Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Cách chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Khi lượng hormone estrogen bị giảm sút trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể phụ nữ từ chức năng sinh lý đến các quá trình trao đổi chất. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem rối loạn nội tiết tố nữ là gì và cách chữa bệnh ra sao.
1. Tổng quan về rối loạn nội tiết tố nữ
+ Vai trò của nội tiết tố nữ với cơ thể:
Nội tiết tố nữ hay còn gọi Estrogen là hormone sinh dục được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng và một phần ở tuyến thượng thận, nhau thai,… Estrogen chính là nhân tố tạo ra những đặc trưng nổi bật ở phái nữ như ngực nở, eo thon, thân hình quyến rũ,…
+ Về nhan sắc:
Nội tiết tố nữ giúp tạo ra những đường cong gợi cảm trên cơ thể phái đẹp, giúp cho thân hình quyến rũ và mềm mại hơn. Bên cạnh đó với tính chất giữ nước, Estrogen còn góp phần đem lại làn da mịn màng, tươi tắn và hồng hào hơn, hạn chế các vết nhăn, nám trên khuôn mặt.
+ Về chức năng sinh lý:
Đối với cơ thể của phái nữ, Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chức năng sinh lý của các bộ phận sinh dục như: cổ tử cung, tuyến vú, âm đạo, tử cung, buồng trứng,… Nó giúp chị em tăng khả năng ham muốn quan hệ tình dục, đồng thời giúp tỷ lệ thụ thai cao hơn. Khi quan hệ, Estrogen còn tiết ra dịch giúp chị em tránh bị tình trạng khô rát, đau và không hứng thú với “bạn tình”.
+ Về sức khỏe:
Không chỉ đóng góp vai trò quan trọng đối với chức năng sinh lý và nhan sắc, Estrogen còn giúp điều hòa, bảo vệ tim mạch cho chị em. Ngoài ra Estrogen còn giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cho phái nữ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
2. Tác dụng của nội tiết tố nữ với chị em
Nội tiết tố nữ có tác dụng lớn trong việc tác động đến yếu tố sức khỏe, sinh lý, ngoại hình của chị em.
+ Tuổi dậy thì:
Nữ giới thường bước vào tuổi dậy thì từ 8 - 13 tuổi. Ở tuổi dậy thì, tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen và progesterone.
Nồng độ estrogen và progesterone tăng và bắt đầu phát triển các đặc điểm gồm:
Phát triển vú.
Mọc lông ở nách, chân và vùng kín.
Tăng chiều cao.
Tăng lưu trữ chất béo ở mông, hông và đùi.
Mở rộng xương chậu và hông.
Tăng sản xuất dầu cho da.
+ Thai kỳ:
Quá trình mang thai bắt đầu từ thời điểm trứng đã thụ tinh làm tổ trong thành tử cung của một người. Sau khi cấy ghép, nhau thai bắt đầu phát triển và sản xuất một số hormone gồm progesterone, relaxin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG).
Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ progesterone tăng đều đặn khiến cổ tử cung dày lên và hình thành nút nhầy. Việc sản xuất relaxin ngăn chặn các cơn co thắt trong tử cung đến khi kết thúc thai kỳ, thư giãn dây chằng và gân trong khung chậu.
Nồng độ hCG tăng trong cơ thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone. Sự gia tăng nhanh chóng lượng hormone này dẫn đến các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, nôn và đi tiểu thường xuyên.
Nồng độ estrogen và progesterone tiếp tục tăng trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Các tế bào trong nhau thai sẽ bắt đầu sản xuất hormone Human placental lactogen (HPL). HPL điều chỉnh quá trình trao đổi chất của phụ nữ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.
Nồng độ hormone giảm khi quá trình mang thai kết thúc và dần về lại mức trước khi mang thai. Khi người mẹ cho con bú, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, ngăn xảy ra rụng trứng.
+ Hành kinh:
Kinh nguyệt xảy ra bất kỳ lúc nào từ 8 - 15 tuổi. Sau đó, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể thay đổi trong khoảng 24 – 38 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có ba giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố:
- Giai đoạn nang trứng: Thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Trong một khoảng thời gian, máu lẫn mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này, nồng độ estrogen và progesterone rất thấp làm thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh. Tuyến yên cũng giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang chứa một quả trứng. Sau vài ngày, một nang trội sẽ xuất hiện ở mỗi buồng trứng. Các nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng hấp thụ. Nang trội tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng estrogen kích thích giải phóng endorphin làm tăng mức năng lượng và tâm trạng được cải thiện. Estrogen làm phong phú nội mạc tử cung để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng.
- Giai đoạn rụng trứng: Trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh điểm khiến một nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng khỏi buồng trứng. Sau khi rời buồng trứng, một quả trứng tồn tại trong khoảng 12 -24 giờ. Sự thụ tinh của trứng chỉ xảy ra trong khung thời gian này.
- Giai đoạn hoàng thể: Trong giai đoạn hoàng thể, thông qua ống dẫn trứng, trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, progesterone được giải phóng, làm dày niêm mạc tử cung và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung. Nồng độ estrogen và progesterone suy giảm vì trứng không thụ tinh. Dấu mốc của sự khởi đầu tuần tiền kinh nguyệt. Cuối cùng, trứng không được thụ tinh và niêm mạc tử cung bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
+ Tình dục và cách tránh thai:
Estrogen, progesterone và testosterone ảnh hưởng đến tình dục. Mức độ estrogen cao tăng ham muốn còn tăng progesterone thì sẽ ngược lại. Ngoài ra, nồng độ testosterone thấp cũng giảm ham muốn tình dục ở một số phụ nữ.
+ Tiền mãn kinh và mãn kinh:
Mãn kinh là khi ngừng kinh nguyệt và không còn khả năng mang thai. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi dẫn đến thời kỳ cuối cùng của phụ nữ. Trong quá trình chuyển đổi, nồng độ hormone dao động lớn khiến phụ nữ gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm:
Kinh nguyệt không đều.
Nóng bừng.
Khó ngủ.
Thay đổi tâm trạng.
Khô âm đạo.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 2 – 8 năm. Phụ nữ đến tuổi mãn kinh khi đã trải qua một năm không có kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ estrogen và progesterone.
Nồng độ estrogen thấp hơn làm giảm ham muốn, mất mật độ xương nên dễ loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
3. Cách điều trị rối loạn nội tiết tố
Điều trị rối loạn nội tiết tố là một vấn đề nan giải và cần sự kiên trì.
+ Điều trị dùng thuốc:
Khi bắt đầu có các dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố, việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp bác sĩ để được tư vấn khám, kiểm tra và điều trị. Thông qua các xét nghiệm có thể giúp đánh giá chính xác được sự rối loạn này là do biến động hormone nào gây nên, các enzym, hoạt chất có liên quan đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây nên các rối loạn nội tiết tố để từ đó có hướng điều trị và bổ sung nội tiết tố hợp lý.
Sau khi đã kiểm tra xác định được chính xác vấn đề đang xảy ra, tùy thuộc theo tình trạng nguyên nhân và mức độ rối loạn để điều trị theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Nếu cần thiết sẽ cho chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone mà thường là sử dụng các hormone hóa dược, được tổng hợp từ nguồn gốc hóa dược. Liệu pháp hormone thay thế là phương pháp sử dụng estrogen, progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
Ngoài liệu pháp hormone thay thế, trong điều trị rối loạn nội tiết tố cần sử dụng kết hợp các thuốc như:
Thuốc an thần
Vitamin.
Thực phẩm chức năng: Bổ sung nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược, thực vật bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều chỉnh nội tiết có nguồn gốc từ tự nhiên... Phương pháp này hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao và ổn định.
Tham khảo sử dụng sản phẩm Eluna từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng, giúp duy trì ổn định bộ ba nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone, testosterone) theo đúng và đủ với nhu cầu cơ thể. Từ đó, phụ nữ được cải thiện các bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời hỗ trợ chống lão hóa và cải thiện các bệnh lý về tim mạch, giảm đau cơ xương, ổn định huyết áp hiệu quả.
ELUNA - thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố nữ
Eluna hiệu quả cao và an toàn cho:
- Phụ nữ ở tuổi trưởng thành
- Phụ nữ lão hóa sớm
- Phụ nữ giảm nhu cầu sinh hoạt tình dục
- Phụ nữ lãnh cảm.
Eluna - Sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp sản sinh estrogen tự nhiên, bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược, giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.
Sản phẩm Eluna được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 00023/2017/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Eluna giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ
+ Điều trị không dùng thuốc:
Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Bổ sung các thực phẩm có giàu acid béo như omega 3, omega-6, omega-9 có nhiều trong các loại cá, hạt hướng dương hay bơ. Các acid này có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone của cơ thể.
Ăn bổ sung các loại rau xanh đậm như súp lơ, cải bắp...vì trong đó có chứa nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C, B) và khoáng chất (magie, kẽm, mangan,...) hỗ trợ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hormone cũng như điều hòa nội tiết tố trong cơ thể đồng thời ức chế khả năng rối loạn nội tiết.
Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày.
+ Tạo lối sống lành mạnh:
Ngủ đủ giấc, làm việc hạn chế căng thẳng và stress. Áp lực và căng thẳng sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất cortisol gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Có thể thư giãn cơ thể bằng các tập thể dục nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ hay tắm nóng...
Có thể áp dụng một số bài massage nhẹ nhàng ở vùng bụng và massage chân để kích thích quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể.
+ Thư giãn:
Rối loạn nội tiết là một trong những vấn đề nghiêm trọng, có thể kéo theo sự ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác nhất là các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp và các chức năng hệ sinh dục, có nguy cơ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu và cách bổ sung nội tiết tố nữ tự nhiên
>>> Những thực phẩm gây rối loạn nội tiết tố nữ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn, vinmec.com, tamanhhospital.vn, benhvienthucuc.vn, vinmec.com
Viết bình luận