Tiền mãn kinh là tình trạng mà phụ nữ nào cũng phải trải qua trong cuộc đời. Tiền mãn kinh thường diễn ra ở độ tuổi 40 đến 50 tuổi. Giai đoạn tiền mãn kinh chị em sẽ trải qua nhiều vấn đề trong cuộc đời nhất là các bệnh. Các bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh là câu hỏi của nhiều người. Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ngắn hay kéo dài phụ thuộc vào nội tiết trong cơ thể mỗi người, có người chỉ phải chịu thời kỳ này 2 - 3 năm tuy nhiên cũng có người phải chật vật suốt 7 - 8 năm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Các bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh
Việc suy giảm nội tiết tố nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý sau đây:
+ Chứng bốc hỏa ở tuổi mãn kinh:
Cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt, thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút hoặc lâu hơn là biểu hiện hay gặp của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Mỗi ngày, bạn có thể bị triệu chứng khó chịu này “ghé thăm” nhiều lần, đặc biệt trong lúc ngủ.
+ Rối loạn giấc ngủ:
Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể phá hỏng giấc ngủ ngon của bạn. Hãy cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ trước 23h, không ngủ trưa quá nhiều (tối đa 30 phút), không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 giờ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nghiêm trọng hơn, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
+ Loãng xương:
Tuổi mãn kinh, phụ nữ rất dễ bị loãng xương, đặc biệt những người nhỏ bé, người có tiền sử gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng. Khi bị loãng xương rất dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương hông, xương đùi, cổ xương đùi, xương cẳng chân bị đau lưng và còng lưng do cột sống bị sụp. Loãng xương còn làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây loãng xương thường do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu canxi và vitamin D. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc có chứa chất steroid... cũng dễ bị loãng xương.
+ Ung thư vú:
Đây là nỗi ám ảnh của phụ nữ tuổi trung niên - căn bệnh âm thầm mà rất nguy hiểm. Có tới 18% phụ nữ tuổi 40 chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, tăng 77% ở tuổi trên 50. Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong khá cao cho phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo. Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trung niên: Gia đình có người từng bị ung thư vú, nguy cơ tăng gấp 3 - 5 lần; béo phì: nguy cơ gấp 3 lần; không cho con bú sữa mẹ hoặc không sinh con, hoặc có con đầu lòng quá muộn; dậy thì sớm và mãn kinh muộn.
+ Ung thư cổ tử cung:
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh. Cổ tử cung là nơi tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Bệnh phát sinh do viêm nhiễm virus nhóm HPV kéo dài. Virus này gây ra những biến đổi ở cấp độ tế bào, khi các tế bào phát triển, tăng sinh một cách bất thường, không kiểm soát sẽ xâm lấn sang khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Song, không phải ai nhiễm HPV đều mắc ung thư cổ tử cung. Khoảng hơn 90% virus HPV bị loại bỏ tự nhiên trong năm đầu sau nhiễm và 70% virus được loại bỏ trong năm thứ hai. Một tỷ lệ nhỏ trường hợp HPV có thể tồn tại dai dẳng ở lớp tế bào đáy cổ tử cung. Chính tình trạng nhiễm HPV kéo dài và viêm mạn tính gây ra các tổn thương tiền ung thư của cổ tử cung ở các mức độ khác nhau.
+ Suy giảm trí nhớ:
Những thay đổi trong nội tiết tố cùng với các triệu chứng tiền mãn kinh khác (như thay đổi tâm trạng và rối loạn giấc ngủ), có thể khiến trí nhớ của bạn suy giảm. May mắn là chứng mau quên sẽ được khắc phục khi bạn bước sang tuổi mãn kinh.
+ Hội chứng tiền mãn kinh:
Người phụ nữ trong thời kỳ phát triển, cơ thể liên tục tiết ra estrogen - nội tiết tố nữ - để tạo ra các đặc tính của phái nữ. Sang tuổi mãn kinh, buồng trứng trong cơ thể phụ nữ không phát triển, nội tiết tố không tiết ra nữa, bắt đầu thiếu hụt estrogen. Vùng khung chậu bị ảnh hưởng, rất dễ sinh ra các bệnh viêm âm đạo, ngứa âm hộ, rong kinh, âm đạo khô, giao hợp khó khăn... có thể dẫn đến bệnh sa sinh dục, sa bàng quang, són tiểu. Thiếu estrogen cũng ảnh hưởng tới tâm thần kinh, tuyến nội tiết, hệ vận mạch, gây ra nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, bị bốc hỏa từng cơn, chóng mặt, hồi hộp không lý do, đau nhiều nơi trên cơ thể, dễ cáu gắt, sinh ra những lo âu, dễ buồn tủi...
+ Khô âm đạo:
Âm đạo giảm lượng dịch tiết và độ đàn hồi khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục. Đó là lý do nhiều chị em phụ nữ không còn hứng thú với chuyện chăn gối khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
+ Bệnh tim mạch:
ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormon sinh dục nữ (estrogen), các hormon sinh dục này có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Khi đến tuổi tiền mãn kinh, lượng hormon sinh dục bị giảm đáng kể và bắt đầu giai đoạn bùng nổ các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...) ở phái nữ với diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu người ta thấy rằng, liệu pháp hormon thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa được sự phát triển của xơ vữa động mạch.
+ Viêm nhiễm phụ khoa:
Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân là do giai đoạn này buồng trứng, nơi sản xuất chính nội tiết tố nữ quan trọng, đã bắt đầu suy giảm và dừng hẳn. Điều này ảnh hưởng đến độ pH của vùng kín. Độ pH âm đạo bình thường dao động từ 3,5-4,8, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi phát triển. Việc thiếu hụt nội tiết tố ở giai đoạn mãn kinh sẽ khiến độ pH tăng lên, âm đạo teo mỏng, khô, biểu mô âm đạo không chứa các glycogen, thiếu các chất dịch và acid lactic để diệt khuẩn. Đây là điều kiện để vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển mạnh, dễ dàng tấn công vào gây viêm nhiễm phụ khoa và gây ngứa ngáy.
2. Làm gì khi đến thời kỳ tiền mãn kinh
Tuổi mãn kinh là giai đoạn chị em phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ, do vậy chị em cần chăm sóc sức khỏe kỹ càng giai đoạn trước, trong và sau đó.
+ Hạn chế stress, tâm lý ổn định thoải mái:
Nên sắp xếp công việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress. Dành thời gian đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện nhiều hơn với người thân giúp đời sống tinh thần phong phú. Đồng thời, bản thân luôn hướng đến những điều tích cực, lành mạnh.
+ Cần rèn luyện lối sống lành mạnh:
Có một lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học cũng là cách giúp làm giảm các rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Theo đó, chị em nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh…; ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng/ngày, duy trì cân nặng và chỉ số BMI ổn định, trong giới hạn bình thường.
+ Bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp cân chỉnh điều hòa nội tiết tố:
Ngày nay, sử dụng các sản phẩm đường uống để bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp tăng cường hoạt động của hệ trục là phương pháp khắc phục các rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh tận gốc được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Tham khảo sử dụng sản phẩm Eluna từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng, giúp duy trì ổn định bộ ba nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone, testosterone) theo đúng và đủ với nhu cầu cơ thể. Từ đó, phụ nữ được cải thiện các bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời hỗ trợ chống lão hóa và cải thiện các bệnh lý về tim mạch, giảm đau cơ xương, ổn định huyết áp hiệu quả.
ELUNA - thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố nữ
Eluna hiệu quả cao và an toàn cho:
- Phụ nữ ở tuổi trưởng thành
- Phụ nữ lão hóa sớm
- Phụ nữ giảm nhu cầu sinh hoạt tình dục
- Phụ nữ lãnh cảm.
Eluna - Sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp sản sinh estrogen tự nhiên, bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược, giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.
Sản phẩm Eluna được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 00023/2017/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Eluna giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ
+ Duy trì vận động vừa sức:
Chị em nên tập luyện 30 phút mỗi ngày, và duy trì 5 lần/tuần để rèn luyện sức khỏe. Theo nghiên cứu trên đã được công bố trên chuyên san Journal of Bone and Mineral Research, phụ nữ tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chức năng hoạt động của cơ thể, cũng như tăng mật độ xương.
Lưu ý, chị em nên chọn lựa môn thể thao phù hợp và tập luyện vừa sức để mang lại kết quả tốt nhất. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe phụ nữ được khuyến khích như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, yoga…
+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đều độ:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu chất đạm: Thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu…
Acid béo omega-3: Có nhiều trong các loại cá béo như cá ngừ, cá trích, cá thu…
Chất xơ: Có trong các loại rau xanh, củ, quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
Thực phẩm có nhiều canxi: Sữa, trứng, các loại hạt, phô mai, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh…
Thực phẩm giàu kali: Cam, quýt, chuối…
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm A như gan, cá, sữa, cà rốt, quả gấc…; vitamin D như cá, lòng đỏ trứng, nấm; vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, rau xanh; vitamin nhóm B có trong bột đậu xanh, thịt gà, nấm, gan, trứng, quả hạnh nhân… Đặc biệt, cần tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, muối và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
+ Cần thăm khám bác sĩ định kỳ:
Điều này cực kỳ quan trọng và cần thiết, việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần không chỉ kiểm tra, theo dõi, tầm soát mà còn giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời các bệnh lý ở tuổi mãn kinh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh và cách giúp giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm như thế nào?
>>> Phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào - BNC medipharm
>>> Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào?
Nguồn tham khảo: vinmec.com, dakhoaquoctegoldstar.com, tamanhhospital.vn, angelagold.com.vn
Viết bình luận