Các dấu hiệu của tiền mãn kinh và cách khắc phục

Tiền mãn kinh là tình trạng mà chị em nào cũng phải trải qua trong 1 giai đoạn của cuộc đời. Vậy các dấu hiệu của tiền mãn kinh là gì là câu hỏi của nhiều người. Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi sang mãn kinh ở phụ nữ, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường đến trong khoảng 45 đến 55 tuổi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu của tiền mãn kinh.

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh và cách khắc phục

1. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh

Mãn kinh được xem là giai đoạn thứ 3 trong sự phát triển về sinh lý của người phụ nữ và là một tiến trình hoàn toàn tự nhiên. Sự xuất hiện các rối loạn tiền mãn kinh đánh dấu bước chuyển tiếp từ trạng thái có khả năng sinh sản sang trạng thái không còn khả năng sinh sản. Vậy tiền mãn kinh có những dấu hiệu như thế nào?

+ Bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm:

Bốc hỏa là cảm giác nóng bừng từ ngực lên đến vai, lan rộng cổ và mặt, thường kéo dài trong khoảng 2 đến 3 phút hoặc lâu hơn. Đây là biểu hiện thường hay gặp của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, các chị em có thể bổng sung thêm một số loại viên uống tinh dầu hoa anh thảo nhằm giúp hỗ trợ, giảm các triệu chứng của mãn kinh và tiền mãn kinh.

+ Rối loạn kinh nguyệt:

Bước vào thời kì tiền mãn kinh, chị em sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình trở nên thất thường, khoảng thời gian giữa các kỳ kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng kinh nguyệt của bạn có thể từ nhẹ đến nặng và bạn có thể bỏ qua một số kỳ kinh.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi liên tục từ 7 ngày trở lên thì có thể bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh sớm. Nếu bạn có khoảng cách từ 60 ngày trở lên giữa các kỳ kinh nguyệt, có khả năng bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh muộn.

+ Cáu kỉnh, dễ nóng giận:

Một triệu chứng thường hay gặp phải ở phụ nữ là tính tình họ thay đổi, rất dễ cáu kỉnh, nổi nóng, đôi khi có thể trở nên nhạy cảm quá mức. Nguyên nhân chính có thể là do giấc ngủ bị gián đoạn hoặc do các yếu tố liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

+ Khô âm đạo, đau khi quan hệ tình dục:

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen thay đổi. Dẫn tới tình trạng suy giảm ham muốn, âm đạo khô, giảm khoái cảm và khó đạt cực khoái khi quan hệ. Lúc này, lượng dịch tiết ra giảm, niêm mạc âm đạo khô và teo, dễ bị tổn thương điều này khiến cho việc giao hợp trở nên đau rát, có thể chảy máu.

+ Căng tức ngực:

Các cơn đau tức ngực rất dễ xảy ra, tần suất có thể thường xuyên hoặc chỉ bất chợt tùy vào thể trạng của cơ thể người phụ nữ. Một số nguyên nhân gây ra các cơn đau tức ngực này có thể liên quan đến việc mất ngủ, ngủ không sâu, tâm trạng bất ổn, suy giảm hệ thống miễn dịch, sức khỏe không ổn định,...

+ Đi tiểu thường xuyên hơn:

Đi tiểu thường xuyên, tiểu tiện không tự chủ, tiểu són,... Nguyên nhân thường do cơ xương chậu là chủ yếu. Đây là kết quả của việc sinh thường kết hợp với sự suy giảm nội tiết tố estrogen làm cho lớp lót niệu đạo mỏng dẫn tới căng thẳng, mất kiểm soát bàng quang. Từ đó việc đi vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn.

+ Rối loạn giấc ngủ

Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể phá hỏng giấc ngủ ngon của bạn. Hãy cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ trước 23h, không ngủ trưa quá nhiều (tối đa 30 phút), không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 giờ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nghiêm trọng hơn, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

+ Giảm ham muốn tình dục:

Sự suy giảm estrogen khiến âm đạo khô, lượng dịch tiết ra bôi trơn kém đi, độ đàn hồi của "cô bé" cũng giảm, khiến việc ham muốn tình dục của phụ nữ giảm hoặc không còn. Chính vì vậy, việc tập thể dục và bổ xung chất dinh dưỡng, nội tiết tố thường xuyên có thể giúp cải thiện nhu cầu chuyện chăn gối tốt hơn.

+ Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung:

Công việc ngày một nhiều kèm theo tình trạng rối loạn giấc ngủ, không bổ xung đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ khiến não bộ làm việc quá mức gây suy giảm trí nhớ và và giảm khả năng tập trung của mỗi người. Tới thời kỳ tiền mãn kinh, sự suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung lại càng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

+ Đau đầu:

Đau đầu là triệu chứng không điển hình ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Các cơn đau đầu thứ phát thường bị bỏ qua, chính vì thế dẫn đến nhiều hệ lụy sau này của chị em phụ nữ. Đau đầu kèm theo cáu gắt thường làm suy giảm tâm sinh lý của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

+ Rụng tóc, gãy móng:

Hormone suy giảm cùng nội tiết tố khiến tóc dễ gãy rụng, móng gãy thường xuyên. Gặp nhiều ở phụ nữ độ tuổi 40 trở đi, lúc này nồng độ hormon estrogen và progesterone giảm đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng tóc của chị em bị rụng dần.

+ Tăng cân:

Hầu hết phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh đều tăng tích lũy mỡ ở dưới da nhất là ở vùng bụng, bắp tay, đùi. Lượng mỡ tích tụ dẫn đến tăng cân cùng nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tăng cholesterol, mỡ máu, ngực chảy xệ,...

+ Da khô hơn:

Ở phụ nữ tiền mãn kinh, lượng collagen suy giảm, hiện tượng da khô, nhăn nheo, chảy xệ là không thể tránh khỏi. Bổ xung các loại vitamin cùng với collagen là rất cần thiết trong giai đoạn này.

+ Thay đổi mức cholesterol:

Hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy giảm dẫn đến sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể kéo theo những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu, bao gồm cả sự gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) - cholesterol xấu và sụt giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) - cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh và cách khắc phục

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn xảy đến một cách tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Những triệu chứng mà nó gây ra, tuy khó chịu nhưng hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất mà không phải can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra không theo quỹ đạo, tức là đến sớm hơn (trước 35 tuổi) hoặc muộn hơn (sau 50 tuổi), đồng thời mang theo rất nhiều triệu chứng bất tiện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và công việc của các chị em. Đó chính là tình trạng rối loạn tiền mãn kinh, cần được can thiệp kịp thời để mọi thứ quay trở về đúng “quỹ đạo”.

Sự suy giảm hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng dẫn đến thay đổi bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone, Testosterone trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Độ tuổi càng cao, quá trình sụt giảm càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, dẫn đến những rối loạn của thời kỳ này.

Tuy nhiên, một số người có thể bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường do:

Suy buồng trứng sớm

Có mẹ hoặc chị gái cũng bị mãn kinh sớm

Đã cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng

Mắc một số chứng bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch…

Trải qua hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư

Hút thuốc lá nhiều năm vì thuốc lá là yếu tố nguy hại làm giảm nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể.

3. Phụ nữ cần làm gì để khắc phục rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh?

Đối với người phụ nữ, tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn xảy đến một cách hoàn toàn tự nhiên. Đôi khi chúng diễn ra rất bình thường mà không biểu hiện thành bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng cũng có khi, tiền mãn kinh xảy ra sớm và kéo dài, đem đến rất nhiều sự bất tiện, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và công việc của chị em phụ nữ.

Sự suy giảm estrogen chính là thủ phạm hàng đầu gây ra những rắc rối kể trên. Vì vậy, nếu muốn mọi việc quay trở về đúng “quỹ đạo”, tốt hơn hết là sử dụng liệu pháp thay thế hormon dưới sự cân nhắc của bác sĩ sản phụ khoa. Việc dùng hormon như thế nào là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bên cạnh đó, phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh nên chọn chế độ ăn uống chứa ít chất béo, ít cholesterol, giàu canxi (chẳng hạn như sữa, tôm, cua, trứng)... Các loại thực phẩm giàu omega-3, isoflavones và phytosterols (như cá, đậu tương) rất tốt cho phụ nữ mãn kinh. Bởi vì các chất này có công dụng tương tự như estrogen (cũng giống như bổ sung estrogen thiếu hụt cho cơ thể). Ngoài ra, phụ nữ nên hạn chế tối đa những món ăn, gia vị cay nóng để tránh gây ra cơn bốc hỏa. Sử dụng vitamin E hằng ngày cũng là biện pháp tốt cần được cân nhắc.

Song song với chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, tập aerobic... thì việc thăm khám sức khỏe ở giai đoạn này hết sức quan trọng. Bởi giai đoạn này, khi rối loạn nội tiết tố thay đổi cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở độ tuổi trung niên. Theo đó nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện những triệu chứng khó chịu, giúp chị em phụ nữ khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng quá nhiều khi nội tiết tố thay đổi.

+ Bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp cân chỉnh điều hòa nội tiết tố:

Ngày nay, sử dụng các sản phẩm đường uống để bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp tăng cường hoạt động của hệ trục là phương pháp khắc phục các rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh tận gốc được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Tham khảo sử dụng sản phẩm Eluna từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng, giúp duy trì ổn định bộ ba nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone, testosterone) theo đúng và đủ với nhu cầu cơ thể. Từ đó, phụ nữ được cải thiện các bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời hỗ trợ chống lão hóa và cải thiện các bệnh lý về tim mạch, giảm đau cơ xương, ổn định huyết áp hiệu quả.

ELUNA - thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố nữ

eluna bổ sung nội tiết tố nữ

Eluna hiệu quả cao và an toàn cho:

-    Phụ nữ ở tuổi trưởng thành
-    Phụ nữ lão hóa sớm
-    Phụ nữ giảm nhu cầu sinh hoạt tình dục
-    Phụ nữ lãnh cảm.

Eluna - Sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp sản sinh estrogen tự nhiên, bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược, giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.

Sản phẩm Eluna  được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế  Bình Nghĩa
Số GPQC: 00023/2017/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Eluna giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các dấu hiệu của tiền mãn kinh và cách khắc phục rối loạn tiền mãn kinh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm như thế nào?

>>> Tiền mãn kinh nên ăn gì tốt nhất hiện nay

>>> Tiền mãn kinh nên ăn gì tốt nhất

Nguồn tham khảo: nhathuocankhang.com, tamanhhospital.vn, vinmec.com, tytphuonglinhdong.medinet.gov.vn

Viết bình luận