Công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào?

Củ lạc là loại củ được người dân Việt Nam dùng từ rất lâu đời rồi. Từ thành thị đến nông thôn ai cũng dùng món này và hạt lạc cũng chế biến được nhiều món ngon. Vậy công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào không phải ai cũng biết. Thường xuyên ăn củ lạc sẽ giúp bạn chống được nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc còn chứa chất Resveratrol loại chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, nó không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn có thể ngăn chặn tiểu cầu ngưng tụ. Đồng thời sở hữu sức khỏe tốt mà không phải cần bổ sung thuốc bổ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của củ lạc.

Công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào

Công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào?

1. Tổng quan về lạc

+ Tên gọi: Miền Bắc gọi là lạc, miền Nam gọi là đậu phộng

Tên khoa học: Peanut

Danh pháp khoa học: Arachis hypogaea

Thuộc Họ đậu: Fabaceae

+ Đặc điểm cây lạc:

Thân cây lạc: Lạc là loại cây trồng thuộc giống thân thảo, sống hằng niên. Thân cây lạc có các cành tỏa ra, và phân nhánh từ gốc. Tùy theo từng loại giống mà cây lạc có độ cao khác nhau, thông thường cây lạc có chiều cao khoảng 30-100cm.

Rễ cây lạc có nhiều rễ phụ, rễ cộng sinh với vi khuẩn tạo thành các nốt sần và thuộc rễ cọc.

Lá cây lạc có hình lông chim với 4 lá chét, là lá kép mọc đối.

Hoa: hoa cây lạc thường mọc thành cụm hoa chùm, hoa màu vàng và có 2-4 hoa nhỏ.

Quả (củ) lạc: củ lạc có hình trụ khuôn, không chia đôi và thon lại giữa các hạt. Mỗi củ lạc chứa 1- 4 hạt và có vân mạng bên ngoài vỏ.

Hạt lạc: bên trong củ lạc thường có 1 đến 4 hạt, nhưng phổ biến là 2 hạt. Hạt lạc có hình trứng, rãnh dọc, và trong hạt chứa dầu lên đến 50.

Công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào

2. Công dụng của của lạc với sức khỏe con người như thế nào

+ Tăng cường trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não. Lý do là trong củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

+ Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Đậu phộng có sự hiện diện của mangan, là khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất béo và carbohydrate, sự hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường huyết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một khẩu phần đậu phộng có thể làm giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, hãy khuyên họ dùng đậu phộng theo liều lượng cho phép. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axit folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.

+ Chống loãng xương: Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng. Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.

+ Cân bằng mức cholesterol: Đậu phộng có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Đặc biệt, a xít oleic trong đậu phộng giúp giảm mức LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt) trong máu. Do đó, mức cholesterol được cân bằng và điều này giúp ngăn ngừa các bệnh động mạch vành và đột quỵ bằng cách thúc đẩy lipid lành mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não. Lý do là trong củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

+ Giảm nguy cơ sinh con dị tật: Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axit folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.

+ Giảm cân, tuần hoàn máu: Rất nhiều người lầm tưởng rằng, trong lạc có hàm lượng chất béo cao, tuy nhiên, thực tế nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.

+ Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ: Đậu phộng là một nguồn giàu chất chống ô xy hóa và khoáng chất nên làm giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim khác. Chất tryptophan trong đậu phộng cũng chống lại chứng trầm cảm. Do đó đậu phộng có thể giúp bạn ngừa đột quỵ.

+ Ngừa ung thư: Các cây họ đậu như đậu phộng chứa hàm lượng beta-sitosterol (SIT) cao. Những chất phytosterol này có khả năng bảo vệ bạn chống lại ung thư bằng cách ức chế sự phát triển khối u. Một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ đã chứng minh rằng những người đàn ông và phụ nữ ăn đậu phộng ít nhất hai lần trong một tuần giảm 27% và 58% nguy cơ bị ung thư ruột già.

+ Phòng ngừa hình thành sỏi mật: Lạc cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Những người gầy, yếu nên ăn thường xuyên loại hạt này. Chúng cũng tốt cho trẻ đang phát triển vì chúng giàu axit amin. Theo nghiên cứu, ăn lạc thường xuyên có thể phòng ngừa hình thành sỏi mật.

+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành: Dầu lạc có chứa một lượng lớn axit linoleic, chất này có khả năng chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành axit mật thải ra ngoài cơ thể, tránh lắng đọng cholesterol, giảm lượng cholesterol, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.

+ Bổ huyết, thông sữa: Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.

+ Tốt cho da: Thật là tuyệt khi biết rằng đậu phộng thực sự có lợi cho làn da của bạn. A xít monounsaturated và resveratrol giúp cung cấp nước và bổ sung cho làn da sáng.

+ Giúp loại bỏ độc tố: Lạc rất giàu chất xơ. Do vậy, chúng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giúp giảm cân.

+ Phòng bệnh hen: Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu phụ nữ mang thai ăn lạc thường xuyên, trẻ sẽ ít bị bệnh hen.

+ Chống trầm cảm: Lạc giúp chống trầm cảm nhờ chứa một chất gọi là tryptophan có tác dụng hỗ trợ giải phóng serotomin.

Công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào

3. Một số món ăn từ lạc để chữa bệnh

+ Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.

+ Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém: Có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm; dùng: lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.

+ Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.

+ Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống lợn hầm lạc, xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước. Ngày 1 lần.

+ Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.

+ Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.

- Lạc nhân 60g, đậu nành 60g, một móng lợn ninh nhừ cho đường hoặc muối để ăn.

+ Bổ khí huyết, thông sữa: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.

+ Chảy máu cam: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.

+ Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.

+ Viêm hốc mũi: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình một tháng.

+ Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.

+ Chữa đau họng mạn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).

+ Chữa ho khan, lâu ngày, khản tiếng: Lạc nhân 30g sắc lên rồi cho vào 30g mật ong. Có thể thêm táo tàu 30g sắc lên ăn cái uống nước.

+ Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g, sắc kỹ. Ăn dần 2-3 lần trong ngày, có thể để hoặc bỏ lá dâu.

+ Đau dạ dày, tá tràng: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.

+ Chảy máu ngoài da: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.

+ Kiêng kỵ: Nếu theo các bài nêu trên thì trái với lâu nay nói ho kiêng lạc thì nên hiểu là hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không hợp lý. Ăn nhiều quá sẽ bị đầy vì nhiều dầu khó tiêu cũng gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng trong Đông y).

+ Còn kiêng dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu). Người cắt túi mật không nên dùng (thiếu mật để nhũ hóa chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở vì lạc béo. Kỵ ăn lạc cùng dưa chuột và cua.

4. Một số lưu ý khi ăn lạc

+ Không ăn lạc khi bị gút, tiểu đường, huyết áp cao, mang thai: Lạc được coi là một thực phẩm tuyệt vời rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da, tóc chắc khỏe,… Nhưng nếu như bạn bị bệnh gút, tiểu đường, huyết áp cao thì không nên ăn lạc. Trong khi đó lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh gút, khiến bệnh nặng hơn.

Tương tự người bị tiểu đường cũng không nên ăn lạc. Vì việc sử dụng chất béo trong lạc cũng tương đương với chất béo có trong các thực phẩm khác. Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút, người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn. Bên cạnh đó, người hay bị nóng trong cũng không nên thực phẩm này vì khiến bạn khó thở và cơ thể nóng thêm. Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn lạc vì sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.

+ Không được ăn lạc đã mốc, mùi lạ: Nhiều người thường tiếc rẻ bỏ đi những hạt lạc đã mốc vì nghĩ chúng vô hại. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được ăn lạc mốc. Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố.

Do đó, không nên nghĩ rằng lạc mốc đã rang kỹ hoặc luộc kỹ sẽ vô hại. Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan. Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư gan. Đây là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất qua đường miệng. Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.

Vi nấm Aspergillus phát triển mạnh và sinh độc tố ở nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm 85% và một hàm lượng nước thích hợp (từ 9% trở lên) trong hạt lạc. Bởi thế, nếu thấy có hiện tượng mốc dù là lạc hay các loại hạt khác, bạn cần kiên quyết bỏ ngay, không nên tiếc của. Muốn để dành lạc, tránh bị mốc, bạn phải loại bỏ hết những hạt giập, vỡ, loại bỏ những lô lạc chớm bị mốc để tránh mốc lây lan sang lô lành rồi phơi thật khô đến khi hàm lượng nước trong lạc chỉ còn dưới 7,5% mới có thể yên tâm. Cất giữ lạc ở nơi khô, mát và giữ sao cho các lớp vỏ được nguyên vẹn. Có thể đựng lạc đã phơi thật khô trong lọ sành, có phủ tro bếp sạch và nút kỹ bằng lá chuối khô.

Công dụng của hạt lạc với sức khỏe con người như thế nào

+ Không ăn lạc đã mọc mầm: Khi chọn lạc để chế biến, bà nội trợ có thể không quan sát kỹ nên không phát hiện ra những hạt lạc bị nảy mầm. Những hạt lạc này cần được bỏ đi vì chúng đã nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm.

Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc. Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy chất độc này có độc tính rất mạnh với tuyệt đại đa số động vật và có tác dụng gây ung thư rõ rệt khi được thử nghiệm ở vật nuôi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạc mọc mầm và lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ khiến chúng giảm giá trị rất nhiều so với lạc không bị mốc và mọc mầm.

+ Không ăn lạc khi bạn đang bị ho: Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.

+ Không ăn lạc khi bị mụn: Theo Đông y, lạc hoặc đậu phộng có vị ngọt, tính nóng. Chính vì vậy ăn nhiều đậu phộng sẽ gây nóng trong người. Bởi thế, người đang bị mụn hay bị nóng trong người nên tránh xa loại thực phẩm này. Nếu tiếp tục nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khó thở và khiến cơ thể nóng thêm. Chưa kể, trong đậu phộng còn chứa nhiều androgen. Đây là một loại hormone khiến mụn mọc nhiều hơn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, nếu những ai dễ bị mụn mà vẫn muốn ăn nhiều đậu phộng thì khuôn mặt sẽ càng nổi nhiều mụn hơn bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của khoai lang với sức khỏe như thế nào

Bình luận

besseemia

besseemia - 12/06/2022 06:03:43

cialis and viagra sales PMID 12577187

mouptfiff

mouptfiff - 06/09/2022 20:24:26

https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Lvruza Vendita Levitra Generico Farmacia cialis prices Cialis 20 Pharmacie En Ligne Yqiegr https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

Viết bình luận