Cách sống chung với bệnh viêm gan b mãn tính như thế nào

Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay và nó được mệnh danh là sát thủ thầm lặng. Vậy cách sống chung với bệnh viêm gan b mãn tính như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Khi người bệnh nhiễm HBV trong 6 tháng hoặc lâu hơn thì được coi là mắc bệnh viêm gan B mạn tính, lúc này virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cách sống chung với viêm gn b mãn tính như thế nào.

Cách sống chung với bệnh viêm gan b mãn tính như thế nào

* Virus viêm gan b mãn tính

HBV là vi rút có khả năng làm tổn hại tế bào gan và gây ra các bệnh về gan. Khi bị nhiễm virus viêm gan B, đa số trường hợp (90%) người trưởng thành sẽ có khả năng loại sạch hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể trong vòng 6 tháng và chỉ có khoảng 9 - 10% trở thành viêm gan B mạn tính.

Trong nhiều trường hợp, nếu không có các tác nhân gây hại cho gan như uống rượu, béo phì, gan nhiễm mỡ…thì HBV chỉ nhân bản thành các vi rúts không hoàn chỉnh và không đủ làm tổn hại đến tế bào gan nên nhiều người vẫn có thể “chung sống hòa bình” với loại vi rút này cả đời.

Tuy nhiên, nếu như để bệnh chuyển thành viêm gan B mạn tính thì nguy cơ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan là rất cao. Bởi viêm gan B thường tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện. Lúc này, các tế bào gan hầu như không thể được phục hồi ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện.

Các thống kê cho thấy, khoảng 10 - 20% bệnh nhân xơ gan bị ung thư gan và người bị nhiễm vi rút viêm gan B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Điều này khiến cho số ca ung thư gan có nhiễm vi rút viêm gan B chiếm tới 60 - 70%, trong khi chỉ có 20% nhiễm vi rút C.

* Nguyên nhân lây nhiễm viêm gan b

Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Viêm gan B có thể lây truyền khi máu, tinh dịch, dịch cơ thể từ người nhiễm virut xâm nhập vào cơ thể người khác.

Việc lây truyền có thể diễn ra theo các con đường sau:

- Từ mẹ sang con khi mẹ đã bị viêm gan B

- Quan hệ tình dục không an toàn

- Dùng chung kim tiêm

- Kỹ thuật xăm không an toàn

- Dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng

Cách sống chung với bệnh viêm gan b mãn tính như thế nào

Những nhân viên y tế cũng có thể gặp nguy hiểm nếu họ tiếp xúc với các dụng cụ y tế không an toàn, chẳng hạn như tái sử dung lại các thiết bị, không sử dụng đồ bảo vệ y tế, vứt bỏ dao cạo không đúng cách. Virut HBV không lây lan qua thực phẩm như nguồn nước, dụng cụ ăn uống, ôm hôn hay cho con bú, côn trùng cắn. Virut có thể sống sót bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, virut vẫn có thể gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể người không được tiêm vắc xin.

* Biểu hiện của người nhiễm virus viêm gan b mãn tính

Ở người trưởng thành, người viêm gan B thể nhẹ thì chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, lưỡi vàng, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu.

Tuy vậy, nhiễm virut viêm gan B ở trẻ sơ sinh lây truyền từ mẹ thì biểu hiện của bệnh không giống như ở người trưởng thành mà bệnh diễn biến hoàn toàn khác hẳn người trưởng thành. Người ta tổng kết cho thấy rằng có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ trở thành trẻ viêm gan mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có thể không có biểu hiện lâm sàng gì) và hậu quả cuối cùng là bị xơ gan cổ trướng hoặc bị ung thư gan sau này.

Muốn xác định người bị nhiễm viêm gan B trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang virut viêm gan B, người ta phải làm các xét nghiệm cần thiết như HBsAg, HBeAg, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT.

* Cách sống chung với bệnh viêm gan b mãn tính

Để phòng vi rút viêm gan B tái hoạt động, người bệnh cần tuyệt đối kiêng rượu, bia, không hút thuốc lá, không ăn mỡ động vật để không gây “áp lực” cho gan.

Bên cạnh việc tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của các bác sỹ, người bệnh cần có cuộc sống thoải mái và nên rèn luyện sức khoẻ phù hợp với điều kiện của bản thân như tập thể dục buổi sáng, đi bộ, bơi hoặc chơi cầu lông.

Tuyệt đối không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, hoặc các dụng cụ có thể tiếp xúc với máu của người nhiễm virus. Không chạm vào vết thương, hay máu của người đang bị nhiễm viêm gan B để tránh bị lây nhiễm.

Điều trị viêm gan B mạn tính cần phải đảm bảo tiêu chí ức chế sự nhân lên của virus, hạ men gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, phục hồi chức năng gan, ngăn chặn quá trình xơ hóa và ung thư.

funadin

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng gan phòng ngừa men gan cao, gan nhiễm mỡ, các bệnh lý viêm gan. Điển hình trong các sản phẩm đó phải kể đến Funadin bổ gan của Mỹ được BNC medipharm nhập khẩu và phân phối. Funadin được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách sống chung với bệnh viêm gan b mãn tính. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Chế độ ăn cho người viêm gan b mạn như thế nào

>>> Người bị viêm gan b sống được bao lâu và cách phòng bệnh ra sao

>>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Viết bình luận