Đau tim là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh đau tim có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Đau tim là tình trạng đau xảy ra đột ngột ở vùng ngực trái, thường khiến bệnh nhân bất ngờ không kịp phản ứng. Thông thường, đau tim không do tim sẽ giảm và biến mất sau khi nghỉ ngơi, điều chỉnh lối sống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên nếu bị lâu ngày thì chúng ta cần phải đi khám để biết nguyên nhân chính xác. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh đau tim có nguy hiểm không.
1. Bệnh đau tim có nguy hiểm không?
Xin trả lời: Bệnh đau tim là căn bệnh nguy hiểm cần đi khám và điều trị ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Triệu chứng đau tim rất khác nhau ở mỗi người, nó có thể chỉ xảy ra khi bạn hoạt động gắng sức hay căng thẳng (được gọi cơn đau thắt ngưc ổn định), hoặc xảy ra bất cứ lúc nào thậm chí cả khi nghỉ ngơi, đang ngủ hay đang sinh hoạt bình thường (được gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định). Có những người trải qua cơn đau nhói ở vùng tim âm ỉ, kéo dài, nhưng cũng có người chỉ bị cơn đau tim nhẹ, thoáng qua, hoặc có những trường hợp cảm giác đau dữ dội như dao đâm.
Một cơn đau tim điển hình thường bắt đầu ở vùng ngực, với cảm giác ngực bị đè nặng, tức ngực hoặc đau thắt. Sau đó lan dần ra sau cổ hoặc hàm, vai, cánh tay (thường là tay trái). Đau có thể kéo dài trong khoảng một vài phút, với tần suất rất khác nhau, có thể vài lần trong một ngày, cũng có thể vài tuần hay vài tháng mới xuất hiện một lần. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau nặng hơn khi vận động, di chuyển và có thể kèm theo một số triệu chứng như khó thở, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn và nôn… Các cơn đau thường giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giảm đau thắt ngực (thuốc nhóm nitrat đặt dưới lưỡi)
Cơn đau tim trở nên nguy hiểm khi các triệu chứng của nó trở nên trầm trọng hoặc kéo dài trên 15 phút và không giảm bớt cho dù bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giảm đau thắt ngực. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Lúc này, bạn cần ngay lập tức gọi đến số điện thoại 115 hoặc thông báo với người thân để được đưa đi cấp cứu, nhằm hạn chế tối đa biến chứng và nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim. Kinh nghiệm của một số người bệnh sống sót sau nhồi máu cơ tim cho biết, đau tức vùng ngực kèm theo đổ mồ hôi lạnh bất thường ở đầu, bụng đầy trướng, buồn đi cầu là dấu hiệu cho biết cơn nhồi máu cơ tim đã đến.
Thời gian tốt nhất để một cơn đau tim được tiếp cận với điều trị là trong vòng 1-2 giờ, kể từ khi khởi phát những triệu chứng đầu tiên. Bất kỳ sự trì hoãn hay chậm trễ nào cũng sẽ khiến cho trái tim bị tổn thương nặng nề hơn và giảm cơ hội sống sót của bạn.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh đau tim
+ Bệnh mạch vành:
Giống như tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, trái tim cần có một nguồn cung cấp máu giàu oxy đến nuôi dưỡng liên tục, nếu không nhận được đủ lượng máu cần thiết, trái tim của bạn sẽ báo hiệu bằng một cơn đau tim.
Một trong những nguyên nhân cản trở dòng máu đến tim thường gặp nhất đó chính là bệnh mạch vành với căn nguyên là sự xuất hiện của các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch.
Những đối tượng có nguy cơ cao gồm:
- Người nghiện thuốc lá.
- Người có chế độ ăn nhiều chất béo.
- Bệnh tiểu đường.
- Cholesterol cao.
- Huyết áp cao.
- Thừa cân hoặc béo phì.
+ Đau tim do một số bệnh tim mạch khác:
Ngoài bệnh mạch vành, nguyên nhân gây đau tim cũng có thể do người bệnh mắc những bệnh lý tim mạch khác như bệnh van tim: hẹp, hở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi; bệnh cơ tim phì đại, chứng phình động mạch… Những bệnh lý này có thể gây suy vành cơ năng làm giảm lượng máu tới tim mà không hề có sự xuất hiện của mảng xơ vữa.
+ Đau tim do co thắt động mạch vành:
Một nguyên nhân gây đau tim ít phổ biến hơn đó chính là co thắt mạch vành. Sự co thắt này đã cắt giảm lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cho tim. Nguyên nhân gây ra co thắt không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng, cơn co thắt có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:
+ Căng thẳng quá mức:
Khi tức giận hoặc căng thẳng quá mức, cơ thể chúng ta tăng cường giải phóng ra những hormon có hoạt tính làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và co thắt các mạch máu. Tất cả những yếu tố này đều góp phần dẫn tới cơn đau tim.
