Dứa là loại quả được dùng nhiều ở Việt Nam và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người Việt Nam thường ăn quả dứa mà không biết đến một loại cây lá dứa cũng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Công dụng của lá dứa với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lá dứa là loại đồ ăn, thức uống có mặt phổ biến trong ẩm thực Đông Nam Á nói riêng và ẩm thực Châu Á nói chung. Đây là sản phẩm thực vật được những người thuần chay rất ưa chuộng. Lá cây này không chỉ dùng để nấu chè hay gói bánh mà nó còn có tác dụng chữa bệnh gút, đau họng, viêm phế quản, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Theo Đông y, nó không chứa độc tính nên khi sử dụng lâu dài sẽ không gây hại đến các cơ quan nội tạng của cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá dứa.
1. Tổng quan về cây lá dứa
Cây lá nếp không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam khi được nhắc đến tên, là loại cây lá có mùi thơm như mùi gạo nếp được sử dụng nhiều như một loại gia vị trong chế biến các món ăn. Nhưng liệu có bao nhiêu bạn hiểu rõ về loại cây này và công dụng mà nó mang lại trong chế biến ẩm thực. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về cây lá nếp để có cho mình những kiến thức vô cùng bổ ích.
Tên khoa học: Cây lá nếp có tên khoa học là Pandanus amaryllifolios.
Tên gọi khác: Cây lá nếp còn có tên gọi khác là cây lá dứa, cây cơm nếp, cây nếp thơm.
Họ thực vật: Cây lá nếp thuộc họ Dứa gai Pandanaceae.
+ Môi trường sinh sống:
Cây lá nếp là một loài thực vật dạng thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là những món quà ngọt tráng miệng. Ở Việt Nam cây lá nếp được trồng nhiều để thu hoạch lấy lá, chế biến thành bột lá nếp hoặc có thể được trồng làm cảnh trang trí trong nhà do có màu lá xanh mượt và dễ chăm sóc.
+ Đặc điểm cây lá nếp:
Cây lá nếp thường mọc thành bụi, có thể cao lên tới 1m; đường kính thân cây 1-3cm, phân nhánh. Lá có hình mũi mác, nhẵn, xếp thành hình máng, màu xanh thẫm bóng mượt dài 40-50cm, rộng 3-4cm.
+ Bộ phận sử dụng, cách chế biến, bảo quản dược liệu:
Lá thơm phát triển tốt quanh năm nên người dân có thể thu hoạch thân lá của cây để sử dụng quanh năm.
Để làm dược liệu, người ta chọn những lá cây đã già, dài và dày, màu xanh sẫm hơn để thu hoạch. Bạn có thể sử dụng lá nếp tươi hoặc lá đã phơi sấy khô đều được.
Lá nếp thu hoạch được, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất bám vào bẹ lá và sử dụng.
Để làm dược liệu khô, người ta để lá ráo nước, sau đó phơi ở nơi thoáng mát, ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, để khô dần sao cho vẫn còn màu xanh lục của lá.
Dược liệu cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời tác động, tránh xa nguồn nước tránh mối mọt, ẩm mốc, sâu bọ tấn công.
+ Thu hái và sơ chế cây Lá dứa:
Thu hái: Lá nếp được thu hái quanh năm, người ta thu hái chọn những lá bánh tẻ, dài, to. Không hái lá quá non và loại bỏ những lá già để cây phát triển.
Sơ chế: Lá được rửa sạch để loại bỏ bụi, vi khuẩn. Sau đó, nó có thể dùng tươi để chế biến thức ăn, làm đẹp hoặc làm thuốc hoặc phơi khô lá và bảo quản trong bóng râm.
Hiện nay cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được quy hoạch rồi trồng để thu hoạch lá phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Thành phần của lá dứa gồm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon(83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%); chất diệp lục,...Trong đó mùi thơm đặc trưng của lá dứa là do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline.
2. Công dụng của lá dứa
+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
Lá dứa giúp chữa bệnh tiểu đường bởi vì trong thành phần chất xơ có trong lá cây dứa thơm thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động mạch, và cao chiết từ lá dứa giúp hạ đường huyết rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, nó có chứa nhiều glycoside - hoạt chất này có tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose và chức năng insulin trong cơ thể, do đó ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn và kiểm soát các triệu chứng tiểu đường.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong lá dứa có chứa nhiều chất diệp lục, acid hữu cơ, chất chống oxy hóa, glycosides, alkaloid, bromelin. Các hoạt chất này đều có tác dụng giúp ngăn chặn sự phá hủy thành mạch máu của các gốc tự do, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế các biến chứng trên tim mạch của người tiểu đường.
Cách làm: Lá dứa phơi khô để hãm trà uống mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm dần. Ngoài ra, người bình thường có thể uống để phòng chống bệnh tiểu đường.
Bài thuốc - Hạ đường huyết, ổn định đường trong máu:
Lá nếp rất an toàn, người bị tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo nguy hại đến cơ quan khác.
Lá thơm sau khi thu hoạch về, rửa sạch bụi đất để cho ráo nước rồi đem phơi khô nhưng đảm bảo lá vẫn còn màu xanh.
Mỗi ngày dùng 10 lá thơm khô, đun cùng 2.5 lít nước cho đến khi chỉ còn lại 2 lít.
Với 2 lít nước, chia thành 3 phần, trước mỗi bữa ăn 30 phút thì uống một phần nước thuốc, dùng liên tục trong 1 tuần. Kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện sức khỏe để có kết quả tốt nhất.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh khớp:
Từ xưa đến nay, bài thuốc lá dứa thơm kết hợp với dầu dừa là bài thuốc dân gian lưu truyền thấp khớp rất tốt. Cách làm: lá dứa băm nhỏ cho thêm dầu dừa đun nóng trộn đều. Thoa hỗn hợp vào vùng đau nhức xương sẽ giúp giảm đau nhanh nhưng yêu cầu người bệnh nên kiên trì thực hiện.
Bài thuốc lá cơm nếp và dầu dừa chữa xương khớp:
Khi bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, sưng khớp có thể sử dụng bài thuốc đơn giản từ lá dứa và dầu dừa như sau:
Dùng 3 lá dứa rửa sạch đất, cắt thành từng khúc nhỏ.
Đun nóng 1 bát con dầu dừa với lửa nhỏ liu riu.
Cho lá dứa vào bát dầu dừa nóng, khuấy đều tay cho lá dứa thấm đều dầu dừa, để cho nguội bớt.
Đắp lá dứa tẩm dầu dừa vào vùng khớp đang bị đau, sưng, chà xát nhẹ nhàng và lưu lại trên da trong khoảng 15 phút.
Kiên trì sử dụng cách làm này đều đặn mỗi ngày để giảm đau sưng nhanh chóng.
+ Thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu:
Lá dứa giúp mát gan, tiêu độc và lợi tiểu rất tốt cho những người bệnh nóng trong người, người bị đái buốt, đái rắt.
Cách làm: rửa sạch và cắt nhỏ lá đem xay nhuyễn, lọc bã giữ lại phần nước cốt. Đun sôi nước cất trên bếp rồi cho thêm đường phèn. Để nguội và uống, duy trì bài thuốc này trong nửa tháng bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đó.
+ Giảm tình trạng chuột rút:
Lá nếp cải thiện tình trạng đau do chuột rút dạ dày hiệu quả do máu lưu thông không đều.
Cách làm cực kỳ đơn giản như sau: Lá dứa tươi hoặc khô pha trà hãm nước sôi, cho thêm vài lát gừng sẽ giúp tăng cường máu lưu thông tốt nhất.
+ Hỗ trợ cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn:
Những người hay lo lắng, bồn chồn không yên có thể dùng 2 chiếc lá nếp thơm sắc với 1 bát nước, dùng uống. Nguyên nhân là trong lá có chứa hàm lượng tanin khá cao có tác dụng an thần, làm dịu căng thẳng.
+ Tốt với tóc:
Loại lá này giúp mái tóc của bạn trở nên mềm mượt, đen óng ả và rất thơm sau khi gội. Cách làm cực đơn giản là đun sôi nắm lá nếp trong nước để qua đêm cho cô đặc. Sau đó gội đầu thường xuyên.
Trị gàu, mảng bám trên da đầu: dùng 7 chiếc lá, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, trộn đều, lọc bỏ bã. Thoa nước cốt lên da đầu, để yên trong 1 giờ, sau đó làm lại 1 lần nữa chờ đến khô. Sau đó gội đầu sạch, làm kiên trì đến khi sạch gàu.
+ Làm đẹp da:
Lá nếp giúp cứu làn da cháy nắng, bỏng rát hiệu quả. Hãy ngâm mình trong bồn tắm pha trà lá dứa sẽ thấy được làn da làm dịu nơi bỏng rát, cháy nắng nhanh chóng.
Bài thuốc - Làm dịu da do bị bỏng nắng
Với nhiều người có làn da mỏng, nhạy cảm, rất dễ bị bắt nắng, cháy nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Biểu hiện da bị cháy nắng dễ nhận biết nhất là da sạm đen, nổi mụn nước phồng rộp, da bong tróc từng mảng,… Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoại tử, tăng nguy cơ ung thư da.
Cách dùng lá nếp làm dịu da đơn giản như sau:
Lấy vài lá dứa thơm rửa sạch sau đó cắt thành khúc nhỏ, đun cùng 2 lít nước, tắt bếp cho đến khi nguội.
Pha nước lá vào nước tắm, chú ý điều chỉnh cho nước ở nhiệt độ thường.
Ngâm người trong nước thuốc và tắm như bình thường.
3. Các món ăn ngon từ cây lá dứa
Ở Việt Nam, lá nếp thơm được chế biến như sau:
+ Bánh đúc lá dứa
+ Xôi lá dứa
+ Nước lá dứa
+ Trà lá dứa
+ Thạch lá dứa
Hướng dẫn cách chế biến đúng cách:
Gợi ý cách làm thạch lá dứa:
Nguyên liệu:
Bột rau câu con cá dẻo: 3-4g
Bột lá dứa: 2-3g
Đường: 50-55g
Nước lọc: 340-350g
Khuôn đổ thạch hoặc khay nhựa
Thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
Hòa bột với nước, lọc qua rây để loại bỏ phần cặn
Trộn bột rau câu với đường, sau đó cho vào bát nước và khuấy đều tay để tan bột.
Bước 2: Nấu thạch
Đun hỗn hợp bột rau câu, đường và nước để tránh bị vón cục.
Khi hỗn hợp sôi, đổ nước cốt lá dứa vào khuấy đều và đun đến khi sôi lại.
Sau đó, đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị trước. Để rau câu nguội hẳn rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng.
4. Lưu ý khi sử dụng cây lá dứa
Lá dứa là một loại cây được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Đông Nam Á để tạo hương thơm và màu xanh đẹp mắt. Chính vì thế, loại cây này rất an toàn cho sức khỏe và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần chú ý những điều sau:
Các bài thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp từ cây lá nếp đều cần thời gian dài để thấy được hiệu quả. Khi sử dụng phải sử dụng liên tục và kiên trì, theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.
Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các bài thuốc có thời gian phát huy công dụng cũng như hiệu quả đem lại cho mỗi người là khác nhau.
Nhóm đối tượng bị huyết áp, thận, lao phổi,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn trước khi dùng.
Lá dứa có tốt cho bà bầu hay không? Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng giúp thư giãn, an thần, giảm ốm nghén, làm đẹp,… Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, nếu dùng trong thời gian dài thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1 – 2 lá cây dứa tươi, trong các bài thuốc thì dùng theo chỉ định của người có chuyên môn. Dùng lượng lớn trong thời gian dài có thể gây hạ đường huyết.
Khi sử dụng lá dứa tươi phải ngâm rửa với nước muối, rửa nhiều lần cho sạch bụi đất, thuốc trừ sâu, hoá chất có thể bám ở thân lá của cây.
+ Lá dứa có độc không?
Được biết lá dứa được nhiều người dân miền Nam trồng và cắt phơi khô dùng để uống thay nước lọc mỗi ngày và không thấy hiện tượng có chất độc trong lá dứa. Chính vì thế hiện nay lá dứa hầu như được sử dụng nhiều trên khắp cả nước vì những công dụng thần kì mà nó mang lại.
Qua đó có thể khẳng định được lá dứa không độc mà bên cạnh đó còn mang lại rất nhiều lợi ích mà khiến người sử dụng không ngờ đến.
Lá dứa được biết nhiều đến với những công dụng trong y học như:
- Ổn định đường huyết trong bệnh tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu và tăng cường các chức năng của tim và thận.
- Dùng lá dứa có thể giải cảm, ngừa ho, trị phong hàn khá tốt.
- Lá nếp giúp giảm bớt cơn đau ngực, phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh và vẫn còn yếu.
- Làm giảm co thắt dạ dày, điều trị bệnh phong, bệnh đậu mùa, giải quyết một số vấn đề thường gặp ở da.
- Giúp giảm đau đầu, viêm khớp, điều trị đau tai, có chức năng như thuốc nhuận tràng cho trẻ.
Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai.
Cách dùng như sau: Mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả.
Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem công dụng của lá dứa với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận