn, hoa mắt, hạ huyết áp, sùi bọt mép… rồi tử vong.

Hơn nữa, với độc tính mạnh và phát tán nhanh, chỉ cần ngắt lá làm cho nhựa dính vào tay và tiếp xúc với đồ ăn (hoặc vết thương) là nạn nhân cũng đã trúng độc.

+ Về việc dùng lá ngón làm thuốc:

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy chiết xuất lá ngón có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, liều lượng điều trị lại rất gần với liều lượng gây độc, do đó, cây ngón không khả thi để dùng làm thuốc. Ở Việt Nam, lá ngón chỉ được dùng như một chất độc.

Ở Bắc Mỹ và Trung Quốc, rễ dây ngón được dùng điều trị động kinh và giảm đau nhưng cũng rất hạn chế vì khả năng gây tử vong là rất cao.

+ Một số cách giải độc lá ngón:

Nếu phát hiện kịp thời, có thể giải độc lá ngón bằng cách loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể ngay lập tức bằng cách làm cho nạn nhân nôn hết ra, sau đó đưa đến trạm y tế.

Cách 1: Dùng vòi nước đưa nước vào cơ thể người bệnh cho đến khi nôn ra chất độc (nếu nặng thì phải dùng phân động vật hòa loãng với nước rồi cho uống để nôn ra).

Cách 2: Lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, hòa với nước ấm mà uống.

Cách 3: Uống thật nhiều nước sắc cam thảo.

Cách 4: Lấy vỏ cây ngũ gia bì chân chim, giã nát rồi sắc lấy nước uống.

Cách 5: Lấy lá kim ngân tươi, nhai kỹ rồi nuốt nước (hoặc lấy dây và lá kim ngân sắc lấy nước uống).

+ Thông tin thêm:

Ăn lá ngón để tự tử là một thực trạng đau lòng nhưng đã phổ biến ở những vùng núi của Đông Nam Á, nơi đói nghèo và trình độ dân trí còn thấp, chưa đồng đều. Có thể thấy, đằng sau thực trạng này là một câu hỏi dễ trả lời nhưng không dễ giải quyết.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá ngón có tác dụng chống viêm nhưng giữa hiệu quả làm thuốc ít ỏi với độc tính chết người của nó đã đặt ra một sự cân nhắc tất yếu. Vì vậy, cây ngón hầu như chỉ được xem là một loài cây gây độc, cần tiêu diệt (trên thực tế, cây này có sức sống rất mạnh, khó tiêu diệt và mọc tràn lan nhiều nơi, thậm chí mọc cạnh những vườn rau).

Bái viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi các bạn thấy lá ngón phải tránh ngay. Xin cảm ơn !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của quả ổi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của quả chuối với sức khỏe con người

>>> Công dụng của củ hành với sức khỏe con người như thế nào

Bình luận

Phywhes

Phywhes - 10/07/2022 13:55:55

Ann Rheum Dis 2016; 75 2133 2141 how long does it take for lasix to start working 5 days and your serum is only 2, 715 I would think it would be higher

liaivafam

liaivafam - 04/09/2022 14:20:51

https://bestadalafil.com/ - buy cialis online without prescription Kamagra PiРів„– Zshywj Usa Rx Pharmacy Viagra Generic Cialis Comprar Cialis Soft Frbvzv https://bestadalafil.com/ - cialis prescription Pdrhfk

Viết bình luận