+ Tác dụng phụ của một số thuốc, chất kích thích:
Các chất kích thích như coca in, ma túy có thể khiến động mạch vành bị co thắt gây ra cơn đau tim. Lạm dụng coca in là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong đột ngột ở người trẻ.
+ Nhiễm lạnh kéo dài:
Tiếp xúc với thời tiết lạnh kéo dài có thể khiến các mạch máu co lại, làm giảm lưu lượng máu đến tim và gây ra cơn đau tim.
+ Thiếu oxy máu:
Một số trường hợp bệnh nhân bị đau tim do suy giảm chức năng phổi hoặc ngộ độc khí CO. Khi đó do thiếu oxy, cơ tim không thể hoạt động, gây tổn thương và xuất hiện cơn đau.
+ Hút thuốc lá:
Carbon monoxide và nicotin là 2 độc chất có trong khói thuốc có thể gây “căng thẳng” cho tim bằng cách khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và gây co thắt mạch vành. Không chỉ vậy, chúng còn làm tổn thương niêm mạc mạch vành, tham gia vào quá trình hình thành của mảng xơ vữa trong bệnh mạch vành. Nếu hút thuốc lá, bạn đã làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của mình lên 24%.
3. Giải pháp an toàn cho người bị bệnh đau tim
Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max được sản xuất bởi một trong những hãng dược phẩm uy tín hàng đầu của Mỹ: CAPTEK SOFTGEL INTERNATIONAL và được Bộ Y Tế cấp phép cho BNC medipharm, Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu trực tiếp và ký phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Bi-Q10 Max là một sản phẩm hỗ trợ toàn diện sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 Max có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...
Bi-Q10 Max có chứa DHA và EPA cao là nguồn bổ sung dinh dưỡng hết sức quan trọng trong chăm sóc sức khỏe tim mạch, mắt và não ở cả trẻ em và người già. Bi-Q10 là lựa chọn sáng suốt cho bạn và người thân luôn có một trái tim khỏe mạnh.
Công dụng của Bi-Q10 Max:
Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch đã vinh dự nhận được cúp vàng do hiệp hội thực phẩm trao tặng sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng:
>> Giúp giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.
>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 Max làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 Max cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Bi-Q10 Max giúp ổn định và điều hòa huyết áp.
>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng
Liều dùng: sản phẩm bổ tim mạch Bi-Q10 Max có thể sử dụng cho mọi người lớn khỏe mạnh trưởng thành, đặc biệt là từ tuổi 35 trở lên. Hoặc những người có dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở mọi lứa tuổi như các dấu hiệu đau thắt ngực, chóng mặt, hoa mắt ù tai, nhịp tim nhanh....
Liều hỗ trợ điều trị: 3 viên/ngày chia 3 lần, Uống 1 viên/lần sau ăn. Đợt điều trị trong vòng 2 đến 3 tháng. Liều duy trì: ngày uống 2 viên chia 2 lần mỗi lần uống 1 viên, sau khi ăn. Nên uống duy trì trong vòng 3 đến 6 tháng.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Bi-Q10 Max - Tăng cường sức khỏe tim mạch
4. Cách phòng ngừa bệnh đau tim
+ Ăn nhiều rau, quả và cá:
Các chất dinh dưỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Trong đó có các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch. Chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm với các mạch máu, giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch.
Trái cây và rau quả như: cam, chuối, nấm... có nhiều kali giúp điều hoà huyết áp.
Nên bổ sung hải sản vào thực đơn, đặc biệt là một số loại cá như: cá hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống của bạn 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3. Chất này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do chúng làm giảm huyết áp và triglycerides trong máu.
+ Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình:
Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình.
Khi khám bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, tập thể dục… sao cho phù hợp nhất với bạn.
Những bệnh tim mạch thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm.
+ Cắt giảm chất béo có hại và đồ ăn ngọt:
Chất béo có hại là chất béo bão hòa. Cố gắng cắt giảm lượng chất béo này có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến mức độ cholesterol xấu (Chất làm tăng mảng bám vào thành mạch máu) và làm giảm cholesterol tốt (Chất có khả năng giảm mảng bám vào mạch máu).
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà.
Ngoài ra, những loại thực phẩm như: bơ thực vật, dầu ăn, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này.
+ Không hút thuốc lá, thuốc lào:
Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp khiến nhiều khả năng bị đông máu, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim.
Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ bị “hút thuốc thụ động”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn. Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.
+ Chăm tập luyện thể dục:
Tập thể dục có thể làm tăng cholesterol "tốt", và giảm cholesterol "xấu".
Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hoà hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem bệnh đau tim có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Bệnh cơ tim phì đại có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?
>>> Nguyên nhân của bệnh đau tim là gì và cách phòng bệnh ra sao?
Viết bình luận