Xơ vữa mạch vành là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay và nó là tiền đề gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ, tai biến mạch máu não. Vậy bài thuốc chữa xơ vữa mạch vành hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Từ xa xưa các cụ đã có nhiều phương pháp chữa bệnh dân gian chữa bệnh mạch vành hiệu quả từ các bài thuốc dân gian y học cổ truyền. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Những bài thuốc chữa xơ vữa mạch vành
1.1 Những bài thuốc nam chữa xơ vữa mạch vành
+ Mộc nhĩ đen: Mộc nhĩ đen hay còn được biết đến với các tên khác như nấm tai mèo, nấm mèo, vân nhĩ, mộc chu, mộc tung, nhĩ tử,... Mộc nhĩ đen có tên khoa học là Auricularia auricula. Mộc nhĩ đen là một nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Mộc nhĩ đen có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm, béo, bột đường và các khoáng chất khác như canxi, sắt, phospho, carotene,... Ngoài ra, mộc nhĩ đen có tác dụng chống oxy hóa, hạ đường máu, giảm mỡ máu, chống viêm, chống đông máu,... Vì vậy, mộc nhĩ đen được xem là một bài thuốc nam chữa bệnh mạch vành hiệu quả.
+ Mộc nhĩ trắng: Mộc nhĩ trắng hay còn được gọi là nấm tuyết, có tên khoa học là tremella fuciformis. Mộc nhĩ trắng là một nguyên liệu nấu ăn được sử dụng ở Việt Nam. Mộc nhĩ trắng chứa nhiều vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, các loại protein, lipid và glucid. Đồng thời, mộc nhĩ trắng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, canxi, đồng, kalli, natri, magie, phospho, ... Trong Đông y, mộc nhĩ trắng là một vị thuốc có tính bình, vị ngọt, có tác dụng nhuận phế, tân sinh, dưỡng vị. Mộc nhĩ trắng kết hợp với đường trắng là một bài thuốc chữa bệnh mạch vành bằng Đông y hiệu quả giúp giảm mỡ máu, hạ đường huyết, giảm tắc nghẽn mạch vành.
+ Sơn tra và mật ong: Quả sơn tra hay còn được gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra. Quả sơn tra chứa nhiều acid citric, vitamin C, cacbon hydrate và protid, tanin, chất đường, acid hữu cơ,... Mật ong có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tăng tiết vị dạ dày, bổ trung, nhuận tràng, giải độc gan. Sơn tra kết hợp cùng mật ong là một bài thuốc điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc Đông y hiệu quả với việc làm giảm mỡ máu.
+ Đan sâm: Đan sâm là cây cỏ sống lâu năm, cao khoảng 30 - 80cm. Đâm là một cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành hiệu quả. Đan sâm có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, chống huyết khối, tăng lưu thông máu, bảo vệ tim, từ đó dẫn đến giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim. Rễ đan sâm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết
+ Củ năng và nấm hương: Củ năng chứa nhiều nước, tinh bột, đạm, mỡ và các khoáng chất. Đặc biệt, củ năng chứa Puchiin có tác dụng kháng một số vi khuẩn không chịu nhiệt. Nấm hương có hàm lượng cao chất đạm, chất béo, sắt, canxi, các khoáng chất khác, 30 loại enzyme,... và có tác dụng bổ tỳ, ích khí, hòa đàm, ích vị, giảm cholesterol máu, hạ đường huyết. Kết hợp củ năng cùng nấm hương là một bài thuốc nam chữa bệnh mạch vành hiệu quả.
+ Tam thất bắc: Tam thất bắc là một cây thuốc bổ dùng thay nhân sâm, có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sung và giảm đau. Trong tam thất bắc có chứa noto ginsenosid có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, giúp hạn chế tổn thương ở não do thiếu máu,... Tam thất là cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành hiệu quả với vai trò giảm thời gian và tần suất đau thắt ngực, cải thiện vi tuần hoàn tim, giảm rối loạn nhịp, ngăn xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, giảm căng thẳng thần kinh, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, tăng cường miễn dịch, bồi bổ cơ thể,...
+ Cây dong riềng đỏ: Cây dong riềng đỏ hay còn có tên gọi khác là khoai đao, chuối củ, khương vu, khoai riềng, có tên khoa học là Canna edulis red. Cây dong riềng đỏ có tính mát, vị nhạt, có tác dụng tốt với tim mạch. Cây dong riềng đỏ chữa bệnh mạch vành là một bài thuốc hiệu quả với tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, tăng tưới máu cơ tim, chống suy mạch vành, dự phòng các cơn nhồi máu cơ tim ở người có nguy cơ cao, hỗ trợ điều trị suy tim, an thần, giảm hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực,...
Xem thêm: >>> Bất ngờ trước tác dụng của cây dong riềng đỏ chữa bệnh mạch vành siêu hiệu quả
+ Cây dâm bụt: Trong Đông y, lá dâm bụt có tính bình, vị nhạt, nhớt, có tác dụng làm dịu, an thần, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, kiết lỵ, đới hạ. Hoa dâm bụt có tính bình, vị ngọt giúp thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu, rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ, hồi hộp,... Chiết xuất từ cây dâm bụt có chứa các chất chống oxy hóa có hiệu quả trong kiểm soát huyết áp cao. Kết hợp cây dâm bụt với rượu vang đỏ và chè là một bài thuốc chữa bệnh mạch vành bằng Đông y với hiệu quả giảm cholesterol máu.
1.2 Các bài thuốc y hoc cổ truyền dân gian kết hợp giữa các dược liệu
+ Bài thuốc 1: bài thuốc chữa xơ vữa động mạch: hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, hổ trượng 30g, linh chi 15g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g hãm với nước sôi uống thay nước chè. Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh u xơ động mạch vành, bệnh huyết áp cao… còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
+ Bài thuốc 2: với người thể can thận âm hư: hà thủ ô 16g, nữ trinh tử (lá cây xấu hổ) 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rễ gai 12g, tang ký sinh 12g, hoàng tinh 12g, thiên môn 8g, qua lâu 8g, bạch chỉ 6g, uất kim 8g, kê huyết đằng 12g, hồng hoa 8g, tang thầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài thuốc 3: với người thể tâm tỳ hư: đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, long nhãn 8g, tang thầm 12g, hoàng kỳ 8g, đương quy 8g, uất kim 6g, phục linh 8g, viễn chí 8g, thục địa 12g đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài thuốc 4: Đan sâm 32g; Xuyên khung, trầm hương, uất kim: 20g; Hồng hoa 16g; Xích thược, hương phụ, hẹ, qua lâu: 12g; Đương quy vĩ 10g. Người bệnh sắc thang thuốc trên và sử dụng hàng ngày. Phương thuốc chữa bệnh mạch vành bằng Đông Y sử dụng đan sâm có công dụng tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến tim. Thuốc cũng giảm nhanh các cơn đau thăt ngức, đau nhói ở tim và giảm việc hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
2. Bài thuốc chữa xơ vữa mạch vành từ đông y kết hợp với y học hiện đại
Y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thảo dược tư nhiên an toàn. Dưới đây là những thảo dược tốt nhất đôi với bệnh mạch vành hiện nay:
+ Nattokinase: là enzym tự nhiên chiết xuất từ đậu tương giúp ngăn cản sự hình thành cục máu đông, tiêu sợi huyết, mảng xơ vữa chống huyết khối, tắc mạch vành, não, phòng và điều trị tai biến mạch máu não và đột quỵ.
+ Bromelain: là enzym chiết xuất từ quả dứa có vai trò phối hợp với nhiều enzyme khác trong cơ thể như papain, nattokinase, protease để làm tăng khả năng tiêu các cục máu đông và các mảng xơ xữa trong lòng mạch.
+ Papain: được chiết xuất từ đu đủ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được nên nó rất tốt cho những ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
+ Protease là enzyme phân giải protein, chiết xuất từ tằm có tác dụng tiêu các cục máu đông, nang, sẹo, mảng xơ vữa động mạch và chống viêm. Protease làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần, LDH huyết thanh và các chỉ số viêm (CRP và ESR).
+ White willow bark (Salicin): hoạt chất Salicin chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng, có tác dụng:
Tăng cường sức bền thành mạch, làm trẻ hoá mạch máu, giúp mạch máu mềm mại, trơn tru, co giãn nhịp. Là Aspirin tự nhiên, không có tác dụng phụ nên dùng để thay thế Plavix trong phòng chống tắc mạch sau đặt stent mạch vành. Loãng máu, giảm độ nhớt, bôi trơn và làm mềm mại thành mạch, lưu thông dễ dàng, điều hòa HA.
+ Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa): có tác dụng kháng viêm, làm giảm tình trạng đau nhức hiệu quả. Đồng thời nó còn có tác dụng giúp cho sự phát triển của thành tĩnh mạch bền vững hơn khi chúng bị căng phồng hoặc lỏng do giãn tĩnh mạch, bị dồn khối hoặc gây ra các vấn đề tương tự.
+ Phức hợp Rutin Complex: tăng cường sức bền thành mạch, làm trẻ hoá mạch máu, giúp mạch máu mềm mại, trơn tru, co giãn nhịp nhàng giúp điều hoà huyết áp, ngăn chặn và phòng chống đột quỵ, giảm thiểu bệnh lý tim mạch, tiêu mỡ máu, giảm cholesterol.
Tất cả các hoạt chất trên được các nhà khoa học của Mỹ nghiên cứu kết hợp về lượng và chất để tạo nên sản phẩm Bi-Cozyme Max giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa mạch vành an toàn hiệu quả và không có tác dụng phụ.
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme Max là phúc hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginko biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).
Bi-Cozyme Max giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc hẹp động mạch và mạch vành, điều hòa và ổn định huyết áp, tiêu các cục máu đông, các mảng xơ vữa, làm loãng độ nhớt của máu, giúp và hỗ trợ phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, giảm các cơn đau thắt ngực, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, gout.
Đối tượng sử dụng: Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, đau tức ngực, tăng huyết áp, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stent, can thiệp tim mạch, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...
Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 60 phút hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Liệu trình điều trị: những người đang bị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh lý tim mạch dùng liều tối đa 4 viên/ngày chia 2 lần trước bữa ăn 60 phút, đợt dùng 3 tháng sau đó dùng liều duy trì 2 viên/ngày chia 2 lần trước ăn 60 phút trong vòng 3 đến 6 tháng.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bài thuốc chữa xơ vữa mạch vành hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bệnh mạch vành vá các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch vành
>>> Bệnh mạch vành nên ăn gì tốt cho bệnh
Nguồn tham khảo: vinmec.com, avado.vn, suckhoedoisong.vn, nhathuoc365.vn
Viết bình luận