Bạn bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, bạn chưa biết phải kiêng gì để đỡ bị ho hơn. Bị ho đờm không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các món ăn nên kiêng khi bị ho có đờm. Nhất là vào mùa đông căn bệnh này lại càng làm phiền đến nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.
Bị ho đờm không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi
* Bị ho đờm không nên ăn gì?
+ Kiêng đồ lạnh: nước lạnh, nước đá, những đồ bảo quản trong tủ lạnh, đồ đông lạnh chưa được làm nóng cũng không nên ăn, bởi người đang ho ăn vào sẽ làm đường hô hấp, phổi bị lạnh sẽ khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn, uống nước ấm.
+ Đồ uống có ga, cồn: Trẻ em bị ho do dị ứng cũng không nên uống đồ uống có ga vì nó có thể gây ra những cơn ho kéo dài. Khi bị ho, bạn cũng không nên ăn đồ cay nóng, vì bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu như bị sặc khi đang ăn cay mà bị ho bất ngờ.
+ Thực phẩm chiên, xào, nướng: Khi bị ho, hệ tiêu hóa của cơ thể bị suy yếu. Thức ăn chiên, xào hay nướng trong trường hợp này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa bị kém đi. Từ đó dẫn đến tình trạng đờm tiết ra nhiều hơn, bệnh ho vì thế cũng lâu khỏi hơn.
+ Quýt, dừa, mía: Chúng ta vẫn thường hiểu đơn giản quýt có tác dụng chữa ho rất tốt, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Vỏ quýt chính xác là có tác dụng chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại gây ra tác dụng ngược lại. Theo các nghiên cứu, trong thịt quýt có chứa chất cellulite – loại chất khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn khi bị hấp thụ. Nước dừa và nước mía thường được dùng để giải nhiệt cho cơ thể, nhưng khi bạn đang bị ho hay suyễn thì không nên sử dụng tất cả những đồ có liên quan đến dừa hay mía. Bởi vì dừa và mía đều có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
+ Hải sản (cá, tôm, cua,…): Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… có vị tanh nên dễ khiến cổ họng bị kích thích và gây ho nhiều hơn nếu bạn đang bị ho. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người bị dị ứng với chất protein có trong các loại hải sản này, mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra ho.
+ Đậu phộng, socola, hạt dưa, ngô: Lượng dầu lớn có trong những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm nên chúng cũng không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.
+ Rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến việc chữa viêm họng, ho không mang lại hiệu quả do thường làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Nếu muốn điều trị nhanh chóng, bạn cần hạn chế tối đa những chất có hại này.
+ Các món như, lòng đỏ trứng, súp khoai, xốt có bột năng, bột đao không thích hợp với người bị ho, viêm họng bởi thành họng có nhiều chỗ lồi lõm, thức ăn đặc khó nuốt, kích thích gây ho và tình trạng ho rất tồi tệ với người bị viêm amidal. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Trên đây là các món ăn, thức uống mà người bị ho đờm không nên ăn. Đồng thời chúng ta cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm.
- Cần ăn các món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…
- Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô: Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus, là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng. Hãy chú ý bổ sung những loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
- Ăn các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ.
- Thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.
- Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.
- Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.
- Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).
- Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.
Có thể bạn quan tâm:
>> Bé bị ho đờm phải làm sao cho khỏi
>> Bị nghẹt mũi nên làm gì cho hết nghẹt
>> Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
Trên đây chúng tôi đã cho bạn lời khuyên bị ho đờm không nên ăn gì và nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận