Cà tìm hay còn gọi là cà dái dê là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cà tím vừa là quả làm món ăn hàng ngày vừa là những phương thuốc chữa bệnh. Nó cũng là loại quả làm đẹp da, trị nám. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người.
* Tổng quan về quả cà tím
Cà tím hay cà dái dê là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 - 150 cm (16 - 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10 - 20 cm và rộng 5 -10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ôvan thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm..
Quả tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn/mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt; các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi.
+ Giá trị dinh dưỡng trong quả cà tím: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà tím xuất phát từ vitamin, khoáng chất và hàm lượng dinh dưỡng chứa trong nó. Cà tím là nguồn giàu vitamin C, K, B6, thiamin, niacin, magiê, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali và mangan. Nó hầu như không có cholesterol, hoặc chất béo bão hòa.
* Công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào
+ Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn: Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.
+ Duy trì huyết áp: Ngoài tác dụng của cà tím đối với cholesterol xấu trong cơ thể, nó còn bảo vệ trái tim của chúng ta theo những cách khác. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.
+ Điều trị cảm giác bồn chồn, lo lắng: Một công dụng khác của cà tím là phòng ngừa, điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Trong cà tím chứa nhiều magie, đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.
+ Giảm hàm lượng cholesterol: Cà tím đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim mạch và máu. Các nghiên cứu tiến hành tại Pháp trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, nhưng tác dụng này chỉ đạt được nếu bạn nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.
+ Tăng cường sức khỏe tim mạch: Việc tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên và điều độ sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.
+ Tốt cho làn da và tóc: Không chỉ chăm sóc sức khỏe, cà tím còn giúp duy trì làn da đẹp và mái tóc khỏe mạnh vì trong cà tím chứa nhiều nước. Những ai bị mất nước thường dễ có mái tóc mỏng, khô và bị chẻ ngọn trong khi làn da thì bị khô ráp, nhăn nheo. Do đó, bổ sung đủ nước thông qua ăn uống không chỉ giúp cải thiện mái tóc và làn da, mà còn tốt cho hoạt động chung của cơ thể.
+ Tăng cường sức đề kháng: Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
+ Phòng ngừa ung thư: Thịt quả cà tím chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Cà tím có chứa hàm lượng chất xơ rất cao có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.
Ngoài ra, cà tím còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và đường ruột, có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2... Với những lợi ích tuyệt vời mà cà tím mang lại cho sức khỏe, bạn nên bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày để thu lại nhiều lợi ích thiết thực cho cơ thể.
* Những lưu ý khi ăn quả cà tím
+ Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà. Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.
+ Cà tím có giá trị dinh dưỡng tốt, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Trong tất cả các cách ăn thì món salad cà tím giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Nhớ thêm chút giấm khi trộn như mẹo nhỏ đã nói ở trên sẽ khiến cho món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.
+ Những người không nên ăn cà tím
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Ăn quá nhiều cà tím có thể gây ngộ độc. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận