Con nhà bạn mới sinh nhưng bị nghẹt mũi khó thở, bạn đã dùng thuốc nhưng không khỏi, bạn chưa biết làm cách nào? Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm sữa. Để trả lời cho câu hỏi này hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 1 số cách giúp thông mũi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ giúp ích cho con bạn trong những ngày đông giá rét !
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
* Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi
Nghẹt mũi là triệu chứng ban đầu của khá nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Phổ biến nhất là các bệnh cảm cúm, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý đến các bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự để chẩn đoán và điều trị đúng cách cho trẻ nhé:
+ Cảm lạnh: Nguyên nhân hàng đầu của chứng nghẹt mũi. Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt nhẹ hoặc nhẹ hơn thì nóng người, ho, đau họng, hát hơi, để lâu có thể sổ mũi… Nếu bé chỉ có nghẹt mũi mà không có dấu hiệu khác kèm theo thì có thể đây chỉ là phản ứng của trẻ khi gặp thời tiết lạnh hoặc cũng có thể ăn phải đồ cay. Nếu là trẻ sơ sinh và bị nghẹt mũi mà không có các dấu hiệu khác thì chỉ là ngạt mũi sơ sinh, nghĩa là chất nhầy của bào thai còn vướng lại trong đường hô hấp của trẻ.
+ Dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng. Nặng hơn cảm lạnh là cảm cúm (cảm do virus và vi khuẩn tấn công): Bé thường có dấu hiệu mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, hay cuối, và có thể khó thở.
+ Mắc kẹt mũi: Đây là trường hợp rất nguy hiểm. Nếu bé chơi và vô tình làm vướng dị vật ở trong mũi có thể gây nên ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu, bé sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.
* Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên lưu ý ít dùng thuốc cho bé mà nên chữa trị ngạt mũi bằng các cách đơn giản sau:
+ Lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé thường xuyên: Đôi khi, các chất nhầy quá nhiều sẽ đông lại và kẹt cứng trong mũi của bé, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn. Để loại bỏ gỉ mũi cho con, các mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi trẻ, làm ẩm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch mũi cho con.
+ Sử dụng máy làm ẩm trong phòng: Việc làm tưởng chừng không liên quan này lại rất có hiệu quả trong cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Một máy làm ẩm đặt trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp cho bé giảm ngạt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra. Tuy nhiên, các mẹ nên vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên để tránh nấm mốc.
+ Vỗ nhẹ lên lưng trẻ: Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc massage nhẹ nhàng lưng bé.
+ Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý sẽ làm các chất nhầy bị kẹt trong mũi bé mềm hơn. Sau khi nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mũi trẻ, bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho con. Nếu có thể, bạn nên làm việc này trước bữa ăn để loại bỏ các "cục khó chịu" này ra khỏi mũi con, giúp bé ăn dễ dàng hơn.
+ Xông hơi: Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
+ Thoa tinh dầu: Việc thoa tinh dầu vào lòng bàn chân cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Để giúp khí huyết của các thiên thần nhỏ lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi, mẹ có thể xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền của bé. Đồng thời, bạn cũng nên thoa một ít tinh dầu lên khu vực ngực và lưng của bé. Cách này sẽ giúp phát huy công dụng trị ngạt mũi cho con yêu một cách nhanh chóng và an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
>> Bị nghẹt mũi nên làm gì cho hết nghẹt
>> Bé bị ho đờm phải làm sao cho khỏi
>> Bị ho đờm không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi
+ Cho trẻ bú nhiều lần: Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trẻ thường bị khó chịu nên trẻ sẽ bú kém hơn bình thường. Mẹ cần đảm bảo lượng sữa cần thiết cho bé trong ngày bằng cách cho bé bú nhiều lần bất cứ khi nào bé muốn, cho bé uống thêm chút nước giúp đỡ nghẹt mũi hơn. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy nhỏ mũi và hút mũi bé cho thông thoáng, bé sẽ dễ bú hơn và bú được nhiều sữa hơn.
Trẻ bị ngạt mũi thường cảm thấy khó chịu và bức bối, sinh ra quấy khóc liên tục. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng một trong số các biện pháp trên để khắc phục tình trạng bệnh cho bé. Bé sẽ thoải mái vui chơi và ngủ ngon mà không bị những con khò khè hỏi thăm nữa.
Trên đây là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà bạn nên áp dụng để cho con có giấc ngủ ngon. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận