Gạo lứt là thực phẩm được nhiều người lựa chọn vì tốt cho sức khỏe và cả sắc đẹp nữa. Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người sử dụng. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật là loại gạo chỉ xay và bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của gạo lứt.
Công dụng của gạo lứt với sức khỏe con người như thế nào?
1. Tổng quan về gạo lứt
So với các loại gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn mỗi ngày, gạo lứt được đánh giá là giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Mời bạn tham khảo thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt (tính cho 100g gạo lứt) dưới đây:
Năng lượng: 370kcal
Carbohydrate: 77,24g (trong đó có đường 0,85g, chất xơ 3,5g)
Chất béo: 2,92g
Chất đạm: 7,94g
Vitamin: Vitamin B1 (0,401mg), vitamin B2 (0,093mg), vitamin B3 (5,091mg), vitamin B5 (1,493mg), vitamin B6 (0,509mg), vitamin B9 (20μg)
Khoáng chất: Canxi (23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), mangan (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
Nước: 10,37g
Ngoài ra, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp các loại dưỡng chất như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate. Đặc biệt trong gạo lứt có chứa hàm lượng mangan cao, mặc dù đây là một khoáng chất ít được biết đến nhưng nó có vai trò trọng yếu đối với cơ thể, bao gồm chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ.
Nếu cơ thể bị thiếu hụt mangan có thể dẫn tới nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tăng trưởng kém, khử khoáng xương và ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản.
Hơn thế nữa, gạo lứt còn là nguồn cung cấp các hợp chất thực vật tuyệt vời cho cơ thể. Bởi vì loại gạo này có chứa nhóm chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và phenol, giúp ngăn ngừa cơ thể không bị stress oxy hóa - một trong nhưng yếu tố chính gây ra các căn bệnh như ung thư, tim hoặc lão hóa sớm.
Các chất chống oxy trong gạo lứt hoạt động mạnh mẽ, giúp ngăn chặn các tổn thương tế bào gây ra do các gốc tự do và giảm các tình trạng viêm.
2. Công dụng của gạo lứt với sức khỏe con người như thế nào?
2. 1) Gạo lứt giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do
Trong lớp cùi của gạo lứt có nhiều chất kháng Oxy rất tốt cho hệ miễn dịch như: CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic… Các chất kháng oxy hóa được coi như là những người lính bảo vệ tế bào của cơ thể. Chúng sẽ giúp bạn bảo vệ tế bào cơ thể mình khi khi bị gốc tự do tấn công. Từ đó bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi.
2. 2) Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường
Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường.
Các hàm lượng vitamin, hóa học và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể. Do đó cơ thể bạn có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu.
2. 3) Giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch
Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.
Các vai trò này và những cơ chế đồng hợp khác đã được thể hiện rõ ở chỗ:
Làm giảm việc hấp thụ chất béo và cholesterol.
Làm tăng việc bài tiết chất béo, cholesterol và acid mật.
Làm giảm áp suất máu và triglyceride.
Ngăn ngừa việc ngưng kết tiểu huyết cầu.
Khi bạn sử dụng gạo lứt một cách đúng đắn, sẽ có hiệu ứng tích cực đối với áp suất máu và cholesterol đồng thời cải thiện năng lượng của cơ tim. Nó cũng giúp cho việc ổn định nhịp đập tim. Tất cả những chức năng này ở trong gạo lứt hoạt động đồng thời đã làm giảm các nguy cơ đột qụy hoặc các tai biến tim mạch.
2. 4) Tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống các bệnh thoái hóa
Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những tác nhân phù trợ quan trọng.
Chúng giúp cho:
Hệ thống miễn dịch của cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư
Giết chết các vi khuẩn, phá huỷ virus
Làm chậm quá trình lão hóa
Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Gạo lứt có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Chúng cũng giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành AIDS. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở trong gạo lứt.
2. 5) Giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư
Polyphenol và tocotrienol trong gạo lứt đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1. Chúng có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú.
Phòng chống và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển:
Gạo lứt có công dụng phòng chống và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển
Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.
2. 6) Cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn tốt
Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…Họ khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải đảm bảo 14 gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng 30-38gam/ngày, còn đàn bà cần khoảng 25-30 gam/ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.
Cung cấp chất xơ:
Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày
Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type 2 trước lúc chúng bước sang tuổi teen. Do đó, chúng ta có thể thấy tác dụng của gạo lứt đối với trẻ em còn là giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
2. 7) Giảm cân ở những người bị bệnh béo phì
Gạo lứt có tác dụng cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.
2. 8) Công dụng giải độc cho cơ thể của gạo lứt
Một tác dụng của gạo lứt khác đó là giải độc: Acid alpha Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các chất hóa học. Các bác sỹ người Đức đã sử dụng acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh liên quan đến oxygen.
2. 9) Gạo lứt giúp cải thiện chức năng của gan
Bên trong gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ đặc biệt cho chức năng của gan
Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan. Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.
2. 10) Giảm sỏi thận và làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương
Sỏi thận chủ yếu hình thành do canxi, nhưng vấn đề không phải nguyên nhân của sỏi thận là do canxi trong khẩu phần dinh dưỡng. Thực tế hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng tác dụng của gạo lứt làm giảm các nguy cơ phát triển sỏi thận.
Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với magiê và kali có lợi cho sức khoẻ. Vitamin K và IP6 trong gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng.
Vitamin K giúp chuyển canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương.
IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu.
Và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương.
Như vậy qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có được cái nhìn đúng đắn về tác dụng của gạo lứt. Ngoài ra, bạn cũng tránh lạm dụng việc sử dụng quá nhiều gạo lứt vào bữa ăn của mình. Hãy cân bằng thực phẩm và các chất dinh dưỡng để có được sức khỏe tráng kiện.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận