Lộc vừng là loại cây sống lâu năm, tuổi thọ cao. Cây lộc vừng có mặt phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới. Cây to, cao 8-10m. Vỏ thân dày, nháp, mầu nâu đen. Lá mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng, mặt trên xanh sẫm bóng; cuống lá có mầu đỏ. Hoa mầu đỏ nhạt, chi nhị và vòi nhụy mầu đỏ thẫm. Quả có 4 cạnh lồi, mỗi cạnh lại xẻ rãnh dọc, đựng một hạt. Lá lộc vừng non có vị hơi chát, thường được dùng làm rau sống, ăn riêng hoặc trộn với lá đinh lăng non trong món gỏi cá. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về tác dụng của cây lộc vừng.
Tác dụng của cây lộc vừng như thế nào?
1. Tổng quan về cây lộc vừng
+ Tên gọi: Cây lộc vừng được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Cây lộc vừng có tên gọi khác là cây chi ma, hắc chi ma, hồ ma, dầu ma… Cây có tên khoa học là Barringtonia acutangula, thuộc họ Lộc Vừng (Lecythidaceae).
+ Mô tả: Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ với chiều cao nổi bật. Cây có thể cao lên tới 10 m và phát triển thành cây cổ thụ cành lá sum suê. Thân cây mọc thẳng, có chẻ nhánh, thân non màu xanh nhạt, thân già màu nâu. Lá cây lộc vừng thuộc loại lá đơn, nhẵn, màu xanh đậm,hình mác, nhọn ở hai đầu với nhiều gân nổi. Cây ra hoa theo mùa, màu đỏ thành từng chùm, rủ xuống trông rất đẹp mắt. Quả cây lộc vừng có hình thuôn với các góc rẽ cùng hạt đơn ở phía trong. Cây lộc vừng rất dễ nhận biết bởi hoa màu đỏ nổi bật.3
+ Bộ phận sử dụng: Lá, rễ, và thân cây lộc vừng đều được sử dụng vào mục đích trị bệnh. Tùy theo loại bệnh mà các bộ phận sẽ đem lại giá trị sử dụng khác nhau.
+ Phân bố, thu hái và chế biến: Cây lộc vừng không rõ nguồn gốc xuất xứ bởi đây là loại cây dại mọc ở những vùng đất hoang. Cây được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Cam-pu- chia… Ở Việt Nam cây lộc vừng được trồng ở khắp ba miền của Việt Nam và được tìm thấy lần đầu tiên ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Cây lộc vừng là loại cây dễ trồng có thể phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Cây xanh tốt trong mùa xuân, hạ và rụng lá vào mùa thu, đông. Cây ra hoa theo mùa ( vào tháng 7) và kết quả ( vào tháng 9)
+ Bào chế: Cây lộc vừng có thể dùng dưới dạng tươi, phơi khô sắc nước uống hoặc tán thành bột pha với nước ấm để trị bệnh.
+ Thành phần hoá học: Tất cả các bộ phận của cây lộc vừng đều chứa thành phần saponins có hại cho cơ thể. Riêng quả lộc vừng có chứa 6,31% protein, 0,35% chất béo, 1,33% đường, 4,08% tinh bột, 2,26% tanin, 2 saponin (1 chất là chất độc). Hạt chứa một glucosid triterpenoid là 2, 3, 19-trihydroxyolean-12-en-23,28-dioic acid28-O-glucopyranosid và các saponin.
2. Tác dụng của cây lộc vừng
+ Lá lộc vừng chữa bệnh trĩ: Bạn có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách đơn giản lấy lá lộc vừng làm thuốc không non quá, không già quá, rửa sạch sẽ sau đó để ráo nước.Vào ban đêm trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót bên ngoài nhưng đừng để bị thấm mất nước từ bã ra). Hãy điều trị thường xuyên sẽ có tác dụng chữa táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu hiệu quả.
+ Cây lộc vừng trị bệnh tiêu chảy, sốt: Bạn hãy sử dụng vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
+ Cây lộc vừng chữa tóc bạc sớm, đau đầu: Sử dụng gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau để nấu cháo. Tiếp theo đó, thêm đường hoặc muối (tùy vào khẩu vị của mỗi người) vào cháo. Phương thuốc này phần lớn sử dụng dành cho người cao tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dung cho trường hợp tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hay thiếu máu rất hiệu quả.
+ Dùng cho tóc bạc sớm, đau đầu: Cháo vừng (chi ma chúc) gồm có gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau sau đó cùng đem nấu cháo, thêm đường hoặc muối (tùy vào khẩu vị của mỗi người). Có thể ăn nóng hoặc nguội vào các bữa điểm tâm, bữa phụ. Phương thuốc này phần lớn dùng cho người cao tuổi, dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu.
Ngoài ra, loại cây lộc vừng còn là bài thuốc hữu hiệu dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn, táo bón kinh diễn. Dùng cho các trường hợp viêm loét giác mạc do thiểu dưỡng, đặc biệt là do thiếu vitamin A ở trẻ em, người già…Ngoài ra còn dùng cho các trường hợp lao phổi, ho gà, hen suyễn.
+ Bài thuốc giúp đều kinh nguyệt: Vỏ cây vừng 8 gram, dậy trắng 8 gram, sầu đâu 6 gram, ké đầu ngựa 6 gram, bìm bìm 6 gram, ngó bần 6 gram, xích quả 6 gram, chùm gửi 6 gram, ré cây 6 gram, dâu tằm ăn 6 gram, cỏ xước 6 gram, xục xạc 6 gram.
Cách dùng: Sắc thuốc với 3 chén nước còn lại 8 phân để uống. Có thể uống thuốc trong khoảng 1 tuần.
+ Chữa bệnh đau răng bằng quả cây lộc vừng:
Quả cây lộc vừng xanh, rửa sạch, giã nát ngâm với 1 lít rượu trắng 45 độ trong vòng 1 tháng cho các hoạt chất có trong quả cây lộc vừng ngấm đều vào rượu, đem ra súc miệng vào buổi sáng- tối từ 3-5 phút sẽ có tác dụng điều trị bệnh đau răng hiệu quả.
3. Kiêng kị
Mặc dù cây lộc vừng có tác dụng điều trị một số bệnh rất tốt nhưng không vì vậy mà người bệnh lạm dụng việc trị bệnh bằng câu lộc vừng. Trong cây lộc vừng có chứa chất độc saponins nếu dùng quá liều sẽ có hại cho cơ thể.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của cây lộc vừng như thế nào. Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ mang tính chất thham khảo. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Chi tiết xem thêm tại:
>>> Công dụng của cây atiso với sức khỏe như thế nào
>>> Công dụng của cây xạ đen như thế nào
>>> Công dụng của quả nho với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận