Đau thắt ngực trái là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy đau thắt ngực bên trái là bệnh gì là câu hỏi của nhiều người. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân đau tức ngực trái phổ biến và rõ rệt nhất thường là do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể là một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, phình tách động mạch chủ, bệnh van tim, mạch vành, thiếu máu cơ tim,… đều có triệu chứng đau nhói ngực trái từ ban đầu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Đau thắt ngực bên trái là bệnh gì?
Nhiều người cảm thấy sợ hãi khi bị đau nhói ngực bên trái vì cho rằng tình trạng này có liên quan đến cơn đau tim. Thực tế, đau tim chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Nhìn chung, các nguyên nhân thường gặp có thể gây đau tức ngực bên trái có thể bao gồm:
1.1 Các bệnh về tim mạch:
+ Nhồi máu cơ tim: Một cơn đau tim xảy ra khi cơ tim bị tổn thương do không nhận đủ máu giàu oxy, gây nhồi máu cơ tim. Cơn đau tim nghiêm trọng hơn cơn đau thắt ngực, thường xuất hiện ở giữa hoặc bên trái ngực và không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi. Một số cơn đau tim bắt đầu với tình trạng đau ngực âm ỉ. Trong khi một số trường hợp khác, bệnh có thể khởi phát đột ngột với cơn đau dữ dội ở bên trái hoặc giữa ngực, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi, bủn rủn tay chân.
+ Bệnh động mạch vành: Nhóm bệnh lý này gây tắc nghẽn mạch máu nuôi tim, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim, từ đó gây nên tình trạng đau thắt ngực. Cơn đau có thể lan đến cánh tay, vai, hàm hoặc lưng và thường được xuất hiện khi bạn gắng sức như tập thể dục, phấn khích hoặc cả đau buồn, stress tâm lý.
+ Viêm cơ tim: Đau ngực trái có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ tim bị viêm. Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện tim và cả chức năng co bóp của tim. Các trường hợp viêm cơ tim nhẹ đôi khi không xuất hiện triệu chứng hoặc những triệu chứng mơ hồ, chẳng hạn như đau ngực hoặc khó thở. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị đau tức ngực, loạn nhịp tim, khó thở kể cả khi nghỉ ngơi, phù chân, huyết áp thấp…
+ Viêm màng ngoài tim: Màng ngoài tim là hai lớp mô mỏng bao quanh tim. Khi khu vực này bị viêm hoặc kích thích do các tác nhân bất thường, người bệnh có thể cảm nhận được một cơn đau nhói ở bên trái hoặc giữa ngực. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau ở một hoặc cả hai vai, sốt hay khó thở.
+ Bệnh cơ tim phì đại: Căn bệnh di truyền này khiến cơ tim dày lên bất thường. Bệnh gây tắc nghẽn dòng máu trong tim và làm hạn chế lưu lượng máu ra khỏi tim. Theo thời gian, bệnh cơ tim phì đại có thể dẫn đến suy tim nếu cơ tim quá dày. Ngoài đau ngực trái, bệnh có thể gây chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu… và cả nguy cơ đột tử rất cao do rối loạn nhịp.
+ Bệnh bóc tách động mạch vành: Đây là một bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Bệnh xảy ra khi động mạch đến nuôi tim bị vỡ ra, có thể dẫn đến đau ngực dữ dội kéo dài đến lưng, cổ và bụng.
+ Sa van 2 lá: Đây là tình trạng van 2 lá trong tim không thể đóng lại do tổn thương lá van. Bạn có thể không chỉ bị nặng vùng ngực bên trái mà còn có cảm giác đánh trống ngực hoặc chóng mặt, khó thở khi nằm đầu thấp.
1.2 Các bệnh về phổi:
+ Xẹp phổi: Cơn đau đột ngột ở hai bên ngực có khả năng là do xẹp phổi (căn nguyên thường là tràn khí màng phổi) gây ra. Nguyên nhân gây xẹp phổi có thể là do bệnh hoặc từ chấn thương ở ngực.
+ Hen suyễn: Bệnh gây khó thở, thở khò khè, ho và đôi khi là đau ngực.
+ Viêm phổi: Đau ngực dữ dội bên trái hoặc nhói mạnh hơn khi bạn hít thở sâu, ho có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm phổi, đặc biệt là nếu gần đây bạn bị bệnh hô hấp như viêm phế quản hoặc cúm.
+ Thuyên tắc phổi: Khi cục máu đông di chuyển theo mạch máu vào phổi, làm hoại tử nhu mô phổi, bạn có thể bị đau ngực cấp tính kèm theo khó thở, tim đập nhanh và tụt huyết áp.
+ Tăng áp động mạch phổi: Tăng áp động mạch phổi là tình trạng huyết áp cao bất thường trong động mạch phổi. Khi bệnh tiến triển, tình trạng này có thể khiến bệnh nhân khó thở, phù chân và nhịp tim không đều. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến suy tim.
1.3 Các bệnh về dạ dày - ruột
+ Thoát vị khe hoành (thoát vị gián đoạn): Thoát vị khe hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy qua lớp cơ lớn ngăn cách giữa ổ bụng và khoang ngực (cơ hoành). Bạn có thể không cần điều trị, nhưng hãy gặp bác sĩ nếu các triệu chứng khó chịu xuất hiện thường xuyên.
+ Chứng ợ nóng, trào ngược axit hoặc GERD: Chứng ợ nóng có thể gây đau ngực bên trái và khó chịu khi axit tiêu hóa trào vào thực quản gây kích ứng (trào ngược axit). Chứng ợ nóng thường xảy ra khá nhanh sau khi bạn ăn hoặc khi nằm trong vòng vài giờ sau bữa ăn. Chứng trào ngược axit đôi khi có thể tiến triển thành một dạng nghiêm trọng hơn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Triệu chứng chính của GERD là ợ nóng, ợ chua thường xuyên. Ngoài đau ngực, GERD cũng có thể gây ho, thở khò khè, viêm họng mạn tính và khó nuốt.
+ Vấn đề thực quản: Một số vấn đề liên quan đến thực quản như rối loạn co bóp thực quản, thực quản quá mẫn, vỡ hoặc thủng thực quản có thể là nguyên nhân gây đau tức ngực bên trái.
1.4 Các nguyên nhân khác
+ Căng cơ và chấn thương thành ngực: Đau ngực bên trái có thể là kết quả do các cơ ở ngực hoặc giữa các xương sườn bị kéo căng khi cử động quá giới hạn. Bất kỳ tổn thương các lớp trên thành ngực đều có thể gây đau.
+ Căng thẳng: Ngực trái có thể bị đau nhói khi bạn căng thẳng, kích động hoặc phấn khích tột độ.
+ Chèn ép dây thần kinh: Các chấn thương dây thần kinh, căng cơ gây chèn ép dây thần kinh đôi khi cũng có thể khiến ngực trái bị đau nhói.
2. Phương pháp nào giúp điều trị đau thắt ngực bên trái
Tùy vào nguyên nhân gây đau tức ngực trái mà bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị các nguyên nhân phổ biến gây đau ngực trái, bao gồm:
+ Aspirin:
Nếu các bác sĩ nghi ngờ cơn đau tức ngực trái của bạn liên quan đến các vấn đề do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, bạn có thể được chỉ định sử dụng aspirin.
+ Thuốc giãn mạch:
Nitroglycerin có tác dụng làm giãn mạch máu, nhờ đó máu lưu thông đến nuôi tim dễ dàng hơn. Một số thuốc huyết áp cũng có tác dụng này.
+ Thuốc làm tan huyết khối:
Nếu bạn bị đau tim, thuốc làm tan huyết khối có thể được sử dụng để làm tan những cục máu đông gây cản trở máu đến cơ tim.
+ Thuốc ức chế axit:
Nếu cơn đau ngực của bạn là do tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, bác sĩ có thể chỉ định thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày.
+ Thuốc làm loãng máu:
Nếu có cục máu đông xuất hiện trong động mạch nuôi tim hoặc phổi, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc loãng máu để ngăn ngừa quá trình hình thành thêm nhiều cục máu đông khác.
+ Phương pháp an toàn với đau thắt ngực trái gây ra bởi bệnh tim mạch:
Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).
Bi-Cozyme Max giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc hẹp động mạch và mạch vành, điều hòa và ổn định huyết áp, tiêu các cục máu đông, các mảng xơ vữa, làm loãng độ nhớt của máu, giúp và hỗ trợ phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, giảm các cơn đau thắt ngực, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, gout.
Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:
- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao
- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch
- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp
- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,
- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.
- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…
Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, đau tức ngực, tăng huyết áp, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stent, can thiệp tim mạch, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...
Hướng dẫn sử dụng:
Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 60 phút hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Liệu trình điều trị: những người đang bị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh lý tim mạch dùng liều tối đa 4 viên/ngày chia 2 lần trước bữa ăn 60 phút, đợt dùng 3 tháng sau đó dùng liều duy trì 2 viên/ngày chia 2 lần trước ăn 60 phút trong vòng 3 đến 6 tháng.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ
Phẫu thuật và các thủ thuật khác:
Nhiều trường hợp cần phải tiến hành thủ thuật, phẫu thuật để điều trị một số nguyên nhân nguy hiểm gây đau ngực trái, bao gồm:
+ Phẫu thuật bắc cầu: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng mạch máu từ một bộ phận khác để tạo ra đường đi thay thế, vượt qua vị trí mạch máu bị tắc nghẽn.
+ Nong mạch hoặc đặt stent: Nếu cơn đau ngực của bạn là do tắc nghẽn động mạch nuôi tim, bác sĩ có thể phải tiến hành thủ thuật nong mạch hoặc đặt stent để giúp mở rộng động mạch vành.
+ Phẫu thuật sửa chữa bóc tách động mạch vành
+ Thủ thuật dẫn lưu màng phổi và bơm áp lực làm phồng các mô phổi bị xẹp.
+ Những người bị bệnh về dạ dày ruột thì cũng cần phải điều trị.
3. Một số biện pháp phòng ngừa chứng bệnh đau ngực trái hiệu quả tại nhà
+ Thiết lập lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ:
Người bệnh có thể kiểm soát các cơn đau tức ngực bằng việc duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học, cụ thể là:
- Ngưng hẳn hoặc hạn chế sử dụng bia, rượu, cà phê, các chất kích thích, hút thuốc lá,…
- Tránh làm việc quá sức, hay lo âu, căng thẳng,… Thay vào đó, bạn nên giữ tâm trạng tươi vui, lạc quan, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày).
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao, ít nhất 3 lần/ tuần với thời gian khoảng 30 - 40 phút mỗi lần. Một số bộ môn như bơi, ngồi thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe,… là những gợi ý hay dành cho bạn, tránh các bài tập mạnh, có tính chất thi đấu.
- Chú ý tư thế ngồi, đứng, nằm, làm việc,…
- Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh, hạn chế tắm khuya.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
- Không nên lạm dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như các loại thịt hun khói, đồ chiên rán, nội tạng động vật,…). Đặc biệt, những bệnh nhân tức ngực khó thở do bệnh tim mạch, huyết áp cao nên hạn chế ăn mặn, không nên ăn nhiều đường và tinh bột.
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh như cải, súp lơ, bina,… trong thực đơn hằng ngày.
- Nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc, hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí, hạt óc chó,…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem đau thắt ngực bên trái là bệnh gì và cách điều trị ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Bệnh đau thắt ngực có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao?
>>> Tìm hiểu về triệu chứng đau thắt ngực
>>> Đau thắt ngực là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
Viết bình luận