Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào?

Bạn là phụ nữ, bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, bạn chưa biết cách điều trị như thế nào tốt, an toàn. Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tiền mãn kinh là khoảng thời gian trước giai đoạn mãn kinh của một người phụ nữ. Tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 - 55, cũng có thể kéo dài hơn 2 - 5 năm tùy vào cơ thể mỗi người. Giai đoạn này, hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến kinh nguyệt không đều và kéo dài nhiều ngày. Những thay đổi về nội tiết có thể dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn vận mạch… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết cách điều trị tiền mãn kinh hiệu quả.

Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào

Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào?

* Cách điều trị tiền mãn kinh

Hầu hết điều trị mãn kinh không cần điều trị y tế. Thay vào đó, phương pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bạn và ngăn ngừa hoặc quản lý các tình trạng mãn tính có thể xảy ra với lão hóa. Phương pháp điều trị mãn kinh có thể bao gồm:

Ngủ đủ: Tránh cafein và uống quá nhiều rượu, tập thể dục hàng ngày.

Thực hành kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thở sâu, massage và thư giãn cơ bắp.

Tăng cường sàn chậu: Các bài tập cơ sàn chậu (Kegel), có thể cải thiện một số dạng tiểu không kiểm soát, tăng độ co khít âm đạo.

Chế độ ăn uống cân bằng: Bao gồm nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo bão hòa, dầu và đường.

Thuốc chống trầm cảm liều thấp: Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có thể làm giảm cơn bốc hỏa.

Thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương: Dùng Can-xi và vitamin D để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương, giảm mất xương và nguy cơ gãy xương.

Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên để giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, tiểu đường, loãng xương và các tình trạng khác liên quan đến lão hóa.

Liệu pháp hormon: Liệu pháp estrogen là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất để giảm các cơn bốc hỏa . Tùy thuộc vào lịch sử y tế cá nhân và gia đình của bạn, bác sĩ có thể khuyên dùng estrogen liều thấp và thời gian ngắn nhất để giảm nhanh triệu chứng cho bạn. Nếu bạn vẫn còn tử cung, bạn sẽ cần progestin ngoài estrogen. Estrogen cũng giúp ngăn ngừa loãng xương. Sử dụng lâu dài liệu pháp hormon có thể có một số nguy cơ nên bác sĩ sẽ xem có phải là lựa chọn an toàn cho bạn hay không.

Estrogen bôi âm đạo: Estrogen dạng gel có thể được dùng trực tiếp, chỉ giải phóng một lượng nhỏ estrogen, được hấp thụ bởi các mô âm đạo. Thuốc có thể giúp giảm khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp và một số triệu chứng tiết niệu. Các loại dầu bôi trơn âm đạo Astroglide, K-Y jelly cũng làm giảm khó chịu âm đạo.

Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào

Một số phương pháp điều trị bổ sung và thay thế đã hoặc đang được nghiên cứu bao gồm:

Estrogen thực vật (phytoestrogen). Có hai loại phytoestrogen chính - isoflavone và lignans. Isoflavone có trong đậu nành, đậu xanh và các loại đậu khác. Lignans có trong ngũ cốc nguyên hạt và một số loại trái cây và rau quả. Isoflavone có một số tác dụng giống như estrogen yếu, vì vậy nếu bạn bị ung thư vú, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung chế độ ăn uống của bạn với thuốc isoflavone.

Thôi miên: Liệu pháp thôi miên có thể làm giảm tỷ lệ bùng phát bốc hỏa đối với một số phụ nữ mãn kinh, cải thiện giấc ngủ.

Một số thực phẩm chức năng: Cỏ ba lá đỏ, kava, dong quai, DHEA, dầu hoa anh thảo buổi tối và khoai lang hoang dã (kem progesterone tự nhiên) có thể giúp ích nhưng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Eluna cân bằng nội tiết tố nữ giúp khắc phục các triệu trứng của tiền mãn kinh một cách hiệu quả và chất lượng.

Eluna dưới dạng viên nang, được chế xuất từ những nguyên liệu tự nhiên, bao gồm những thành phần chăm sóc sức khoẻ cho nữ giới một cách toàn diện nhờ sự kết hợp đặc biệt của L-Arginine, Selenium, Indole-3-Carbinol với 10 loại thảo dược quý hiếm cùng với các vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B (B1,2,3,5,6,7,9,12) và các muối  khoáng: sắt, kẽm,  kẽm, calcium,magie… giúp cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt, chống lão hóa, bồi bổ khí huyết.

Eluna - giúp điều hòa kinh nguyệt ở chứng rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố gây ra giúp cho người phụ nữ có cảm giác thoải mái và thăng hoa trong đời sống tình dục. Sản phẩm giúp khắc phục được các triệu chứng khó chịu như: cơn bốc hoả, nóng bừng, toát mồ hôi đêm, nóng giận vô cớ, hồi hộp, lo âu, da nhăn, tóc khô, âm đạo khô, đau khi quan hệ…

Eluna giúp tăng khoái cảm khi “yêu” của chị em bằng cách nâng cao hoạt động chuyển hoá, sản sinh hormone và các chất xúc tác tình dục giúp nâng cao cảm hứng, giúp bảo vệ bộ phận sinh dục nữ, chống viêm ngứa, giúp giảm đau mỏi do những rối loạn ở giai đoạn mãn kinh. Eluna giúp tăng cường kích thích để cơ thể sản sinh estrogen, progesterone, testosterone ... một cách tự nhiên nhất. Từ đó giúp người phụ nữ cải thiện tình trạng ham muốn tình dục một cách lành mạnh và lâu dài.

ELUNA - thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố nữ

Eluna

Eluna hiệu quả cao và an toàn cho:
-    Phụ nữ ở tuổi trưởng thành
-    Phụ nữ lão hóa sớm
-    Phụ nữ giảm nhu cầu sinh hoạt tình dục
-    Phụ nữ lãnh cảm.

Eluna - Sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp sản sinh estrogen tự nhiên, bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược, giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Eluna giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ

* Các triệu chứng tiền mãn kinh điển hình

1. Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt không đều là triệu chứng tiền mãn kinh đầu tiên dễ nhận thấy nhất. Ở giai đoạn này, bạn sẽ gặp phải các vấn đề như: khó có thể xác định được thời kỳ rụng trứng, khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu kinh thay đổi có thể là rất ít hoặc rất nhiều, thậm chí là bạn mất kinh ở một vài chu kỳ.

2. Giảm khả năng sinh sản: Triệu chứng tiền kinh mãn kinh tiếp theo là khả năng thụ thai của bạn giảm. Nguyên do là chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến sự rụng trứng trở nên bất thường. Tuy nhiên, miễn là bạn vẫn có kinh, sự thụ thai vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn không muốn có con nữa, hãy sử dụng biện pháp tránh thai cho đến khi bạn không có kinh trong 12 tháng.

3. Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm: Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến nhất trong số các triệu chứng tiền mãn kinh. Có khoảng 2/3 phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh gặp phải hiện tượng này. Nguyên nhân của hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm chưa được lý giải một cách cặn kẽ. Một số giả thuyết cho rằng việc có những thay đổi ở vùng dưới đồi (vùng não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể) khiến nó hiểu sai nhiệt độ cơ thể và bắt đầu quá trình hạ nhiệt bằng cách làm giãn mạch máu gần với bề mặt da để tăng lưu lượng máu. Điều này khiến da bạn chuyển sang màu đỏ và đổ mồ hôi.

4. Chóng mặt: Chóng mặt là một triệu chứng tiền mãn kinh gây ra bởi sự suy giảm nồng độ hormone. Ở giai đoạn này, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, quay cuồng… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, cuộc sống.

5. Chuyển hóa chậm và tăng cân: 2/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 59 và khoảng 3/4 phụ nữ trên 60 tuổi bị thừa cân. Tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim, cao huyết áp, các vấn đề về hô hấp, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và có thể làm tăng các cơn bốc hỏa.

6. Trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng: Ước tính có khoảng 23% phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ estrogen có thể tác động đến những thay đổi của não và hệ thần kinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và làm cản trở giấc ngủ ngon. Mặt khác, tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra rối loạn tâm trạng.

Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào

7. Mất ngủ và gián đoạn giấc ngủ: Giai đoạn tiền mãn kinh có thể khiến bạn bị mất ngủ hoặc phải thức dậy nhiều lần trong đêm. Estrogen và progesterone là hai hormone thúc đẩy giấc ngủ ngon: Nồng độ hai hormone này suy giảm làm ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ.

8. Tóc rụng và móng giòn: Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều phụ nữ lâm vào tình trạng bị rụng tóc khiến mái tóc mỏng dần. Ngoài ra, móng tay của họ cũng có thể trở nên giòn, bề mặt móng gồ ghề và dễ gãy. Ngoài ra, tình trạng làn da trở nên khô, ráp trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến da đầu của bạn có thể bị khô, gây rụng tóc. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thử sử dụng dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm.

9. Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn: Nhiều phụ nữ thấy rằng trong giai đoạn tiền mãn kinh, âm đạo của họ có sự thay đổi đáng kể. Ở giai đoạn này, họ có cảm giác âm đạo co thắt trong quá trình thâm nhập, có nguy cơ bị rách âm đạo và chảy máu cao hơn khi giao hợp. Những thay đổi này có thể làm cho hoạt động tình dục diễn ra khó khăn hoặc gây đau đớn. Trên thực tế ước tính có từ 17 – 45% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cho biết họ cảm thấy rất đau khi quan hệ tình dục.

10. Mất mật độ xương, gia tăng nguy cơ loãng xương: Một triệu chứng tiền mãn kinh khác là mất dần mật độ xương, gia tăng nguy cơ loãng xương khiến xương giòn, dễ gãy. Estrogen cũng đảm nhiệm vai trò bảo vệ sức khỏe của xương. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm khiến mật độ xương của bạn bị mất nhanh hơn làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

11. Da khô và các vấn đề về da khác: Một trong các triệu chứng tiền mãn kinh dễ nhận thấy nhất là làn da của bạn đang dần bị khô ráp, chảy xệ, dễ bị kích ứng, mỏng dần, dễ bị bầm tím… Ngoài ra, ở giai đoạn tiền mãn kinh, bạn cũng có thể bị mụn trứng cá, phát ban, đặc biệt các vết thương ngoài da lâu lành hơn so với trước kia.

12. Thay đổi nồng độ cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Việc hormone estrogen suy giảm có thể dẫn đến những thay đổi mang tính bất lợi về nồng độ cholesterol trong máu. Điều này có thể làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt giảm ở nhiều phụ nữ khi có tuổi, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận