Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 không dùng thuốc như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tiểu đường type 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat có đặc điểm tăng glucose máu do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin đến cơ thể hay gặp là đề kháng insulin. Bệnh này là bệnh mãn tính, người bệnh đã mắc phải gần như phải sống chung với nó suốt đời do vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng sẽ có những biến chứng nguy hiểm đến các căn bệnh khác. Bệnh tiểu đường có nhiều phương pháp điều trị mà không cần đến thuốc. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc
+ Theo dõi đường huyết:
Theo dõi đường huyết là khâu cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 2. Dựa vào kết quả đo đường huyết mà người bệnh có thể biết được nguy cơ xảy ra các biến chứng, điều chỉnh chế độ ăn và đến gặp bác sỹ để điều chỉnh thuốc điều trị nếu cần thiết.
Kiểm tra nồng độ đường huyết bằng máy đo đường cá nhân đã được ứng dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Người bệnh không cần phải đến bệnh viện để xét nghiệm máu nếu kết quả đo bằng máy cá nhân là bình thường. Việc sử dụng chiếc máy này rất đơn giản, bất kỳ người bệnh nào cũng có thể thực hiện được.
Người bệnh nên đo đường huyết tối thiểu 1 - 2 lần mỗi ngày, tốt nhất 4 lần/ngày vào lúc trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2h và trước khi tập thể dục. Nếu kết quả đo tốt, có thể kiểm tra 1 lần cho thời gian vài tuần. Kết quả đo nên được ghi chép lại các kết quả này vào một cuốn sổ để theo dõi.
+ Ăn uống lành mạnh và giảm cân:
Chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi những thức ăn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết.
Theo lời khuyên của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chế độ ăn của người tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc chung đó là:
Giảm lượng đường bột hằng ngày: Bạn nên hạn chế bớt lượng đường bột từ bánh mì, cơm trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể thay thế chúng bằng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn như gạo lứt.
Tăng cường rau xanh, chất xơ: Chất xơ giúp cơ thể bạn chậm hấp thu đường từ hệ tiêu hóa, đồng thời làm bạn có cảm giác no mà không bị dư thừa năng lượng. Ngoài ra, chất xơ còn giúp nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng. Một số loại rau tốt cho người tiểu đường là bắp cải, măng tây, bông cải xanh, súp lơ, đậu, cà tím, rau diếp…
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ trái cây ít đường: Lượng vitamin và khoáng chất trong trái cây rất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy bạn nên chọn những loại hoa quả có ít đường để tránh làm tăng đường huyết khi ăn.
Hạn chế chất béo từ động vật, thay thế bằng chất béo thực vật: Chất béo từ động vật là những loại chất béo có hại. Chúng làm tăng nồng độ cholesterol máu, từ đó tăng nguy cơ xơ vữa thành động mạch và thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng tiểu đường.
Sử dụng đường dành cho người tiểu đường: Đây là những loại đường có vị ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp và không mang năng lượng. Vì vậy sẽ giúp bạn tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi dùng.
Uống sữa dành cho người bệnh tiểu đường: Bạn có thể uống sữa mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cần lựa chọn sử dụng những loại sữa ít đường, ít béo hoặc dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
Hạn chế các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng và thay đổi món ăn hằng ngày với các loại thịt trắng từ cá hoặc thịt gia cầm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân chia bữa ăn hợp lý. Ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, buổi tối chỉ ăn nhẹ. Không nên ăn sau 9 giờ tối, vì đây là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Để có một chế độ ăn lành mạnh, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, ít carbohydrate và nguồn chất béo “tốt” cho cơ thể:
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru, kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách giúp bạn no nhanh và lâu, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Kiểm soát lượng carbohydrate: Carbohydrate khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành đường và hấp thu vào máu. Bạn cần lựa chọn các thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate thấp, nhiều chất xơ, hoặc các loại carbohydrate chưa qua tình chế như ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như: Trái cây, rau, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, sữa ít béo…
Chất béo “tốt” cho cơ thể: Chất béo “tốt” có chứa hàm lượng calo thấp, là chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Điển hình của chất béo “tốt” là omega-3 có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Một số loại thực phẩm khác bạn có thể tham khảo như bơ, dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu nành…
- Người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Ngoài các thực phẩm bạn nên đưa vào bữa ăn của mình, thì các thực phẩm sau đây bạn cần giảm thiểu ở mức tối đa để đảm bảo ngăn ngừa biến chứng tiểu đường:
Giảm chất béo chuyển hóa: hạn chế đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, bánh nướng, kẹo…
Giảm muối: bạn cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày, cố gắng ăn ít hơn 2,3 mg mỗi ngày. Khi mua hàng, bạn cũng cần kiểm tra lượng muối ghi trên nhãn để tính toán được lượng muối. Giảm muối sẽ giúp bạn ngăn ngừa biến chứng huyết áp cao của bệnh tiểu đường.
Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: sữa giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan, các thịt nội tạng
+ Thường xuyên tập thể dục:
Việc vận động mỗi ngày là phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần duy trì tất cả các môn thể dục yêu thích như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh… mỗi buổi tối thiểu 30 – 45 phút và 5 buổi/tuần. Tuy nhiên, bạn nên có chế độ tập luyện vừa sức tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng chịu đựng của mỗi người, điều này bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện và cường độ.
Tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường hay bất kỳ ai cũng đều quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL có hại và tăng chất béo cholesterol HDL lành mạnh. Nó còn giúp giảm lo lắng, tăng cường cơ và xương, cải thiện sức khỏe chung của bạn.
Nhiều nghiên cứu về lợi ích của tập thể dục đối với bệnh tiểu đường với các kết quả nổi bật sau:
Tất cả các hình thức tập thể dục – tập thể dục nhịp điệu, thể dục với cường độ cao, đều có tác dụng như nhau trong việc giảm giá trị HbA1c ở những người bị bệnh tiểu đường. (HbA1c là thông số cho biết tỉ lệ đường glucose gắn với hemoglobin trong máu. HbA1c giảm có nghĩa là lượng đường trong máu giảm.)
Tập thể dục giúp giảm tình trạng kháng insulin ở những bệnh nhân cao tuổi ít vận động và bị béo bụng.
Những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất hai giờ một tuần giúp giảm nguy cơ tử vong do biến chứng bệnh tim mạch.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất bốn giờ một tuần để tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.
Thời gian tập thể dục tốt nhất là khoảng một đến ba giờ sau khi ăn, khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn trước khi ăn.
+ Giảm cân và kiểm soát cân nặng:
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ chính cho bệnh ĐTĐ typ 2. Các mô mỡ càng nhiều, càng có nhiều tế bào kháng với insulin. Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết đường và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
Khi giảm trọng lượng cơ thể, tuyến tuỵ có thể lại bắt đầu sản sinh ra insulin. Gan có thể tự xác định được nguồn cung glucose của cơ thể và ngừng cung cấp ra lượng đường không mong muốn. Điều này đã giúp cho những bệnh nhân đang phải uống thuốc để kiểm soát bệnh ĐTĐ týp 2 có thể không cần phải dùng thuốc nữa. Đây thực sự là tin vui đối với người mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Tuy nhiên, để đánh bại căn bệnh này, bệnh nhân cần phải giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể và luôn duy trì ở mức đó.
Thực tế cho thấy việc sử dụng một số thuốc điều trị chuyên biệt cho bệnh ĐTĐ typ 2 nhằm làm giảm lượng đường trong máu thực chất chỉ giải quyết được triệu chứng chứ không điều trị được gốc. Hầu hết người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 đều bị thừa ra khoảng 12 - 19kg trên trọng lượng lý tưởng. Mặc dù trước đây người ta đã biết được điều này nhưng tất cả các phác đồ điều trị chỉ là làm giảm lượng đường trong máu, giải quyết phần ngọn, chứ không phải gốc gác của vấn đề, đó là sự dư thừa trọng lượng của cơ thể.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ số dễ nhận biết nhất của người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 chính là khối mỡ bụng của họ. Một người đàn ông có vòng bụng trên 91cm hoặc một phụ nữ có vòng bụng trên 81cm đều có thể có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng, để phòng ngừa bệnh ĐTĐ typ 2 ở những người có yếu tố nguy cơ (những người thừa cân) cần có một chương trình tập thể dục phù hợp, có kế hoạch ăn uống lành mạnh và giảm trọng lượng dư thừa...
Giảm cân là một trong những biện pháp để chữa bệnh tiểu đường không cần thuốc. Chế độ ăn uống lành mạnh chúng tôi đã đề cập ở trên chính là gợi ý để giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh tại nhà và tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân. Một điều lưu ý là bạn không nên uống thuốc giảm cân hay áp dụng các phương pháp giảm cân thiếu khoa học, nhìn ăn… Điều này có thể gây phản tác dụng và làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng giúp mức đường huyết luôn ổn định:
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường
2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a, Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)
b, Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c, HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d, Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.
+ Chẩn đoán tiền đái tháo đường:
Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
+ Triệu chứng bệnh đái tháo đường:
Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
Đi tiểu thường xuyên
Cảm thấy rất khát
Cảm thấy rất đói - ngay cả khi đang ăn
Mệt mỏi nhiều
Nhìn mờ
Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
Giảm cân - ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem cách điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?
Viết bình luận