Bệnh trĩ nên ăn quả gì tốt nhất?

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh trĩ nên ăn quả gì tốt nhất là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ tiến triển nặng hơn hay giảm nhẹ hơn cũng phụ thuộc một phần vào chế độ ăn uống. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh trĩ nên ăn như táo, lê, chuối, đu đủ, hồng,… để đường ruột làm việc tốt hơn, giảm đau và búi trĩ có thể thu nhỏ lại. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh trĩ nên ăn quả gì tốt cho nhất.

Bệnh trĩ nên ăn quả gì tốt nhất

1. Bệnh trĩ nên ăn quả gì?

+ Quả Việt quất:

Người bị bệnh trĩ hay táo bón thường được khuyên nên ăn các loại quả mọng bởi chúng chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa.

Một chén việt quất có chứa tới 3,6g chất xơ, chúng còn chứa nhiều vitamin như A, C, K và chất khoáng. Những thành phần này hỗ trợ kích thích nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón ở bệnh nhân trĩ.

Bên cạnh đó, trong việt quất chứa một flavonoid tuyệt vời là anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm viêm, tăng sức bền thành mạch ở hậu môn.

Ăn việt quất mỗi ngày, không chỉ giảm nguy cơ bệnh trĩ mà còn ngăn ngừa được béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp nhờ chứa lượng chất béo rất thấp.

+ Quả Chuối:

Chuối - loại quả không thể thiếu trong danh sách cải thiện nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa. Ăn chuối mỗi ngày giúp mềm phân, dễ dàng đại tiện.

Chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng như vitamin B6, vitamin C, kali,... Một quả chuối chứa khoảng 3g chất xơ và kháng tinh bột, được loại bỏ ở quá trình tiêu hóa, là môi trường tốt cho vi khuẩn có lợi ở đường ruột phát triển.

Một số nghiên cứu cũng đề xuất pectin trong chuối giúp chống lại ung thư kết tràng.

Vì vậy hãy ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa, loại bỏ bệnh trĩ nhé.

+ Quả Đu đủ:

Đu đủ là loại trái cây thân thiện với hệ tiêu hóa của bạn. Chúng chứa enzyme papain có tác dụng phá vỡ chuỗi protein ở thịt, các thực phẩm khó tiêu.

Những người ở vùng nhiệt đới xem đu đủ là phương thuốc cho người táo bón, đặc biệt là bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

Trong đu đủ cũng chứa chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B9 rất tốt cho người bị trĩ, khó tiêu, thiếu máu.

Chất chống oxy hóa lành mạnh trong đu đủ carotenoid cải thiện tình trạng viêm nhiễm, đau rát, nhiễm trùng hậu môn ở bệnh nhân trĩ.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, các chất chống oxy hóa trong đu đủ có khả năng giảm nguy cơ ung thư cũng như làm chậm tiến trình phát triển của ung thư.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn đu đủ chín, ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây ra co thắt, rối loạn tiêu hóa.

+ Quả hồng:

Hồng là loại quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm táo bón. Chúng chứa chất pectin keo tự nhiên giúp cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Có thể coi hồng là khắc tinh của bệnh trĩ.

Một quả hồng cỡ vừa chỉ chứa 30 calo và rất ít chất béo. Ăn hồng mỗi ngày là giải pháp loại bỏ trĩ rất hiệu quả.

+ Quả Táo:

Táo là loại quả được liệt kê với rất nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp. Có nghiên cứu cho rằng, ăn táo giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích rất tốt, giảm co thắt đại tràng gây táo bón, đầy hơi, khó chịu, tiêu hóa kém.

Thường xuyên ăn táo sẽ cung cấp chất xơ, nước, phòng ngừa bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa dồi dào có trong táo như vitamin E, vitamin C, carotene,... giúp chống viêm, kháng khuẩn.

Đặc biệt vitamin B trong táo có khả năng duy trì lượng hồng cầu, cải thiện tình trạng ứ huyết ở bệnh nhân trĩ.

+ Quả Dưa hấu:

Loại quả đỏ mọng này chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể:

Vitamin C giúp ngăn tình trạng oxy hóa, hồi phục tình trạng viêm sưng

Cucurbitacin E giúp giảm viêm, chống hiện tượng sung huyết, nhiễm trùng ở trực tràng.

Lycopene ngăn ung thư tiêu hóa, ức chế sự phát triển búi trĩ.

Dưa hấu cũng dễ tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, giảm nhanh triệu chứng táo bón, khó tiêu.

+ Quả anh đào:

Polyphenol trong quả anh đào là chất kháng viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó, không chỉ được dùng cho bệnh trĩ, nước ép quả anh đào rất tốt trong điều trị bệnh gout, viêm khớp, thoái hóa khớp.

Hàm lượng vitamin C và A dồi dào trong quả anh đào cũng tăng cường miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở người bệnh trĩ.

+ Quả dừa:

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng trung hòa acid trong dạ dày và kích thích nhu động ruột của nước dừa. Từ đó thanh lọc, giải độc cơ thể và hạn chế hiện tượng táo bón, đầy hơi… Chính vì vậy khi uống nước dừa thường xuyên, bệnh nhân trĩ ít gặp phải tình trạng khó khăn và đau rát khi đại tiện.

Nước dừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt là nước dừa còn giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người. Tuy nhiên uống nhiều nước dừa có thể gây hạ huyết áp, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khoảng 200ml nước dừa/ ngày và chỉ nên uống sau khi đã ăn no.

+ Quả Mận khô:

Mận khô được “mệnh danh” là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên, không thể không nhắc đến khi tìm hiểu bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn khoảng 10 trái mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng phân khô, cứng, tăng nhu động tiêu hóa và giảm nhanh các triệu chứng trĩ.

Nguyên nhân không chỉ vì loại trái cây này giàu chất xơ mà còn do mận khô chứa một lượng lớn sorbitol, có tác dụng nhuận tràng, làm gia tăng áp suất thẩm thấu và làm tăng lượng nước ở ruột.

Ngoài ra, trong mận khô còn có chứa các hợp chất gọi là phenol, có tác dụng như một chất kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.

+ Các loại quả mọng:

Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả việt quất và dâu tây có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn. Chẳng hạn 100g quả mâm xôi có thể chứa khoảng 6,5g chất xơ.

Bên cạnh đó, quả mọng chứa nhiều nước, giúp phân mềm và khiến hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Ngoài ra, các loại quả mọng còn có chứa đường fructose, có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.

+ Các loại quả họ cam, quýt:

Các loại trái cây họ cam, chẳng hạn như chanh, cam, quýt và bưởi, chứa rất nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Không những vậy, chúng cũng chứa naringenin, một hợp chất có tác dụng nhuận tràng.

Đồng thời, lượng nước dồi dào của trái cây họ cam còn giúp làm mềm phân, giúp bạn dễ đi ngoài và ngăn các triệu chứng của trĩ trở nên nghiêm trọng.

+ Quả lựu:

Tác dụng: Chứa nhiều khoáng chất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Lựu chứa hàm lượng chất oxy hóa rất cao, tăng khả năng bảo vệ tế bào, giảm viêm nhiễm.

Nên sử dụng nước ép lựu thường xuyên để giảm mức độ tổn thương trực tràng, cải thiện chứng sung huyết. Lựu chứa nhiều dưỡng chất natri, đồng, sắt, vitamin B, C, E… nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch…

+ Quả Kiwi:

Bạn cũng có thể thử kiwi, một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào khác bên cạnh các loại trái cây kể trên. Cụ thể, 100g kiwi có thể cung cấp khoảng 3g chất xơ cho cơ thể.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quả kiwi có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, làm tăng khối lượng phân và giúp dễ đi ngoài. Ngoài ra, trái kiwi cũng chứa enzyme zyactinase rất tốt cho tiêu hóa.

+ Quả Bơ:

Tác dụng: Bơ chứa hàm lượng carbohydrate cao nhưng rất dễ hấp thu và tiêu hóa. Loại quả này được sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ, viêm loét dạ dày, hội chứng kích ruột, …

Ngoài ra, quả bơ còn chứa nhiều vitamin, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể như E, K, C, B5, B6, kali…

Bệnh trĩ nên ăn quả gì tốt nhất

+ Quả Cà tím:

Cà tím không nhiều năng lượng dồi dào như các loại củ quả khác. Tuy nhiên thành phần chính là chất xơ và vitamin B với sắc tố tím đặc trưng, có chức năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào.

Bổ sung cà tím giúp nhuận tràng, tiêu viêm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Tuy nhiên, không nên đun cà tím ở nhiệt độ của cao, sẽ làm mất đi 50% vitamin trong cà tím. Ăn cả vỏ bởi sắc tố tím rất có lợi cho sức khỏe, huyết áp, tim mạch.

+ Quả Lê:

Lê là loại quả chứa lượng lớn chất xơ hòa tan và nước lớn nhất trong các loại quả. Do đó, rất tốt cho người bị trĩ và táo bón.

Đặc biệt, với người phẫu thuật trĩ, lê còn giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu vô cùng hiệu quả.

2. Cách chẩn đoán bệnh trĩ

+ Yêu cầu chẩn đoán:

dựa vào các triệu chứng lâm sàng khai thác được từ hỏi bệnh, khám thực thể, đưa ra chẩn đoán xác định và phân độ trĩ. Từ đó chỉ định các xét nghiệm, khám xét cần thiết tiếp theo để xem xét các yếu tố nguy cơ (thiếu máu, xơ gan, đái đường...).

+ Các triệu chứng lâm sàng cần khai thác:

- Tiền sử: bệnh nội khoa, ngoại khoa, tiền sử điều trị trước đây (nội khoa, thủ thuật, ngoại khoa), yếu tố thuận lợi (nghề, táo bón, xơ gan, đứng lâu, ngồi nhiều, thai nghén, tăng huyết áp…).

- Triệu chứng cơ năng: chảy máu (mức độ, tính chất...), sa khối hậu môn (vị trí, tính chất thay đổi....),  đi ngoài đau hậu môn (từng đợt, liên tục, có phải dùng thuốc giảm đau...).

- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, thiếu máu, hạch ngoại vi...

- Triệu chứng tại chỗ: nhìn thấy búi trĩ sa xuống tự nhiên hoặc khi bảo bệnh nhân rặn, búi trĩ chảy máu hoặc tím.

- Triệu chứng khi biến chứng (tắc mạch, hoại tử...): đau, khối tím cạnh hậu môn...

- Khám hậu môn trực tràng và soi trực tràng ống cứng (mô tả vị trí, mức độ, tổn thương phối hợp…). Tư thế nằm sấp hoặc nghiêng hoặc ngửa. Vị trí tổn thương đánh dấu theo chiều kim đồng hồ (quy định tư thể nằm ngửa).

- Khám phát hiện các triệu chứng bệnh phối hợp.

. Áp xe: đau;  sốt; khối xưng, nóng, đỏ, đau; có khi vỡ chảy mủ cạnh hậu môn.

. Nứt kẽ hậu môn: đau, vết nứt thường dưới đường lược vị trí 6h, cơ thắt co bóp chặt.

. Các bệnh khác: sa niêm mạc trực tràng, K ống hậu môn, Crohn,...

+ Chẩn đoán xác định bệnh, phân độ trĩ

Trĩ nội:

- Xuất phát trên đường lược.

- Bề mặt niêm mạc không có thần kinh cảm giác.

-  Diễn biến: chảy máu, sa, nghẹt, tắc mạch.

-  Được phân thành 4 độ:

. Độ 1: mới hình  thành, chảy máu là triệu chứng chính.

. Độ 2: búi trĩ sa xuống khi rặn, tự lên được.

. Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài, phải đẩy mới lên được.

. Độ 4: búi thĩ sa thường xuyên, có thể nghẹt dẫn đến hoại tử.

Trĩ ngoại:

-  Xuất phát dưới đường lược.

-  Có thần kinh cảm giác.

-  Diễn biến: tắc mạch, mẩu da thừa.

+ Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và trĩ ngoại cùng có ở một búi trĩ hoặc nhiều búi trĩ.

+ Trĩ có biến chứng:

- Chảy máu: cấp hoặc mãn tính phụ thuộc vào mức độ chảy máu, lượng máu mất, tình trạng toàn thân. Nếu có chảy máu cấp có khi phải can thiệp cấp cứu cầm máu (ỉa máu đỏ tươi, phun thành tia, da xanh, niêm mạc nhợt, hồng cầu hematocrit giảm).

- Tắc mạch: đau nhiều hậu môn, khám tại chỗ búi trĩ tím kích thước khác nhau, có thể một nơi hay nhiều nơi, có thể ở trĩ nội hoặc trĩ ngoại, có thể phối hợp...Có thể kèm theo nhiễm trùng hoại tử.

- Sa, nghẹt trĩ: toàn bộ búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không thể đẩy lên hoặc đầy lên lại xuống ngay kèm theo phù nề, đau có thể nhiễm trùng, loét; thường có kết hợp tắc mạch.

+ Chẩn đoán phân biệt

Yêu cầu chẩn đoán: phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh thường gặp có cùng triệu chứng (ỉa máu, đau vùng hậu môn, khối hậu môn...).

Ung thư ống hậu môn, trực tràng, đại tràng: thăm trực tràng là động tác lâm sàng quan trọng nhất để phát hiện tổn thương ung thư 1/3 giữa và 1/3 dưới trực tràng  để tránh bỏ sót đáng tiếc. Nếu có nghi ngờ ung thư phải tiến hành cho chụp khung đại tràng có barit (lavement baryté), tốt nhất soi đại tràng ống mềm hoặc gửi lên tuyến cao hơn làm chẩn đoán trước khi quyết định mổ điều trị trĩ. Một vài dấu hiệu gợi ý: tuổi trung niên, gầy sút, phân lờ máu cá... Không nên kê đơn điều trị lỵ, rối loạn tiêu hóa...khi chưa loại trừ được tổn thương ác tính.

+ Nứt kẽ ống hậu môn: thường gặp ở người trẻ với tam chứng:

- Đau hậu môn (dễ nhầm áp xe cạnh hậu môn hoặc trĩ tắc mạch hoặc có tổn thương đồng thời), đặc biệt đau dữ dội khi rặn ỉa.

- Vết loét (vết nứt):  khám hậu môn bằng cách banh nhẹ hậu môn (tránh đau) thấy vết nứt hình vợt thường ở dưới đường lược vị trí 6h, có thể thấy thớ cơ thắt hậu môn dưới vết nứt (tùy thể cấp hay mãn). Có thể quan sát thấy “cột báo hiệu” rìa hậu môn dưới vết nứt rìa hậu môn.

- Cơ thắt co bóp chặt (nếu có nứt kẽ cấp tính khó có thể thăm trực tràng vì bệnh nhân rất đau, cơ thắt co bóp chặt không thể cho ngón tay để thăm trực tràng được).

+ Các bệnh lý khác: viêm ống hậu môn; sa trực tràng; u nhú vùng hậu môn, polyp trực tràng, ống hậu môn; bệnh Crohn...

+ Chẩn đoán khả năng điều trị bệnh (chọn phương pháp điều trị thích hợp)

Yêu cầu: sau khi chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt mới đến bước xác định phương pháp điều trị. (Bệnh nhân có thể phẫu thuật được không? Dự kiến phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện?).

Các yếu tố cần đánh giá và triệu chứng cận lâm sàng cần khai thác: tuổi, có bệnh mãn tính nặng phối hợp như cao huyết áp, tâm phế mãn, tiểu đường. Trong trường hợp cần thiết phải hội chẩn, khám các chuyên khoa liên quan để điều trị phối hợp.

Người bệnh trĩ nên tham khảo sử dụng sản phẩm Bi-Hem Max hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả an toàn.

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Bi-HemMax đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động kép lên bệnh Trĩ, được bào chế một cách khoa học để nhanh chóng hỗ trợ giảm đau, ngứa và rát, sưng viêm của bệnh trĩ. Sản phẩm được phát triển bởi các bác sỹ hàng đầu và được sản xuất trong môi trường thí nghiệm được chứng nhận cGMP và FDA có chất lượng hàng đầu theo các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết trĩ nội, trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát triệu chứng của chúng để giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng:

Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem bệnh trĩ nên ăn quả gì tốt nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội là gì và cách phòng tránh ra sao?

>>> Ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

>>> Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không? - BNC medipharm

Viết bình luận