Quả thị là loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam, nó có mùi thơm đặc trưng. Vậy công dụng của quả thị với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Quả thị gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người và hầu như ai cũng thuộc nằm lòng câu hát "bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Mùi thơm của quả thị rất nồng nhưng dễ chịu, đặc biệt đem lại cảm giác thư thái cho những người thành phố chuyên nhốt mình trong không gian kín. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả thị với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về quả thị
Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi. Quả thị chín ăn ngon nếu biết cách ăn (xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút)
Quả thị: Có hai dạng đó là dạng quả hình cầu, đít tròn, thường được gọi là thị muộn và dạng quả nhỏ hơn hơi dẹt, đít bằng, có tên là thị sáp hay thị lục sáp. Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, trong vỏ quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ester valerianic. Hương thơm này có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn. Đến khi quả đã chín rục, mềm nhũn và chuyển sang màu vàng sẫm thì mùi thơm giảm nhiều.
Quả thị đã được nghiên cứu dược lý trên giun đất bằng cách dùng 20g bột thịt quả thị phơi khô, tán nhỏ, chiết với 200ml nước, lấy liều vừa phải làm giun bị tê liệt, liều cao làm chết giun và liều càng cao, giun chết càng nhanh. Có giả thiết cho rằng tác dụng này do tamin glucosidic, dẫn chất pyrocatechic phlobaphen. Trên cơ sở đó, người ta thấy trẻ nhỏ ăn nhiều thịt quả thị chín vào sáng sớm lúc đói có ra giun, chủ yếu là giun kim, mặc dù quả thị chín ít được ăn tươi vì không ngon, lại sít răng làm răng cáu bẩn... Nghiên cứu cũng chỉ ra quả thị có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, bổ sung vitamin C và đường.
Lá thị: Được dùng rất phổ biến để trị chứng táo bón, bụng anh ách căng đầy hoặc dùng lá thị tươi giã đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, hòa với rượu rịt vào chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy) …
Vỏ thị: Nhân dân thường lấy vỏ bằng cách khía quả thị thành 6 – 8 mảnh, bóc ra dán lên tường vách hoặc cột nhà cho khô, khi dùng mới gỡ xuống.
Hạt thị: Theo tài liệu nước ngoài, hạt thị ngâm nước trà, uống có tác dụng kích thích sinh trưởng, chống lão hóa, làm thuốc dưỡng da, làm cho da hết nhăn, trở nên căng phồng, hồng hào.
Rễ thị: Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, lột vỏ và chỉ lấy lớp vỏ trắng ở mặt trong, phơi hoặc sấy khô cất dùng dần.
* Công dụng của quả thị với sức khỏe con người
+ Chữa bỏng lửa: Lấy lá thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.
+ Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ: Lấy lá thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 – 2 lần.
+ Chữa dị ứng: Lấy lá thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.
+ Chữa sâu quãng, lở loét: Lấy lá thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quãng, lở loét hoặc sắc lấy nước đặc rửa vết thương.
+ Chữa giời leo (herpes): Lấy vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên những vết phồng rộp chữa "giời leo" (một loại bệnh ngoài da).
+ Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.
+ Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị chừng 30 – 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
+ Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 - 3 lần. Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ: Lấy lá thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 - 2 lần.
+ Chữa phù thũng: Lấy lá thị, lá đu đủ, lá lộc mại và lá trầu không, mỗi thứ 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, kết hợp lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nhỏ, gói bằng lá chuối đã dùi nhiều lỗ thủng, nướng chín, rồi rịt vào rốn, băng lại.
* Lưu ý khi ăn quả thị
Không nên ăn nhiều quả thị vì trong thị có chất chat – tannin, làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột… Nếu ăn nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột hoặc gây nên tình trạng không tiêu nếu ăn nhiều trái thị, do chất tannin, gặp acid trong dạ dày kết lại thành khối, cứng lại như đá không tiêu. Do đó, bạn chỉ nên ăn trái thị lúc no, và chỉ ăn ở lượng vừa phải, không nên ăn trái khi còn xanh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của quả thị với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của củ cải khô như thế nào
>>> Công dụng của táo đỏ mỹ như thế nào
>>> Công dụng của rau dền với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận