Công dụng của tam thất với sức khỏe con người

Tam thất là thảo dược quý đã được sử dụng rất nhiều để chữa trị nhiều bệnh và bồi bổ sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền thì tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về củ tam thất và công dụng của tam thất với sức khỏe con người như thế nào?

Công dụng của tam thất với sức khỏe con người

Củ tam thất bắc

1. Tổng quan về củ tam thất

Cây tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Mỗi cây có 3 - 6 lá mọc đối trên đỉnh thân, hình lông chim, mép lá có răng cưa nhỏ. Chỉ có một cụm hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng. Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả từ tháng 8-10.

Phân bố:

Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc, được trồng từ lâu đời và không còn tìm thấy trong trạng thái mọc tự nhiên (Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam, 1975; Thực vật phân loại học báo, Vol 13, N°2: 29-48). Loài “Tam thất” trồng chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay là Panax notoginseng. Cây được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, sau đến Quảng Tây, và một số nơi khác Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên.

Ở Việt Nam, tam thất là cây nhập trồng từ Trung Quốc (1970 - 1984). Các huyện Sa Pa, Bắc hà (Lào Cai); Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh (Cao Bằng); Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Đồng Văn (Phó Bảng), Quản Bạ (Hà Giang); Sìn Hồ (Lai Châu) là nơi đã từng trồng nhiều tam thất. Tuy nhiên, từ trước đó rất lâu đồng bào người Hoa ở sát biên giới (Phó Bảng, Quản Ba Hà Giang) đã có quan hệ họ hàng bên Trung Quốc và đem tam thất về trồng ở vườn gia đình. Một số tài liêu cho rằng, tam thất mọc tự nhiên ở vùng Sa Pa (Sách đỏ Việt Nam, 1996 - tập II - Phần thực vật, 206 và Võ Văn Chi, 1996, Tù điển cây thuốc Việt Nam, 1992).

+ Bộ phận dùng:

Rễ củ của cây là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất, thu hái từ trước khi ra hoa. Sau khi thu về thì rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

+ Thành phần hóa học có trong cây tam thất:

Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42 - 12,00 %), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxatriol. Nhiều ginsenosid: Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2 – Rh1, Fz và glucoginsenosid Rf được phân lập từ toàn cây tam thất. Ngoài ra, còn có các notoginsenosid: R1, R2, R3, R4, R6.

​Lá chứa saponin. Rễ còn có sanchinosid B1. Tinh dầu ở rễ và ở hoa.

Ngoài ra, còn có flavonoid, phytosterol (ß- sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan : sanchinan A), muối vô cơ (vết). (W. Tang và cs, 1992, A. Y. Leung và cs, 1996)

cây tam thất

Cây, củ, thân và hoa tam thất bắc

2. Công dụng của tam thất

Toàn cây tam thất đều rất quý và đều sử dụng để bồi bổ sức khỏe hoặc kết hợp với các thảo dược để điều trị bệnh. Đặc biệt, củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú, cụ thể:

+ Bảo vệ tim mạch và mạch não:

Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

+ Tác dụng cầm máu và bổ máu:

Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…

+ Chống lão hóa:

Trong củ tam thất chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể, chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn lão hóa.

+ Kích thích thần kinh trung ương:

Chống trầm uất, giải tỏa stress, giúp hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ. Tác dụng của tam thất này  có được là nhờ hoạt chất Saponin. Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, làm tan đi các cục máu đông, giúp máu lưu thông bình thường

+ Phòng ngừa và điều trị ung thư:

Hai hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong củ tam thất được chứng minh có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực,…từ đó kéo dài sự sống của người bệnh.

+ Điều tiết đường huyết:

Trong củ tam thất có chất Saponin Rg1 khi kết hợp với insulin được chỉ ra có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đường huyết cao.

+ Điều hòa kinh nguyệt:

Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Liều dùng thông thường của tam thất

Liều dùng của tam thất có thể khác nhau đối với từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe. Thông thường, củ tam thất được dùng dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc với liều khoảng 4 - 6g/ngày.

3. Một số bài thuốc dân gian từ cây tam thất

+ Chữa máu ra nhiều sau khi sinh (băng huyết):

 Dược liệu tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

+ Chữa các loại chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:

Mỗi ngày uống 6-12g bột tam thất. Chảy máu cấp thì uống gấp đôi, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.

+ Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi sinh:

 Tam thất tán nhỏ, uống 6g hoặc đem tần với gà non ăn.

+ Chữa chảy máu khi bị thương:

 Lá cây giã nhỏ, vừa uống và vừa đắp bên ngoài.

+ Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:

Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh:

Tam thất 12g; sâm bố chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.

+ Chữa rong huyết do huyết ứ:

Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g; mộc dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

+ Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:

Tam thất 4g; lé tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Công dụng của tam thất với sức khỏe con người

4. Các câu hỏi liên quan đến tam thất

+ Có thể nhai tam thất sống được không?

Thực tế đã có những người nhai tam thất sống và bị rộp màng nhầy miệng. Thế nên tốt nhất bạn nên dùng tam thất dạng bột hoặc thái lát và hãm với nước sôi, dùng cả nước nhai và bã đơn giản, giữ được mùi vị, sẽ không làm bay hơi những hoạt chất dễ bay hơi, vừa đem lại hiệu quả trị liệu tốt.

+ Sử dụng tam thất nhiều có bị vô sinh không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc dùng tam thất sẽ vô sinh. Tuy nhiên, củ tam thất khô có công dụng tự bổ cường tráng. Tăng nội tiết sinh dục, nên nếu sử dụng tam thất nhiều khi nhỏ tuổi sẽ có khả nằn tác động đến hoạt động của nội tiết tố sau này.

+ Làm gì để mất đi vị đắng của tam thất?

Củ tam thất có vị đặc thù là đắng, làm khó sử dụng cho nhiều người. Tuy nhiên vị đắng của tam thất là biểu lộ các chất mang lại hiệu quả tốt nhất cho công dụng của tam thất. Vậy nên, khi chế biến bạn chỉ nên làm giảm bớt vị đắng chứ không làm mất hoàn toàn. Vì nó sẽ làm mất đi tác dụng của tam thất.

+ Tại sao tam thất nam không đắt bằng tam thất bắc.

Tam thất nam thuộc họ gừng, còn tam thất bắc họ nhân sâm. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất nam chỉ dùng để hộ trợ tăng cường tiêu hóa, tán ứ, hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu thũng, nó không có nhiều công dụng và hiệu quả như tam thất bắc.

+ Tam thất không thể dùng cho phụ nữ mang thai?

Cách sử dụng củ tam thất khô có thể thường không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Tam thất có lợi rất nhiều cho phụ nữ sau khi sinh con nhưng được khuyến cáo. Không nên dùng cho phụ nữ có thai. Bởi vì khi có thai cơ thể người phụ nữ thường nóng. Trong khi đó tam thất có tính ôn, nếu phụ nữ có thai dùng tam thất sẽ gây ra nhưng tác dụng phụ không tốt cho cả thai nhi và thai phụ.

+ Không có bệnh có dùng tam thất được không?

Tam thất là đặc sản Hà Giang rất tốt cho sức khỏe cả người có sức khỏe thông thường và cả người bệnh. Vậy nên những người không có bệnh vẫn có thể dùng củ tam thất. Ngoài củ ra thì tất cả các bộ phân của cây tam thất đều có thể chữa bệnh được như. Nụ, hoa tam thất, thân lá, tam thất bao tử. Tuy nhiên, tam thất là một loại thuốc nên khi sử dụng vẫn cần có sự chỉ định, chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng củ tam thất

Tam thất tuy có nhiều công dụng nhưng những trường hợp sau không nên sử dụng vị thuốc này:

+ Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt: gây nóng thêm cho bệnh nhân.

+ Phụ nữ có thai: dễ gây động thai, sảy thay vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó. Tuy nhiên, phụ nữ mới sinh mất máu nhiều thì nên dùng tam thất giúp bổ máu, loại bỏ ứ huyết, cầm máu; ngoài ra còn cải thiện vóc dáng cho người mẹ.

+ Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: củ tam thất làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị ứ huyết khiến kinh nguyệt không đều thì sử dụng dược liệu này lại giúp điều hòa kinh nguyệt.

+ Không lạm dụng vì có uống nhiều bột tam thất hơn mức quy định cũng không khiến bạn khỏe hơn, thậm chí gây tăng tác dụng phụ.

+ Dị ứng củ tam thất: không nên dùng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu khá kỹ về công dụng của tam thất với sức khỏe như thế nào, cách dùng tam thất, những câu hỏi liên quan và những lưu ý thận trọng khi dùng tam thất. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào?

>>> Công dụng của lá lốt với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của cây mơ lông với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận