Khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu tốt nhất?

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu là câu hỏi của nhiều người. Tai biến mạch máu não hay đột quỵ hoặc nhồi máu não là một tình trạng y tế trong đó lưu lượng máu đến não giảm đi dẫn đến việc chết tế bào. Hiện nay cũng có nhiều cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhiên chọn được những cơ sở uy tín thì dưới đây chúng ta cùng tham khảo.

Khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu tốt nhất?

1. Khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu?

+ Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Nhà tròn - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm có các đơn vị kỹ thuật chuyên ngành chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau như: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống (do chấn thương và bệnh lý), các di chứng sau bệnh lý thần kinh, chấn thương chỉnh hình, cắt cụt chi, các bệnh lý cơ xương khớp-cột sống, nhi khoa (bại não, tự kỷ…), các rối loạn âm ngữ, các rối loạn tiết niệu-sinh dục…

Một số đơn vị chuyên khoa sâu hiện đang là thế mạnh của Trung tâm:

Đơn vị phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống

Đơn vị phục hồi chức năng tai biến mạch não - chấn thương sọ não

Đơn vị phục hồi chức năng cơ xương khớp - cột sống

Đơn vị phục hồi chức năng ban ngày.

Trung tâm đã triển khai nhiều kỹ thuật cao như: thăm dò chức năng bàng quang bằng máy niệu động học; điều trị co cứng cơ ở bệnh nhân tổn thương tủy sống, bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng Phenol và Botulinum Toxin nhóm A vào điểm vận động; tiêm Botulinum Toxin A vào cơ thành bàng quang qua máy nội soi…

+ Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108 chuyên điều trị các bệnh về chuyên ngành Nội thần kinh như: đau đầu, tai biến mạch máu não, vữa xơ động mạch, loạn thần kinh chức năng, động kinh, Parkinson, viêm đa dây thần kinh, viêm não tuỷ, các bệnh thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác...

Các kỹ thuật chuyên khoa như chụp đĩa đệm cản quang; các kỹ thuật đo điện thần kinh... đang được triển khai thực hiện có hiệu quả.

+ Bệnh viện Phục hồi chức năng:

Địa chỉ: 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện Phục hồi chức năng là cơ sở y tế công lập, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế, có quy mô 200 giường bệnh. Đội ngũ bác sĩ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề từ Trường Đại học Y Hà Nội.

Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh phục hồi chức năng cho người bệnh nội trú, ngoại trú cả thể chất và tinh thần, theo các phương thức:

Vận động trị liệu

Hoạt động trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu

Tâm lý trị liệu

Bệnh viện luôn đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại nhằm áp dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng các bệnh di chứng sau chấn thương, sau phẫu thuật, di chứng liệt nửa người do tai biến.

+ Bệnh viện 19-8 Bộ Công an:

Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hiện nay khoa kết hợp sử dụng các phương pháp không dùng thuốc (châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi) với phương pháp dùng thuốc (thuốc thang, thuốc ngâm, thuốc đắp) kết hợp với y học hiện đại để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Khoa Y học cổ truyền khám và điều trị hiệu quả các bệnh:

Các bệnh mạn tính: viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm phế quản mạn…

Các chứng đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, liệt VII ngoại biên.

Điều trị và phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, các bệnh về mạch máu.

Các chứng đau lưng cấp, đau vai gáy cấp, viêm quanh khớp vai...

Khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu tốt nhất

+ Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội:

Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội

Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội là một đơn vị đầu ngành về y học cổ truyền trong toàn quân và là một trong 5 cơ y học cổ truyền lớn nhất Việt Nam. Viện điều trị có hiệu quả trên 50 mặt bệnh bằng phương pháp kết hợp Đông – Tây y.

Bên cạnh đó, Viện Y học cổ truyền Quân đội có quan hệ chặt chẽ với các cơ sở khoa học lớn trong n­ước. Hàng năm đơn vị đều tổ chức hội nghị trao đổi học thuật với Trung Quốc.

+ Bệnh viện hữu nghị việt đức

Địa chỉ: Phòng khám số 13, Tầng 2, nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội

TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi, trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”…

2. Giải pháp nào cho người bệnh tai biến mạch máu não

Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.

Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).

Bi-Cozyme Max giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc hẹp động mạch và mạch vành, điều hòa và ổn định huyết áp, tiêu các cục máu đông, các mảng xơ vữa, làm loãng độ nhớt của máu, giúp và hỗ trợ phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, giảm các cơn đau thắt ngực, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, gout.

buy

 

Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:

- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên

- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao

- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch

- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp

- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,

- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.

- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…

Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.

Đối tượng sử dụng:

Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch.  Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, đau tức ngực, tăng huyết áp,  cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stent, can thiệp tim mạch, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 60 phút hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Liệu trình điều trị: những người đang bị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh lý tim mạch dùng liều tối đa 4 viên/ngày chia 2 lần trước bữa ăn 60 phút, đợt dùng 3 tháng sau đó dùng liều duy trì 2 viên/ngày chia 2 lần trước ăn  60 phút trong vòng 3 đến 6 tháng.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ

3. Lưu ý chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não tại nhà

+ Chăm sóc dinh dưỡng:

Bên cạnh chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu não rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát. Thân nhân có thể cho người bệnh ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm ba bữa chính và thức ăn nhẹ. Trong thành phần mỗi bữa ăn cần được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và vitamin. Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ no, không ép người bệnh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày.

+ Chăm sóc tâm lý:

Sau khi bị tai biến mạch máu não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.

Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể chủ động thực hiện một số thao tác sinh hoạt cơ bản.

+ Chăm sóc vệ sinh:

Việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh nhồi máu não có vai trò đặc biệt quan trọng.

- Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người thân có thể xoa bóp và di chuyển người bệnh để máu được lưu thông.

- Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm từ 37 – 45 độ C. Thời gian tắm từ 5 – 7 phút và không nên tắm buổi tối.

- Đối với những bệnh nhân đột quỵ thì việc đại tiểu tiện rất khó khăn. Vì vậy, chúng ta có thể lựa chọn dùng loại tã lót dùng một lần hoặc bô. Cho dù là phương pháp nào, đều phải kịp thời vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiểu tiện để phòng ngừa viêm nhiễm, cần huấn luyện cho bệnh nhân khi có ý muốn đại tiện hoặc tiểu tiện bằng cách tạo ra một số khẩu lệnh và phải nắm bắt chính xác thời điểm muốn tiểu tiện hoặc muốn đại tiện của bệnh nhân để hỗ trợ kịp thời.

+ Chế độ sinh hoạt và tập luyện:

- Bệnh nhân cần được đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ để chống loét

- Người nhà nên thường xuyên xoa bóp các bắp cơ, khớp tay, khớp chân để giúp bệnh nhân lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.

- Tùy mức độ di chứng liệt, người nhà nên phối hợp với nhân viên y tế đề ra kế hoạch tập luyện, vận động hằng ngày cho bệnh nhân. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần và tiếp tục duy trì kể cả khi các di chứng đã được khắc phục, cố gắng cho bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động, công việc sinh hoạt hằng ngày để tăng tốc độ hồi phục

Khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu tốt nhất

+  Giường nằm:

Cần sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước trong trường hợp người bệnh có liệt chi, đệm và giường phải bằng phẳng, Giường phải có thanh chắn để dự phòng té ngã, đầu giường có thể nâng cao được, sử dụng thêm gối để chống đở và cố định phần lưng đầu khi nằm nghiêng và chêm lót những vùng tì đè có nguy cơ lở loét da. Nên bố trí giường ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, không ẩm thấp và tránh gió lùa

+  Sử dụng thuốc và tái khám:

Bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ rất dễ bị tái phát, đặc biệt lần sau sẽ nặng hơn lần đầu. Do vậy, ngoài việc chăm sóc sinh hoạt cho bệnh nhân, người nhà cần theo dõi việc uống thuốc theo đơn bác sĩ của bệnh nhân đều đặn hàng ngày để phòng ngừa tái phát và tái khám khi hết thuốc hoặc có các dấu hiệu khác thường.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem nên khám bệnh tai biến mạch máu não ở đâu tốt nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Đau thắt ngực bên trái là bệnh gì và cách điều trị ra sao?

>>> Bài thuốc chữa xơ vữa mạch máu hiệu quả?

>>> Bài thuốc chữa xơ vữa mạch máu hiệu quả?

Viết bình luận