Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không? - BNC medipharm

Bệnh trĩ là căn bệnh khó nói, nhiều người âm thầm chịu đựng mà không đi khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh như chảy máu, sa trĩ. Có thể kèm theo triệu chứng đau khi đi cầu, ngứa, xuất hiện dịch ướt quanh lỗ hậu môn. Nếu để lâu, không xử lý kịp thời, bệnh trĩ có thể dẫn đến một số biến chứng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh trĩ nếu không chữa có sao không?

Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không

1. Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không?

Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ chưa gây khó chịu, biến chứng do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu không chữa trị sớm và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng và nguy hiểm khôn lường cho bản thân người bệnh. Cụ thể là:

Đi cầu ra máu: Bệnh trĩ nếu để lâu người bệnh sẽ bị hiện tượng đi cầu ra máu, máu có thể nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu để lâu, hiện tượng rau máu cũng làm cho người bệnh mất máu quá nhiều, dễ gây choáng váng, ngất xỉu, hay thường xuyên bị đau đầu, cơ thẻ mệt mỏi…

Đau rát hậu môn: Bị trĩ để lâu nêu không chữa trị, người bệnh sẽ bị đau rát hậu môn, mang lại cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Sau một thời gian, người bệnh rất dễ bị chứng ám ảnh tâm lí, khi mỗi lần đi đại tiện đều trở thành một cơ ác mộng kinh hoàng.

Viêm ngứa vùng hậu môn: Trĩ để lâu ngày, sẽ tiết ra rất nhiều chất dịch nhầy, làm cho vùng hậu môn không được khô ráo, lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn độc hại có cơ hội phát triển và trú ngụ gây ra tình trạng viêm ngứa tại vùng hậu môn. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến cho người bệnh phải dùng tay để gãi, tuy nhiên cách làm này lại càng khiến cho tình trạng của mình ngày càng tội tệ hơn.

Khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

+ Viêm nhiễm phụ khoa: Biến chứng này thường gặp ở những trường hợp chị em bị trĩ e ngại không dám đi thăm khám bệnh. Búi trĩ to ra sẽ kèm theo hiện tượng chảy dịch, chảy máu. Nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn sẽ lây lan sang vùng âm đạo và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra bệnh trĩ để lâu ngày còn khiến người bệnh có nguy cơ nứt rách vùng hậu môn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn dây thần kinh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng…

+ Đi cầu ra máu tươi: Chảy máu khi đi cầu ở các mức độ khác nhau, giai đoạn đầu máu chảy kín, dính vào phân hay giấy vệ sinh, nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia như cắt tiết gà. Chảy máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đôi khi rất nặng.

+ Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

+ Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm các hốc hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm trực tràng người bệnh rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Trường hợp nặng búi trĩ viêm loét, hoại tử, nếu như không được xử lý kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng hoặc lâu ngày có thể biến chứng ung thư.

+ Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu.

+ Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể.

+ Bội nhiễm: Búi trĩ thường có xu hướng bị bội nhiễm khi tồn tại ngoài ống hậu môn quá lâu. Triệu chứng sa trĩ thường kèm theo hiện tượng đi đại tiện ra máu, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để cho các loài vi khuẩn cư trú ở hậu môn, phân, nước tiểu phát triển và lây lan viêm nhiễm khiến người bệnh luôn có cảm giác đau, nhức nhối và vô cùng khó chịu ở vùng hậu môn.

2. Bệnh trĩ có gây ung thư không?

Trĩ là một dạng bệnh lý thuộc hậu môn - trực tràng do suy giãn tĩnh mạch và gây sưng phù vùng hậu môn, kích thích hình thành búi trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng phổ biến đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Theo quan sát và ghi nhận của giới chuyên môn, nếu búi trĩ nằm bên dưới cơ thắt hậu môn sẽ được gọi là trĩ ngoại, do có thể quan sát và nhìn thấy ở bên ngoài. Còn trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm bên trong cơ thắt và chúng chỉ được phát hiện khi bác sĩ thăm khám. Trĩ nội có nguy cơ sa ra bên ngoài hậu môn và gây hiện tượng tắc búi trĩ. So với trĩ nội, trĩ ngoại là bệnh lý đơn giản và dễ điều trị hơn.

Trĩ ngoại được hình thành từ bên ngoài hậu môn nên chúng ta có thể quan sát và nhận biết chúng thông qua việc cảm nhận. Nếu sờ thấy khối mềm ở lỗ hậu môn, ngứa, đau rát hoặc có thể chảy máu khi đại tiện thì có thể bạn đã mắc bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, còn kèm theo một số triệu chứng khác như táo bón kinh niên, u trực tràng, viêm nhiễm hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn tính,…

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại có thể là do chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống không đảm bảo, bệnh thường xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, người có thói quen nhịn đại tiện, sử dụng thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng,…

Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không

Trường hợp bệnh trĩ ngoại mới xuất hiện, không gây chảy máu, tắc mạch, nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng thì việc điều trị cũng đơn giản hơn, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh trĩ ngoại mới phát cần phải phát hiện và điều trị từ sớm, bởi vì khi để chúng tồn tại quá lâu thì rất dễ để lại biến chứng.

Mặc dù bệnh trĩ có rất nhiều điểm tương đồng với ung thư trực tràng nhưng các nghiên cứu gần đây khẳng định chúng không hề liên quan đến nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải khám, nội soi để phân biệt đâu là bệnh lý do trĩ, đâu là bệnh do polyp trực tràng - hậu môn gây ra.

Người bệnh để biết bệnh trĩ có nguy cơ ung thư không, bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không tốt nhất nên thăm khám, nội soi để phân biệt triệu chứng của mình là do đâu. Mặc dù biến chứng ung thư hậu môn trực tràng do bệnh trĩ không phổ biến nhưng không phải là không có.

Một số trường hợp bị ung thư hậu môn trực tràng là do bị trĩ lâu ngày, các búi trĩ sa ra ngoài, ách tắc hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn, bội nhiễm.

Mặt khác, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng, biến chứng nghiêm trọng nhất của trĩ ngoại có thể kể đến đó là ung thư hậu môn - trực tràng. Biến chứng này được hình thành từ các hiện tượng đó là:

Sa búi trĩ: Búi trĩ bị sa xuống, sưng, phù nề, chảy máu, dễ bị bầm và gây đau đớn khi bệnh nhân đại tiện. Sa búi trĩ tạo điều kiện cho tình trạng nhiễm khuẩn và viêm nhiễm bùng phát.

Ách tắc hậu môn: Trĩ ngoại giai đoạn đầu nếu không được điều trị đúng cách chúng có thể bị phù nề và phát triển gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Vào một giai đoạn, búi trĩ thường có xu hướng viêm nhiễm và dễ bị hoại tử.

Nhiễm khuẩn hậu môn: Hậu môn là vị trí tập trung của đa số vi khuẩn. Kèm theo đó là sự giải phóng của các dịch nhầy ở hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bội nhiễm: Trĩ ngoại gây cản trở cho quá trình đào thải phân ra ngoài, chúng gây cọ xát và làm tổn thương hậu môn. Hiện tượng bội nhiễm ở hậu môn có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh trĩ ngoại.

3. Cách phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả

3.1 Cách phòng ngừa bệnh trĩ

+ Ăn chế độ nhiều chất xơ:

Chất xơ là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Chất xơ là là một chất có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của chất xơ giúp bạn duy trì nhu động ruột đều đặn. Bổ sung chất xơ là một cách phòng bệnh trĩ nhờ ngăn ngừa táo bón. Bạn nên tiêu thụ khoảng 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy chúng trong thực phẩm giàu chất xơ như đậu; bông cải xanh; cà rốt; cám; ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi.

+ Đừng nhịn đi vệ sinh:

Có lẽ bạn đã nghe không ít người nói điều này nhưng sự thật có rất nhiều người bỏ qua nó. Nếu trì hoãn việc đi vệ sinh, phân của bạn có thể trở nên cứng và khô trong ruột, khiến bạn khó đi ngoài hơn. Nếu bạn cố gắng rặn phân ra ngoài, nguy cơ mắc bệnh trĩ của bạn sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ép mình rặn khi cơ thể không cần thải ra. Những áp lực này sẽ làm căn tĩnh mạch và có thể dẫn đến bệnh trĩ, biến những búi trĩ nằm trong trực tràng sa ra ngoài thành trĩ ngoại.

+ Uống nhiều nước:

Uống nhiều nước ở đây không bao gồm rượu. Thậm chí một số nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu quá mức có thể gây ra bệnh trĩ. Tốt nhất chúng ta hãy bổ sung thành phần nước tinh khiết. Nước chiếm khoảng 75% trong phân của một lần đi tiêu khỏe mạnh. Bổ sung đủ nước sẽ giúp phân của bạn mềm và ngăn ngừa táo bón.

+ Tập luyện thể dục:

Tập thể dục vừa phải giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa nhiều vấn đề về đường ruột và tiêu hóa; bao gồm cả bệnh trĩ. Khi bạn ít vận động, mọi thứ đều chậm lại, kể cả ruột của bạn.

Tập thể dục giúp giữ cho chất thải luôn được di chuyển qua đường ruột của bạn. Đổi lại, điều này giúp bạn tránh táo bón và phân khô, cứng. Đi bộ, chạy cự ly ngắn, đi xe đạp, yoga… Tùy theo lựa chọn của bạn, nhưng hãy chọn lối sống năng động.

Tuy nhiên, một lưu ý cần thận trọng nếu bạn đã bị trĩ: Tránh ngồi xổm với trọng lượng nặng và các động tác tương tự làm tăng áp lực vùng bụng. Nếu bạn đang cố gắng tìm cách phòng bệnh trĩ, những bài tập này có thể gây hại nhiều hơn lợi.

+ Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy buồn vệ sinh:

Điều này nghe có vẻ giống như lời khuyên thông thường, nhưng có quá nhiều người bỏ qua nó. Nếu bạn trì hoãn việc đi vệ sinh, phân của bạn có thể trở nên khô và cứng trong ruột, khiến bạn khó đi tiêu hơn. Nếu bạn phải rặn quá nhiều khi đi tiêu, nguy cơ phát triển bệnh trĩ của bạn sẽ tăng lên.

Nói về vấn đề dùng nhiều áp lực khi đại tiện, đừng cố ép bản thân đi tiêu khi bạn không cần đi nữa. Cố rặn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ống hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ. Đặc biệt, rặn có thể biến trĩ nội thành trĩ ngoại.

+ Không ngồi một chỗ quá lâu:

Tư thế ngồi gây tăng áp lực lên cho các mạch máu hậu môn của bạn. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vì vậy bạn cần tránh việc ngồi tại chỗ quá lâu. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc trong tư thế ngồi, hãy thường xuyên xen kẽ trong quá trình làm việc bằng những khoảng nghĩ ngắn. Lúc đó, hãy đứng dậy và thể dục một chút sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn.

+ Tránh tạo áp lực về phía trực tràng:

Nghiên cứu cho thấy nếu sức căng quá mức, từ việc đẩy đến nâng các vật quá nặng; có thể gây ra sự gia tăng đột ngột áp lực trong các mạch máu xung quanh trực tràng để rồi dẫn đến bệnh trĩ. Tuy nhiên, cuộc sống ít vận động khiến bạn có nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Như bệnh tiểu đường và suy giảm trí nhớ. Tập tạ đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ; cũng như giúp bạn có cơ thê cân đối trong những nam tháng tuổi trẻ. Vì vậy, hãy tập gym, nhưng hãy nhớ duy trì nhịp thở đều đặn trong khi nâng tạ để giảm bớt một phần áp lực bạn đang đặt lên chân sau.

+ Thể dục giữa giờ làm:

Ngoài ra, hãy coi thời gian của bạn trong phòng vệ sinh là một điều cần thiết, không phải là một cuộc thư giãn kéo dài. Nếu nhà vệ sinh của bạn có chồng tạp chí hoặc sách trên bồn nước, hãy cân nhắc chuyển chúng sang phòng khác. Không mang điện thoại vào khu vệ sinh – không duyệt Facebook, Instagram, Snapchat, Twitter hoặc chơi trò chơi. Tại sao? Càng dành nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh, bạn càng có xu hướng đi tiêu nhiều hơn. Và đây là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị trĩ của bạn.

+ Giữ vệ sinh vùng hậu môn:

Mặc dù nguyên do chưa rõ ràng, một số nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc đi vệ sinh sạch sẽ và bệnh trĩ. Trong một nghiên cứu trên 138 người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc tắm rửa sau khi bạn đi vệ sinh ở dưới vòi hoa sen có ảnh hưởng đáng kể đến việc những người tham gia nghiên cứu có mắc bệnh trĩ hay không. Nghiên cứu cho thấy bạn nên tắm trước khi ngủ ít nhất một lần một tuần, đặc biệt chú ý đến bộ phận sinh dục của mình.

3.2 Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

+ Điều trị dấu hiệu bệnh trĩ nội ngoại bằng thuốc Tây y

Điều trị dấu hiệu bệnh trĩ nội ngoại bằng thuốc Tây y là như thế nào? Nếu bạn muốn nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng mà bệnh trĩ nội ngoại gây ra, thì có thể sử dụng thuốc tây y để chữa trị. Có thể nói, thuốc Tây y vẫn luôn là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh nhất.

