Siêu âm tim là phương pháp phổ biến hiện nay, nó sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim. Vậy siêu âm tim chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh động mạch vành là căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro tim mạch nhất và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẩn đoán bệnh động mạch vành là một thách thức đối với cả bệnh nhân và bác sĩ, bởi rất nhiều người có nguy cơ bị bệnh này. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu siêu âm chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào.
* Siêu âm chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào
Siêu âm trong lòng động mạch vành là một kỹ thuật mới, lần đầu tiên được ứng dụng trong lĩnh vực can thiệp tim mạch. Kỹ thuật này được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh tim, đặc biệt là những bệnh nhân có tổn thương phức tạp, cần chẩn đoán trước khi tiến hành can thiệp. Đây là một thành tựu to lớn đối với ngành tim mạch Việt Nam nói riêng và ngành tim mạch thế giới nói chung.
Kỹ thuật siêu âm đầu dò là với một đầu dò siêu nhỏ, đi sâu vào trong lòng động mạch vành chẩn đoán và cho kết quả chính xác đến từng mm sẽ là một lợi thế cho các bác sĩ nhưng quan trọng nhất là người bệnh sẽ được cứu chữa kịp thời và chính xác.
Một ca phẫu thuật can thiệp tim mạch, bệnh nhân là một người cao tuổi với các tổn thương tim phức tạp. Trước khi tiến hành can thiệp tim mạch, các bác sĩ thực hiện siêu âm trong lòng động mạch vành. Động mạch vành là mạch máu quan trọng, có tác dụng nuôi sống quả tim. Một đầu dò nhỏ có kích thước đường kính khoảng 1mm, được nối trực tiếp với máy siêu âm. Một ống thông được đặt từ đùi người bệnh đến lỗ động mạch vành cần siêu âm. Đầu dò siêu âm sẽ theo ống thông này đi vào lòng động mạch, đến chỗ tổn thương và chẩn đoán bệnh.
Đầu dò, sau khi đi qua chỗ tổn thương, tức chỗ bị tắc nghẽn sẽ được hệ thống máy tự động kéo ra từ từ với tốc độ 0,5mm/giây. Điều này sẽ giúp đầu dò đánh giá chính xác toàn bộ hệ thống mạch vành. Kết quả siêu âm không chỉ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh đến từng mm mà nó còn đọc được cả các thành phần ở bên trong mảng xơ vữa, nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim gây tử vong cao cho người bệnh. Một lần siêu âm động mạch vành mất khoảng 15 phút, khoảng thời gian quá ngắn đối với một thành công tuyệt đối thu được sau một ca can thiệp tim mạch. Ngay khi đặt xong Stent trong lòng động mạch, người bệnh đã có thể về phòng với tinh thần hoàn toàn tỉnh táo.
* Các dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh động mạch vành
+ Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.
Có 2 loại đau thắt ngực: Cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định.
- Đau thắt ngực ổn định là do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đạt đến 1 mức độ nào đó hay trong cùng 1 hoàn cảnh. Còn hội chứng vành cấp khi đau thắt ngực xảy ra bất kỳ (đau thắt ngực không ổn định), cả lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức nhưng không đỡ khi ngừng gắng sức.
- Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời vì dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt giữa đau thắt ngực ổn định và không ổn định là hoàn cảnh xảy ra đau thắt ngực: khi nghỉ hay khi gắng sức. Nếu khi gắng sức với 1 mức độ nhất định nói lên tính chất ổn định, còn nếu xuất hiện khi nghỉ nói lên sự không ổn định và sẽ có nguy cơ chuyển nhồi máu hoặc đột tử.
* Cách phòng bệnh mạch vành
+ Quản lý cuộc sống tốt: Trong cuộc sống, việc đầu tiên chúng ta phải làm là sống có quy luật để không tăng thêm những gánh nặng cho cơ thể, giữ thói quen ăn đúng giờ, ngủ sớm dậy sớm, trong mùa ấm áp hãy biết mở cửa sổ khi ngủ, không thức khuya, đừng làm những việc đi ngược lại sự trao đổi chất của cơ thể.
+ Vệ sinh tốt, phòng ngừa nhiễm trùng: Hãy chú ý đến vệ sinh môi trường sống ở nơi đang cư trú, bao gồm: không khí, sạch sẽ là một phần quan trọng. Vào mùa lạnh cũng phải chú ý mở cửa sổ cho không khí trong lành lưu thông, tránh quá nóng cũng như quá lạnh, hạn chế chen chúc vào những nơi quá đông người.
+ Vận động thích hợp: Duy trì thể dục phù hợp hàng ngày giúp đảm bảo tốc độ lưu thông máu của cơ thể, cũng giúp tăng cường chức năng tim mạch. Vì vậy, hãy đảm bảo duy trì một giờ tập thể dục mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Duy trì chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 và số đo vòng eo dưới 88 cm.
+ Chế độ ăn uống nên chú ý: Về chế độ ăn, chúng ta phải giữ mức ổn định, không nên bỏ ăn hoặc ăn uống quá mức. Hàng ngày đảm bảo hấp thu đủ chất đạm và rau quả, không nên quá kén ăn. Nên ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế các loại thực phẩm có độ béo và lượng cholesterol cao. Tránh việc sử dụng quá mức các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh tạo gánh nặng quá tải cho cơ thể. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích. Tránh những loại thực phẩm làm tăng huyết áp, giảm ngay việc ăn mặn nếu bạn đang bị chứng huyết áp cao.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu siêu âm chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cách điều trị bệnh mạch vành như thế nào
Viết bình luận