Ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Trĩ ngoại là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĨ ngoại hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị. Một trong những cách chữa trị dễ dàng mà ai cũng có thể áp dụng là ăn uống nhiều chất xơ. Việc điều trị bệnh muốn nhanh khỏi được thì cần phải kết hợp giữa chế độ ăn uống và điều trị thì sẽ nhanh khỏi hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại.

Ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

1. Ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại

+ Thực phẩm giàu chất xơ:

Người bệnh trĩ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ tan và không tan. Bởi vì chất xơ làm cho phân mềm hơn, dễ đi tiêu hơn từ đó có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nước và các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước trái cây và súp để giúp chất xơ trong chế độ ăn uống hoạt động tốt hơn.

Bổ sung chất xơ là điều không thể bỏ qua với người bị trĩ. Chất xơ được chia làm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ hòa tan là những chất xơ khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng gel, bao gồm các rau củ như: rau đay, mồng tơi, thanh long…

Chất xơ không hòa tan sẽ không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, bao gồm các loại như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây khác….

Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chất xơ, vì chất xơ có tính giữ nước, khi chất xơ bị dư thừa làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược. Có nhiều trường hợp phải phẫu thuật ruột để giải quyết tắc nghẽn đường ruột.

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 cho người Mỹ của Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa kỳ khuyến nghị, lượng chất xơ nên ăn vào mỗi ngày là 14g/1.000 calo tiêu thụ. Ví dụ, đối với chế độ ăn 2.000 calo thì khuyến nghị chất xơ là 28g/ngày.

+ Uống đủ nước mỗi ngày:

Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh) vì nước có tác dụng làm mềm phân.

Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…

Nước trái cây cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày

Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.

Nước như một chất xúc tác giúp chất xơ hoạt động tốt hơn trong đường ruột. Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp làm mềm phân, giúp quá trình đại tiện suôn sẻ hơn. Người bị trĩ cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ…

Lượng nước mỗi ngày bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít. Đối với người vận động nhiều nên uống nhiều hơn. Uống một cốc nước ấm buổi sáng khi mới thức dậy, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.

Phải uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Nước rất quan trọng đối với cơ thể, là thành phần chuyển hóa các chất và hóa lỏng thức ăn, khiến thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Nước giúp thải độc cơ thể và giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh được tình trạng táo bón thường xuyên khiến bệnh trĩ trở nặng. Người bị trĩ nên tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại trái cây tươi để bổ sung thêm cả chất xơ và vitamin cho cơ thể.

Vậy nên để đi đại tiện dễ dàng hơn và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ thì người bệnh nên uống đủ nước tối thiểu khoảng 2 lit/ngày. Khi cơ thể được cấp đủ nước hệ tiêu hóa sẽ hoạt động ổn định, phân hình thành lỏng mềm hơn, dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện.

Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng khi thức dậy uống một cốc nước 300ml là một cách kích thích cơ thể bạn đi cầu cực tốt. Bạn nên tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào mỗi buổi sáng nhằm tránh được táo bón cũng như hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn.

+ Sử dụng thực phẩm nhuận tràng:

Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, …

Một số loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang, …

Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má... cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.

Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.

Một số thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...

+ Vitamin C và vitamin E:

Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh, chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Lượng Vitamin C bị giảm khi bạn căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm đóng gói…

Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ, bông cải xanh…

Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như hạt dẻ, rau cải xanh, rau chân vịt, quả bơ, đu đủ…

+ Thực phẩm giàu sắt:

Người bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), ...

Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

Ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

+ Các vi chất magie và kẽm:

Đây là 2 khoáng chất vi mô giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của các mô cơ, nhuận tràng, chống viêm và chữa lành những vết thương bên trong cơ thể.

Sôcôla đen, bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, quả hạnh, nho khô… đều chứa nhiều kẽm và magie, giúp cơ thể bổ sung những vi chất còn thiếu. Ngoài thực phẩm, bạn có thể thay thế bằng viên uống bổ sung.

Đối với việc ăn uống, việc ăn ít hoặc quá nhiều đều đem lại những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Bạn nên lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp với bản thân giúp cơ thể tránh được những nguy cơ không mong muốn.

2. Một số món ăn bài thuốc người bệnh trĩ nên ăn

+ Nên dùng các món ăn có tác dụng bổ mát nhuận trường tiêu viêm nếu bị bệnh trĩ kèm táo bón, phân cứng, nóng trong người:

- Canh rau đay, mồng tơi nấu canh cua; mướp nấu canh đậu phụ

- Ngọn, lá khoai lang xào tỏi

- Rau diếp cá ăn sống hoặc nấu nước uống

- Đậu xanh nấu với nấm mèo

- Các món chế biến từ cà chua, cà tím, rau dền, đậu bắp, rau đắng, đậu đen, nha đam

- Sinh tố đu đủ chín, hồng xiêm chín, dâu tây uống ngày 1-2 lần.

- Nên kiêng ăn mặn, cay, nóng quá như tiêu ớt, tỏi, cà-ri…

Đây là các thực phẩm hàng ngày không chỉ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn giúp nhuận tràng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón, làm giảm mức độ phát triển của chứng sa búi trĩ ở bệnh nhân trĩ.

+ Nên ăn các thực phẩm bổ khí nhuận táo nếu bị trĩ và đi cầu bón phân mềm, phải rặn nhiều, đi xong rất mệt, tay chân không ấm là do hàn táo, khí hư:

- Gạo lứt muối mè

- Lươn tiềm đảng sâm

- Mè đen nhai sống hoặc rang ăn

- Cá rô kho mộc nhĩ

- Đu đủ hầm xương heo

- Hoa lý xào hẹ

- Các loại rau thơm

- Các món ăn chế biến từ mật ong, mè đen, đậu đỏ, cải xoong, rau má, chuối, kê, đậu đũa…

- Nên kiêng ăn chua đắng lạnh như cà, cam, măng, nước dừa.

+ Nên ăn các món có tác dụng ích khí sinh huyết, nhuận trường nếu người bệnh trĩ mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài:

- Nước vừng đen: vừng đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ, mỗi lần dùng 20-30g pha đường uống thường xuyên.

- Canh hoa lý: hoa lý, đậu phụ, hành nấu canh ăn nóng với cơm.

- Các loại rau tốt cho người bệnh trĩ như rau húng, kinh giới, tía tô, rau mùi, cải xoong, hành, hẹ, các loại rau thơm…

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại

+ Chẩn đoán lâm sàng:

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng mắt thường và dùng tay sờ vào hậu môn. Nếu hậu môn xuất hiện các búi phồng to màu đỏ sẫm, bên trong chứa cục máu đông với nhiều mạch máu chồng chéo, có lớp da che phủ; Hậu môn ngứa ngáy, nóng rát, đau tức khi đại tiện hoặc đứng, ngồi lâu; Có thể đi ngoài ra máu… bác sĩ có thể kết luận đây là bệnh trĩ ngoại.

+ Xét nghiệm:

Nhiều biểu hiện của trĩ ngoại cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra như ung thư hậu môn, nứt hậu môn, ung thư đại trực tràng, bệnh viêm ruột (IBD), áp xe quanh hậu môn, mụn thịt… Do đó, bác sĩ cần thăm khám chuyên sâu để có thể chẩn đoán chính xác bệnh.

Bác sĩ có thể sử dụng một loạt các xét nghiệm để xác định sự hiện diện của bệnh trĩ ngoại, chẳng hạn như:

Nội soi trực tràng

Nội soi ruột kết

Nội soi sigmoidoscopy

4. Các phương pháp điều trị trĩ ngoại

+ Phương pháp nội khoa:

Ăn thực phẩm giàu chất xơ; Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.

Dùng thuốc bôi hoặc thuốc cải thiện tuần hoàn máu, chẳng hạn như hydrocortisone hoặc kem có chứa thành phần cây phỉ để giảm ngứa, rát.

Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2 - 3 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút.

Tránh vận động nặng, ngồi hoặc đứng lâu.

Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, aspirin để giảm đau và khó chịu khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu thường xuyên bằng cách dùng khăn ướt hoặc miếng bông để nhẹ nhàng lau.

Bọc đá lạnh trong một chiếc khăn mềm để chườm hậu môn để giúp giảm tình trạng sưng đau.

Dùng nước muối ưu trương làm thành cục nước đá – chườm trĩ ngoại tắc mạch

Ngồi gối khoét lỗ khi làm việc lâu

Bổ xung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, ngừ, rong biển …

Các loại thuốc làm tăng độ bền thành mạch có giúp cải thiện trĩ ngoại nhưng hiệu quả không thấy rõ như trĩ nội

+ Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả bằng thực phẩm chức năng Bi-Hem Max - hàng nhập khẩu chính hãng từ Mỹ:

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Bi-HemMax đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động kép lên bệnh Trĩ, được bào chế một cách khoa học để nhanh chóng hỗ trợ giảm đau, ngứa và rát, sưng viêm của bệnh trĩ. Sản phẩm được phát triển bởi các bác sỹ hàng đầu và được sản xuất trong môi trường thí nghiệm được chứng nhận cGMP và FDA có chất lượng hàng đầu theo các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết trĩ nội, trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát triệu chứng của chúng để giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng:

Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

+ Điều trị trĩ ngoại khi mang thai:

Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều cách chữa trĩ ngoại tại nhà bằng các phương pháp nội khoa được liệt kê ở trên. Tuy nhiên, bạn luôn phải luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào để giữ an toàn cho thai kỳ.

Chuyên gia sẽ tư vấn hạn chế dùng thuốc và không thực hiện phẫu thuật đối với người bị trĩ đang mang thai. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ sử dụng:

Thuốc đặt (các loại không ảnh hưởng thai)

Thuốc bôi tại chỗ (các loại không ảnh hưởng thai)

Mềm phân không hấp thu

Chất xơ

Dụng cụ làm lạnh Cryotherapy (HemoHelp)

Diếp cá đông dược

Chiếu plasma lạnh

+ Phương pháp ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt trĩ ngoại kinh điển bằng dao Plasma lạnh– ưu điểm nhiệt độ thấp làm vết thương không bỏng - ít đau - mau lành. Phương pháp này là tạo ra vết thương ở vùng hậu môn, sau vài tuần vết thương sẽ lành hẳn. Phương pháp này thường được áp dụng điều trị cho cả trĩ nội, trĩ ngoại và bệnh nhân có nhiều da thừa hoặc trĩ biến chứng tắc mạch, sa nghẹt.

Kỹ thuật chăm sóc vết thương hậu môn sau mổ cho từng trường hợp cụ thể giúp mau liền thường và tư vấn ngừa tái phát.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem ăn gì để chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh trĩ nếu không chữa có sao không? - BNC medipharm

>>> Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì - BNC medipharm

>>> Cách chữa bệnh trĩ an toàn nhất - BNC medipharm

Viết bình luận