Thuốc tây y có các dạng thuốc uống, bôi, đặt, có tác dụng ngay tức thì vào chỗ đau rất nhanh, khiến cho người bệnh mau chóng có được cảm giác thoải mái. Các loại thuốc kết hợp với nhau sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tuy nhiên, thuốc tây y nổi tiếng là có nhiều tác dụng phụ. Có khi bạn chữa khỏi bệnh này, nhưng một thời gian sau lại phải đi điều trị bệnh khác, lý do khiến bệnh khác đó xuất hiện là bắt nguồn từ nguyên nhân tác dụng phụ của thuốc Tây gây ra.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn hiệu quả và không có tác dụng phụ nhờ Bi-Hem Max:

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Bi-HemMax đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động kép lên bệnh Trĩ, được bào chế một cách khoa học để nhanh chóng hỗ trợ giảm đau, ngứa và rát, sưng viêm của bệnh trĩ. Sản phẩm được phát triển bởi các bác sỹ hàng đầu và được sản xuất trong môi trường thí nghiệm được chứng nhận cGMP và FDA có chất lượng hàng đầu theo các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết trĩ nội, trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát triệu chứng của chúng để giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng:

Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

+ Điều trị bệnh trĩ nội bằng các bài thuốc Đông y:

Đông y hay còn gọi là các bài thuốc nam bằng y học cổ truyền. Thông thường, vì lo lắng những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tây, mà nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc Đông y.

Có thể thấy, đông y kết hợp với những sự mới mẻ, không làm cũ mình trong những bài thuốc gia truyền được ưa chuộng. Phương pháp này có một sự hạn chế là hơi tốn kém thời gian. Nhưng người bệnh nên đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào hiệu quả mà nó mang lại.

Các bài thuốc Đông y có thể điều trị được tận gốc bệnh trĩ, không gây tái phát. Đem lại sự thoái mái nhất cho người bệnh, bồi bổ cơ thể ngày càng khỏe mạnh.

+ Điều trị bệnh trĩ nội ngoại bằng cách ứng dụng các bài thuốc dân gian:

Điều trị bệnh trĩ nội ngoại bằng cách ứng dụng các bài thuốc dân gian. Những bài thuốc dân gian hầu hết đều là những bài thuốc được thế hệ trước dùng để chữa bệnh, khi mà nền y học chưa phát triển thì con người chỉ biết dùng cây cỏ, hoa lá để cứu mình.

Đối với bệnh trĩ cũng vậy, họ đã biết dùng các loại cây xung quanh nhà, hay mọc dại ở quanh ta để chữa trị bệnh trĩ nhẹ khá hiệu quả.

Cũng như đông y, dân gian cũng hoàn toàn từ thiên nhiên nên chúng thường cho kết quả chậm, chính vì vậy nhiều người thường hay bỏ cuộc. Nhưng độ lành tính và an toàn thì chắc chắn thuốc Tây không thể nào địch lại được.

+ Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa:

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ nặng, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Lúc này, chỉ có thực hiện phẫu thuật việc cắt trĩ mới hy vọng mang lại hiệu quả và kết quả tốt nhất để loại bỏ trĩ triệt để.

Lưu ý: Muốn cắt trĩ thành công, an toàn, người bệnh nên chủ động đến ngay một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng. Nơi có đội ngũ bác sĩ lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm, nơi địa chỉ y tế có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tân tiến.

Chữa bệnh trĩ không phải vấn đề một sớm một chiều mà có thể khỏi, người bệnh cần tìm hiểu xem bản thân mình phù hợp với thuốc nào, từ đó nhắc nhỡ bản thân theo đuổi điều trị nghiêm túc.

Nếu không muốn bản thân mình gặp nhiều rắc rối hơn, hay tình cảm, tính cách của mình thay đỗi, khác lạ hơn thì ngay bây giờ hãy bắt tay vào việc chữa bệnh bạn nhé.

Chúng tôi đều là những người tư vấn hết hết sức chân thành luôn hướng người bệnh tới những điều tốt nhất của cuộc sống.

Không hề có ý nghĩ, dự định chuộc lợi gì cho bản thân cho nên bạn hãy yên tâm chữa trị bệnh là không lo ảnh hưởng đến công việc.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem bệnh trĩ nếu không chữa có sao không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì - BNC medipharm

>>> Cách chữa bệnh trĩ an toàn nhất - BNC medipharm

>>> Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Viết bình luận