Công dụng của kim tiền thảo như thế nào?

Kim tiền thảo là loại thảo dược quen thuộc, lành tính. Được y học cổ truyền tin dùng hàng nhiều thế kỷ nay. Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh như bàng quang tích nhiệt, các chứng tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu vàng sẫm v.v. Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi ở thận và làm suy giảm sự tăng trưởng của sỏi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của kim tiền thảo.

Công dụng của kim tiền thảo như thế nào

Công dụng của kim tiền thảo như thế nào?

1. Tổng quan về kim tiền thảo

Kim tiền thảo còn gọi là Bạch Nhĩ Thảo, Bàn Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương… Thường được gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc, từ Nghệ An trở ra.

Mô tả:

Cây: Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5-4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có ba đốt. Ra hoa tháng 6-9, kết quả tháng 9-10.

Dược liệu: có thân hình trụ, dài đến 1 m, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá mọc so le, 1 - 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính 2 - 4 cm, đỉnh tròn, tù, đáy hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn, mặt dưới hơi trắng, có lông; gân bên hình lông chim; cuống dài từ 1 - 2 cm, 2 lá kèm hình mũi mác dài khoảng 8 mm. Mùi hơi thơm, vị hơi ngọt.

+ Phân bố: Cây mọc ở một số tỉnh miền núi nước ta: Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh...

+ Trồng trọt: Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh

+ Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá đã phơi khô của cây Kim tiền thảo (Herba Desmodii).

+ Thu hái, chế biến: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu,  rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, phơi khô.

+ Tác dụng dược lý: Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho biết Kim tiền thảo có tác dụng: Lợi tiểu, lợi mật; Kháng sinh; Kháng viêm; Dãn mạch, hạ huyết áp.

+ Thành phần hoá học: Kim tiền thảo có chứa polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,... và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,...

2. Công dụng của kim tiền thảo

Nhìn vào thành phần chủ yếu có trong thảo dược này đều là những thành phần quý giá, giúp điều trị bệnh cho con người. Do đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về một vài lợi ích mà loại cây này mang đến nhé!

Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch:

Đây hẳn là một lợi ích khó ai có thể nghĩ đến. Bởi vì chúng chủ yếu được biết đến như thần dược điều trị các bệnh về thận. Tuy nhiên, cây này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp, thảo dược này sẽ giúp lượng máu lưu thông ổn định, làm chậm nhịp tim và điều hòa lượng oxy vào máu. Có nhiều bác sĩ Đông y cho rằng, chỉ cần mỗi ngày uống một chén nước cây này, sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, máu huyết lưu thông.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận:

Đây là công dụng chính của thảo dược kim tiền này. Chúng có khả năng làm giảm sự tăng kích thước của sỏi trong thận, đồng thời làm cho sỏi ngày càng nhỏ đi. Ngoài ra, cây này uống vào cơ thể sẽ có tính thanh mát, giúp lợi tiểu và bài khí giải độc rất hiệu quả. Chính những điều trên đã làm nên tên tuổi của thảo dược này trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh về sỏi, sạn thận. Thế nhưng, nên kết hợp thảo dược này với một số dược liệu quý hiếm khác như phục linh, hải kim sa thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn rất nhiều. Với một liều lượng phù hợp, chắc chắn chúng sẽ phát huy tác dụng tối đa và nhanh chóng.

Trị ho, tiêu đờm:

Với tính hàn sẵn có, cây này có thể hóa đờm, trị ho hiệu quả. Trong Đông y, người ta thường kết hợp với la hán quả và một số dược liệu thông dụng khác như đinh hương, mật ong, vỏ quýt để bào chế thuốc trị ho, tiêu đờm. Thuốc loại này đặc biệt có tác dụng chữa những cơn ho lâu ngày, dai dẳng ở mọi lứa tuổi.

Giải độc, giảm sưng:

Ngoài các lợi ích trên, loại thảo dược này có có tính kháng viêm khá tốt. Chúng sẽ phát huy tác dụng với các thương tổn, trầy xước ngoài da. Ngoài ra, có thể giải được nọc độc do rắn cắn. Cách điều trị khá đơn giản, chỉ cần dùng lá giã nát cho ra nước rồi đắp lên vùng bị thương là sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng. Bên cạnh đó nếu được kết hợp với bồ công anh hoặc hoa cúc sẽ càng hiệu quả hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:

Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, gây đau buốt khi ngồi, khó khăn trong vận động thì có thể dùng loại thảo dược này như một phương pháp để giúp giảm những cơn đau. Mỗi ngày chỉ cần sắc nước uống khoảng 100 gram kim tiền thảo tươi để uống. Kết quả sẽ thấy rõ sau 7 đến 10 ngày sử dụng.

Công dụng của kim tiền thảo như thế nào

Thanh nhiệt, lợi tiểu:

Đây là lợi ích cơ bản nhất của thảo dược này. Với tính hàn sẵn có, chúng có tác dụng thanh mát cơ thể, lợi tiểu. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các chứng tiểu khó, tiểu buốt, căng bàng quang, tiểu ít, nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sẫm. Những người bị nóng trong người nên sử dụng ít nhất 4 đến 5 lần một tuần, mỗi lần một chén canh cây thuốc xắc sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ.

Đối tượng nên sử dụng:

Người mắc bệnh sỏi thận và các bệnh liên quan

Bệnh nhân cao huyết áp

Người bị sỏi bàng quang, sỏi mật

Người bị phù thũng, ứ nước

Người bị nóng trong người

Người bị rắn độc cắn, nên sử dụng lá tươi để đắp

Người bệnh trĩ

Người ho dai dẳng, ho lâu ngày không hết, ho có đờm

3. Một số bài thuốc trị bệnh từ kim tiền thảo

+ Trị sạn đường mật: Sao Chỉ xác 10 - 15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh Địa hoàng 6 - 10g (cho sau) sắc uống.

Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân 10g (cho sau) sắc uống.

Bệnh viện Ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung y Trung quốc đã công bố 4 ca sạn gan mật trị bằng Kim tiền thảo kết quả tốt (Tạp chí Trung y 1958,11:749).

Đồng tiền lông 20g, Rau má tươi 20g, Nghệ vàng 8g, Cỏ xước 20g, Hoạt thạch, Vảy tê tê, Củ gấu đều 12g, Mề gà 6g, Hải tảo 8g, nước 500ml sắc còn 200ml uống một lần lúc đói hoặc sắc 2 nước chia 2 lần uống trong ngày.

+ Trị sạn tiết niệu: Kim tiền thảo 30 - 60g, Hải kim sa 15g (gói vải), Đông quì tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài Ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống.

Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 15g (bọc vải), Chích Sơn giáp, Thanh bì, Ô dược, Đào nhân đều 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, sắc uống.

Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 30g, Kim tiền thảo 15g, Uy linh tiên 12g, Nội kim 10g, Chỉ xác sao 10g, sắc uống.

Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài Ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa 15g (gói vải), Xuyên phá thạch, Vương bất lưu hành đều 15g sắc uống. Trị chứng thận hư thấp nhiệt có sạn.

Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước chè để tống sỏi.

Trị bệnh trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm tư Khôn đã theo dõi trên 30 ca sau khi uống thuốc 1 - 3 thang hết sưng đau, đối với trĩ nội ngoại đều có kết quả tốt. (Tạp chí Bệnh Hậu môn đường ruột Trung quốc 1986,2:48).

Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật: Kim tiền thảo 40g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20g; Dành dành, chút chít, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.

4. Những lưu ý khi sử dụng kim tiền thảo

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Hoặc nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ dẫn đến một số rủi ro không đáng có. Vì vậy, hãy lưu ý một số điều sau đây:

Nên sử dụng với liều lượng vừa phải. Không nên uống quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ không đáng có.

Loại cây này phải được điều chế cùng một vài loại thảo dược khác thì hiệu quả trị bệnh mới cao và tốt hơn.

Cần tìm hiểu kỹ loại sỏi mà bệnh nhân mắc phải rồi mới sử dụng. Bởi vì các loại sỏi thận oxalat sẽ không bị bào mòn và thu nhỏ khi sử dụng.

Trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng

Với công dụng giúp huyết áp được hạ xuống ổn định thì rau cần không được khuyến khích dùng với những bệnh nhân bị huyết áp thấp.

Bệnh nhân bị tỳ hư thấp hạn chế sử dụng vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Nếu sử dụng quá nhiều có thể sẽ gây tiêu chảy, bởi vì chúng có tác dụng mát gan, lợi tiểu.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của rau sam như thế nào?

>>> Tác dụng của cây lộc vừng như thế nào?

>>> Công dụng của cây náng hoa trắng và cách dùng hiệu quả

Viết bình luận