Bệnh đau thắt ngực có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao?

Đau thắt ngực là bệnh lý thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh đau thắt ngực có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh đau thắt ngực là tình trạng cảm giác khó chịu hoặc áp lực trước thời gian do thiếu máu cơ tim thoáng qua mà không phải nhồi máu. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện bởi gắng sức hoặc căng thẳng tâm lý và giảm bớt do nghỉ ngơi hoặc nitroglycerin ngậm dưới lưỡi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh đau thắt ngực này.

Bệnh đau thắt ngực có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao

1. Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra khi không có đủ máu đến nuôi tim. Khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy như đang có một áp lực lớn đang đè ép vùng ngực, đặc biệt là ngực trái. Cơn đau có thể lan ra vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc sau lưng. Một số người còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu.

Đàn ông thường có dấu hiệu đau thắt ngực rõ ràng hơn phụ nữ. Thậm chí, nhiều phụ nữ bị đau thắt ngực mô tả triệu chứng của mình chỉ là một sự khó chịu ở ngực, cổ, hàm hoặc lưng. Điều này khiến họ bỏ qua và không nghĩ rằng mình đang bị đau thắt ngực.

2. Bệnh đau thắt ngực có nguy hiểm không?

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim. Bệnh tim sẽ trở nguy hiểm khi xảy ra các cơn đau thắt ngực không ổn định.

Khi các triệu chứng đau thắt ngực tiến triển trầm trọng, kéo dài trên 15 phút và không suy giảm dù có uống thuốc và nghỉ ngơi, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra. Lúc này, thời gian “vàng” đối với nhồi máu cơ tim là trong vòng 1-2 giờ, kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Bất kỳ sự chậm trễ hay trì hoãn nào cũng có thể khiến tim bị tổn thương và cướp đi tính mạng của người bệnh tức thì.

Tóm lại bệnh đau thắt ngực là căn bệnh khá nguy hiểm vì vậy khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh thì nên đi khám và tìm cách phòng, điều trị bệnh.

3. Vì sao xuất hiện đau thắt ngực?

Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực và phần lớn liên quan đến vấn đề tim hoặc phổi. Đau thắt ngực là triệu chứng cảnh báo điển hình bệnh mạch vạch, có 90% cơn đau ngực là do hẹp động mạch vành. Khi quá trình xơ vữa diễn ra kéo dài trong nhiều năm với sự tích tụ từ các mảng bám vào lòng mạch, làm thành mạch dày lên, cứng lại, mất tính đàn hồi và làm giảm lượng máu đến cơ tim. Nguy cơ này tăng lên mạnh mẽ với sự hỗ trợ của các tác nhân: hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. Lúc này, tim buộc phải làm việc trong môi trường thiếu oxy, từ đó gây đau thắt ngực. Sự xuất hiện của mảng xơ vữa cũng làm tăng cao nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Do vậy, nếu không kịp thời khơi thông mạch máu, cơn nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra và đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Đặc biệt, bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim không phải là “thủ phạm” duy nhất gây đau thắt ngực. Các nguyên nhân gây đau thắt ngực ít phổ biến hơn như:

Bệnh vi mạch vành;

Bóc tách động mạch chủ;

Phì đại cơ tim;

Viêm màng ngoài tim;

Đau cơ sau khi vận động;

Viêm khớp sụn sườn;

Bệnh Zona, do nhiễm virus herpes;

Những triệu chứng đường tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược acid dạ dày, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích…

Bệnh đau thắt ngực có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao

4. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh đau thắt ngực

Những triệu chứng và dấu hiệu của đau thắt ngực (thắt tim) là gì?

Đau và có cảm giác khó chịu là những triệu chứng ban đầu của bệnh đau thắt ngực. Cơn đau có thể bắt đầu ở ngực và thỉnh thoảng lan đến lưng, cổ, vai trái và cả xuống cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái). Đôi lúc người bệnh có thể có các triệu chứng như ợ nóng hoặc khó tiêu.

Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng đổ mồ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, kiệt sức, choáng váng và khó thở.

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào loại đau thắt ngực mà bạn mắc phải. Có 3 loại đau thắt ngực kèm theo các triệu chứng như sau:

Đau thắt ngực ổn định

Xảy ra khi người bệnh vận động quá sức dẫn đến tim đập nhanh hơn bình thường

Cơn đau thường có thể cảm nhận trước được và diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 5 phút)

Cảm giác ợ nóng hoặc khó tiêu

Cơn đau ngực có thể lan tỏa đến tay, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Đau thắt ngực không ổn định

Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khi bạn đang ngủ hoặc khi bạn đang nghỉ ngơi

Cơn đau thường đến một cách đột ngột

Thường cơn đau sẽ kéo dài đến 30 phút

Theo thời gian, nếu không được chữa trị, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

Đau thắt ngực mao mạch (Đau thắt ngực vi mạch)

Cơn đau thường trầm trọng và kéo dài hơn các cơn đau thắt ngực khác

Thường kèm theo những triệu chứng thở gấp, khó ngủ, mệt mỏi

Cơn đau thường xuyên xảy ra trong các hoạt động thường ngày và khi bạn cảm thấy căng thẳng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Phòng ngừa các cơn đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau bữa ăn thịnh soạn có nhiều mỡ và muối, sau cuộc tranh luận căng thẳng tinh thần hoặc làm việc ngoài trời lạnh… Nếu cơn đau thắt ngực không được ngăn chặn và mức độ đau còn tăng lên có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, cần đề phòng cơn đau thắt ngực.

+ Bỏ hút thuốc lá:

Đây là biện pháp rất tốt vì:

- Hút thuốc làm tăng chất CO (carbon monoxide) chiếm chỗ chất oxy và vì chứng đau thắt ngực do mạch bị tắc, tim thiếu oxy, nên hút thuốc lá gây đau thắt ngực. Người ta ghi nhận cơn đau thắt ngực giảm đi ở người bỏ hút thuốc lá.

- Hút thuốc làm cho các tiểu cầu dính vào nhau nên làm tăng tắc nghẽn mạch máu.

- Hút thuốc làm giảm tác dụng của thuốc trị bệnh.

- Hút thuốc làm tăng tỉ lệ tử vong gấp đôi so với bệnh nhân cùng mắc chứng đau thắt ngực mà bỏ hút thuốc.

+ Càng ăn ít chất béo, muối càng tốt:

Ăn ít chất béo, ít muối, vì ăn quá nhiều các chất trên có thể gây ra cơn đau do làm tăng ngay huyết áp. Trong ăn uống, người ta lưu ý: không ăn quá 170g thịt, hải sản hay thịt gà vịt mỗi ngày; chỉ nên ăn thịt nạc; không ăn da gà, vịt; không ăn gan tim thận vì chứa nhiều cholesterol; dùng dầu thực vật với lượng vừa phải; chỉ dùng sữa và các sản phẩm sữa đã tách bơ; nên tăng lượng trái cây rau tươi và ngũ cốc hàng ngày.

Nếu có huyết áp cao phải không chế huyết áp ở mức bình thường. Béo mập phải giảm cân dần dần bằng ăn uống hợp lý kèm luyện tập thể dục thể thao vừa sức. Nếu có bệnh đái tháo đường kèm thì phải tích cực chữa trị bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc. Sinh hoạt phải có nề nếp, sống vui tươi, tránh suy tư, căng thẳng quá mức về mặt tinh thần.

+ Tập luyện thể dục - thể thao:

Có giả thuyết rằng, người bị đau thắt ngực không nên tập luyện thể dục - thể thao vì nó làm kích thích tim và dẫn tới đau thắt ngực. Thực sự không phải vậy. Các nhà khoa học thấy rằng, tập luyện thể dục - thể thao rất quan trọng đối với người bị đau thắt ngực. Tập luyện là một cách giải trừ sự căng thẳng, giảm cân, giảm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng tuần hoàn bàng hệ ngay trong tim. Tập luyện giúp cơ bắp hút được nhiều khí oxy nên làm giảm lượng công việc của quả tim đáng lý phải làm để tải cùng số lượng oxy đó đến cơ bắp.

Phải tập luyện đều đặn, từ từ, lâu dài, nhẹ nhàng vừa với sức mình (không đòi hỏi gắng sức) và phải phối hợp với chế độ ăn thích hợp thì mới mang lại hiệu quả. Chế độ ăn thích hợp ở đây là không dùng mỡ, sườn non, bơ, kem, không ăn đồ chiên xào có nhiều muôi. Ăn nhiều rau quả hạt.

Kiên trì tập luyện với ăn kiêng nghiêm ngặt sẽ làm huyết áp hạ, cholesterol máu giảm, và cơn đau thắt ngực sẽ giảm. Trong các môn thể dục thể thao thì đi bộ là hợp lý nhất. Nên đi bộ hàng ngày, tốc độ không nhanh lắm, khoảng 5km/giờ, ít nhất 5 ngày /tuần. Đi bộ còn làm giúp gắn kết canxi vào xương giúp xương chắc khỏe. Cũng có thể tập các môn như: Thái cực quyền, Thái cực trường sinh đạo, Bát đoạn cẩm thiếu lâm, Yoga, bơi lội, khí công dưỡng sinh…

Khi có dấu hiệu rối loạn như cùng tập luyện ở mức độ đó như thường ngày, hoặc tập ít hơn, hoặc đang nghỉ ngơi lại thấy đau thắt ngực không như trước đây thì phải đi bệnh viện khám ngay để được xử trí kịp thời.

Tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bi-Q10 Max giúp phòng chống bệnh đau thắt ngực an toàn hiệu quả.

Bi-Q10 Max là một sản phẩm hỗ trợ toàn diện sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 Max có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...

bi-q10-max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

Công dụng của Bi-Q10 Max:

Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch đã vinh dự nhận được cúp vàng do hiệp hội thực phẩm trao tặng sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng:

>> Giúp giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.

>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.

>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.

>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.

>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 Max làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.

>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 Max cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.

>> Bi-Q10 Max giúp ổn định và điều hòa huyết áp.

>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.

>> Giải phóng  năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Q10 Max - Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Đau thắt ngực là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

>>> Bệnh mạch vành nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị

>>> Siêu âm tim chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào

Viết bình luận