Lê là loại quả giàu vitamin khoáng chất, đặc biệt mùi vị của loại quả này rất thơm ngon và dễ ăn. Vậy công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lê có liên quan đến những trái cây khác như táo, dâu tây, mơ và đào. Trong quả lê có chứa rất nhiều chất xơ, có thể có lợi cho việc giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn lê mỗi ngày. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào?
* Tổng quan về quả lê
Lê là các loài cây bản địa của khu vực duyên hải và các khu vực có khí hậu ôn hòa tại Cựu thế giới, từ miền tây châu Âu và miền bắc châu Phi kéo dài về phía đông ngang qua châu Á. Chúng là các cây gỗ có kích thước vừa phải, cao tới 10 – 17 m, thường với tán lá cao và hẹp; một vài loài là dạng cây bụi. Lá của chúng mọc so le, lá đơn, dài 2 – 12 cm, màu xanh lục bóng ở một số loài, ở các loài khác có lông tơ màu trắng bạc mọc rậm; hình dáng lá từ hình ô van rộng bản tới hình mác hẹp. Phần lớn thuộc loại lá sớm rụng, nhưng 1 - 2 loài ở Đông Nam Á là thường xanh. Phần lớn các loài chịu lạnh tốt, sống được khi nhiệt độ hạ xuống tới khoảng từ −25 °C tới −40 °C trong mùa đông, ngoại trừ các loài thường xanh, là các loài chỉ chịu được lạnh tới khoảng −15 °C.
Hoa của chúng thường màu trắng, hiếm khi nhuốm màu vàng hay hồng, đường kính 2 – 4 cm, và có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị. Giống như các loài táo tây có quan hệ họ hàng gần, quả lê là dạng quả táo, ở phần lớn các loài hoang dã có đường kính 1 – 4 cm, nhưng một số dạng gieo trồng thì chiều dài lên tới 18 cm và chiều rộng lên tới 8 cm; hình dáng quả thay đổi tùy theo loài, từ hình cầu dẹt tới hình cầu cho tới dạng quả lê kinh điển 'hình lê' của lê châu Âu với phần sát cuống thuôn dài và phần cuối quả dạng củ hành.
Quả (theo nghĩa 'ẩm thực') của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài). Nằm bên trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa 'thực vật học'), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là "lõi".
Lê và táo tây cũng có quan hệ họ hàng gần với mộc qua Kavkaz. Một khác biệt chính giữa lê và táo là ở chỗ cùi thịt của quả lê chứa thạch bào (còn gọi là "sạn").
Lê bao gồm 84% nước và 15,2% carbs, chất xơ chiếm 20% trong Carbs. Một quả lê cỡ trung bình (178 g) chỉ chứa 101 calo. Lê chứa một lượng nhỏ vitamin C, vitamin K, đồng và kali.
* Công dụng của quả lê với sức khỏe con người
+ Ngăn ngừa viêm nhiễm: Các thành phần trong quả lê có đặc tính chống viêm cao, làm giảm đau, giảm viêm do các bệnh viêm khớp gây ra.
+ Chất xơ cao: Lê bao gồm hàm lượng chất xơ phong phú, loại quả này sẽ cung cấp cho bạn 25-30 gram chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái.
+ Tăng cường hệ thống miễn dịch: Lê là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Nó cũng giàu chất canxi, folate, kali, magie, đồng và mangan. Hợp chất này hỗ trợ tối đa tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2.
+ Giảm cholesterol: Lê có chứa pectin, có tác dụng rất lớn trong việc giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra chất xơ còn giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu bằng cách liên kết ruột mật, được tiết ra từ cholesterol và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
+ Ngăn ngừa ung thư: Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê có thể giúp kết dính khá nhiều các axít mật thứ cấp. Sự hiện diện quá mức của những hợp chất này luôn hiện diện trong ruột có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già và những rắc rối khác ở ruột.
+ Cung cấp năng lượng: Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi hay suy nhược, hãy thử ăn một trái lê, nó sẽ mang đến cho bạn năng lượng dồi dào từ những thành phần glucose và fructose tự nhiên, bởi cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ glucose và chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể hoạt động.
+ Chống tác hại của các gốc tự do: Trong trái lê có chứa rất nhiều kim loại có ích cho cơ thể như Cu, vitamin C và K. Chúng hoạt động như những chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Một trái lê có chứa đến 11% vitamin C và 9.5% Cu cần thiết trong một ngày.
+ Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Theo một nghiên cứu công bố năm 2007 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, những loại quả có sắc tố xanh và vàng (bao gồm cả quả lê) sẽ làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh, lượng chất xơ dồi dào trong trái lê có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
+ Không gây dị ứng: Lê được coi là loại trái cây ít gây dị ứng nhất. Vì theo lời bác sĩ, ăn lê thường xuyên không gây ra phản ứng dị ứng đối với bất kì ai. Đây là lý do tại sao quả lê thường là một trong những loại trái cây mọi người thường hay cho trẻ sơ sinh ăn đầu tiên.
+ Giảm ho đờm: Lê cũng có tác dụng rất tốt cho việc loại bỏ lượng đờm trong cổ họng, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi trẻ em có cảm giác khó thở và cảm lạnh, bạn có thể cho trẻ uống một ly nước ép lê để tăng cường năng lượng đã mất và xóa bỏ lượng đờm trong ngực trẻ.
+ Cải thiện sức khỏe tim mạch: Lê có khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh tim. Các chất chống oxy hóa có trong lê có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này cũng hỗ trợ trong việc giữ cho động mạch hoạt động rõ ràng, giảm viêm và mức oxy hóa cao.
+ Ngăn ngừa loãng xương: Lê là một trong số ít các loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Chúng giúp cơ thể hấp thu canxi nên boron rất cần thiết cho "sức khỏe" của xương. Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó tổng hợp các khoáng chất như phốt pho, magiê...
+ Giảm nguy cơ bị đột quỵ: Tác dụng của chất xơ là hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Một cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ cho thấy, nếu tăng cường thêm 7g chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, nguy cơ phải đối mặt với cơn đột quỵ đầu tiên trong cuộc đời của bạn sẽ giảm khoảng 7%. Một quả lê to sẽ cung cấp khoảng từ 8g – 10g chất xơ.
* Lưu ý khi ăn quả lê
+ Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Quả lê kỵ nước đun sôi: Quả lê không nên dùng chung với nước đun sôi. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước đun sôi, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.
+ Quả lê kỵ củ cải: Quả lê với củ cải thuộc thức ăn thường dùng, và đều có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhưng ăn chung hai thứ sẽ làm sưng tuyến giáp trạng.
+ Quả lê kỵ rau dền: Trên thực tế nếu ăn cùng một bữa rau dền và quả lê bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả lựu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả đu đủ với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận