Bạn bị bệnh mạch vành, bạn đang tìm món ăn tốt cho bệnh, bạn chưa biết món nào? Bệnh mạch vành nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, hẹp mạch vành tim, thiểu năng vành hoặc suy vành. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, hay loạn nhịp tim. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh mạch vành nên ăn gì tốt cho bệnh.
* Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
* Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành
Trong máu, nếu lắng đọng nhiều thành phần cholesterol sẽ là nguyên nhân chính của bệnh tim mạch vành, làm tổn thương lớp lót bên trong lòng động mạch vành (tế bào nội mạc), gây viêm mạn tính thành mạch máu. Các mảng xơ vữa phát triển dày hơn, chúng có thể làm nứt vỡ và tiếp tục làm tổn thương động mạch, hình thành nên các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành thường là do: hút thuốc lá, tuổi tác lớn, nam giới có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nữ giới, tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành, mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, ít vận động, cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài, mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, chẳng hạn như đái tháo đường type 2 hoặc béo phì…
* Triệu chứng của bệnh mạch vành
+ Khó thở: Nếu tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể, có thể phát triển khó thở hoặc mệt mỏi cùng cực với gắng sức.
+ Đau ngực: Có thể cảm thấy áp lực hoặc tức ngực như có ai đó đứng trên ngực. Những đau đớn, gọi là đau thắt ngực thường được kích hoạt bởi căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. Nó thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngừng hoạt động căng thẳng. Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, đau đớn này có thể thoáng qua hoặc sắc nét và nhận thấy ở vùng bụng, lưng hoặc cánh tay.
+ Đau tim: Nếu một động mạch vành trở nên hoàn toàn bị chặn, có thể có một cơn đau tim. Các dấu hiệu và triệu chứng kinh điển của một cơn đau tim bao gồm áp lực nghiền vào ngực và đau lan vai hoặc tay, đôi khi khó thở và ra mồ hôi. Phụ nữ có hơi nhiều khả năng hơn nam giới là trải nghiệm ít dấu hiệu điển hình và triệu chứng của một cơn đau tim, bao gồm buồn nôn và đau lưng hay quai hàm. Đôi khi một cơn đau tim xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng hoặc các triệu chứng. Nếu có yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường hay béo phì cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán và điều trị có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh động mạch vành và giúp ngăn ngừa một cơn đau tim.
* Bệnh mạch vành nên ăn gì
+ Bệnh mạch vành nên ăn thực phẩm giảm cholesterol: Các thực phẩm giảm cholesterol hiệu quả nhất đó là các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, giúp làm giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu. Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan người bệnh nên sử dụng như: ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu đỗ, súp lơ xanh, rau đay, mùng tơi, táo, đu đủ, lê, ổi, mận, cam, bưởi...
+ Bệnh mạch vành nên ăn thực phẩm chống oxy hóa: Cần lựa chọn thực phẩm chống oxy hóa để dọn dẹp các gốc tự do sẽ giúp ngăn chặn phản ứng viêm và sự phát triển của căn bệnh này. Tốt nhất hãy lựa chọn chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều trái cây, rau, các loại hạt, ngũ cốc, cá, và các loại dầu lành mạnh. Các chất chống oxy hóa như: vitamin E, C, A... thường được tìm thấy trong cá tươi, các loại rau quả có màu xanh, đỏ, hoặc vàng đậm như súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau bina, cải xoăn, cà chua, cà rốt, dâu tây, cam, quýt, dưa hấu, mận tím…Rau quả nhiều màu sắc có tác dụng chống oxy hóa tốt cho người bệnh mạch vành.
+ Một số thực phẩm như: gừng, nghệ, tỏi và hành tây, nho khô, nho tươi, quả chà là, việt quất, dâu tây, quế, cam thảo… có chứa salicylate, một hóa chất có thể ngăn chặn các tiểu cầu kết dính và làm chậm quá trình đông máu. Ngoài ra, loại axít béo như omega-3 có nhiều trong các loài cá như: cá thu, cá cơm, cá hồi, cá ngừ, cá trích và một số loại hạt như: hạt lanh, đậu, dầu ôliu hay quả óc chó... cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa cục máu đông.Chuối tiêu chấm vừng đen: Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen. Vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho bệnh mạch vành.
+ Dưới đây là một số món ăn bài thuốc giúp điều trị bệnh mạch vành bạn nên tham khảo:
- Rau cần nấu với táo tàu: Dùng 500g rau cần, 200g táo tàu, nấu chín rau cần với táo tàu ăn. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần, tốt cho bệnh mạch vành.
- Quả hồng, nước đường phèn: Mỗi lần 3 quả hồng khô, rửa sạch, cho vào một ít đường phèn. Hấp cách thủy cho đến khi quả hồng chín mềm là ăn được. Có tác dụng hạ huyết áp, bệnh mạch vành.
- Côn bố nấu với đậu xanh, đậu đỏ: Dùng 150g côn bố, 150g đậu xanh, 150g đậu đỏ. Cho nước vừa đủ, nấu chín kỹ thêm đường đủ ngọt, ăn cái, uống nước, ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt với bệnh mạch vành.
- Cháo gạo tẻ, lá sen: Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bài thuốc này chữa bệnh huyết áp cao, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnh mạch vành.
- Rau chân vịt hấp cách thủy: Dùng 200g rau chân vịt, rửa sạch cho vào 200ml nước. Hấp cách thủy trong 10 phút. Để nguội sau 1 tiếng, gạn lấy nước, chia làm 2 lần uống hết vào buổi sáng, buổi chiều. Có tác dụng hạ huyết áp, bệnh mạch vành.
+ Cháo cà rốt, gạo tẻ: Cà rốt tươi vừa đủ, nấu với gạo tẻ thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài, có tác dụng chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi.
- Mộc nhĩ trắng: Lấy 4g mộc nhĩ trắng, ngâm vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, có thể cho vào ít đường trắng. Chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Uống liên tục có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho bệnh mạch vành.
- Canh thịt lợn phật thủ: 10g phật thủ, 30g ý dĩ nhân, 6g mộc nhĩ đen, 50 thịt nạc heo, gia vị lượng thích hợp. Cho các thứ trên vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên. Có tác dụng: lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.
- Cá trắm cỏ nấu với bí đao: Mỗi lần dùng 250 – 500g bí đao, 250 – 500g cá trắm cỏ (cả con là tốt nhất). Trước hết lấy dầu rán cá chín vàng, sau đó cho bí đao, nước vừa đủ; ninh trong 3 – 4 tiếng, cho một ít muối và gia vị để ăn. Ăn cả nước lẫn cái, có tác dụng với bệnh mạch vành.
- Nấm hương xào củ năn: 250g củ năn, 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt... xào cho đến chín. Có tác dụng: dùng thay thức ăn, giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.
- Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh, gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo. Cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi là được. Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành, tắc động mạch cơ tim và tắc tuần hoàn máu. Người mắc bệnh trong máu nhiều mỡ phải ăn thường xuyên.
- Canh mộc nhĩ đen: 6g mộc nhĩ đen, một ít đường trắng. Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu đến nhừ, cho đường cát trắng vào nấu tan là được. Ăn mộc nhĩ uống canh, mỗi ngày 1 – 3 lần. Có tác dụng: Hoạt huyết khử hư, giảm chất béo. Chủ trị: Bệnh động mạch vành, cholesterol máu, hoặc tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ.
- Cháo đào nhân thêm gia vị: 10g đào nhân, 30g sinh địa vàng, 100g gạo, 10g hạt quế, 2 miếng gừng sống. Đào nhân gọt bỏ vỏ, hạt quế nghiền nát, gạo nghiền nhuyễn, dùng lượng rượu trắng thích hợp chế vào sinh địa, gừng và đào nhân xay lấy nước. Thêm vào gạo lượng nước thích hợp nấu cháo, sau khi sôi cho nguyên liệu và nước thuốc vào nấu chín, cho hạt quế nghiền vào.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiêủ bệnh mạch vành nên ăn gì tốt cho bệnh. Người bệnh mạch vành nên kiêng các món như: Mỡ động vật, óc, tủy, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ... Ngoài ra, người bệnh mạch vành cũng phải kiêng những đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... vì những thức uống này gây hưng phấn đại não, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh mạch vành. Người bệnh động mạch vành nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ và Cholesterol như nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, thịt gà, trứng cá và bơ v.v. Những đồ ăn chứa nhiều mỡ này nếu ăn quá nhiều sẽ thúc đẩy sự tích tụ Cholesterol trong thành huyết quản động mạch, đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch, tăng cường ảnh hưởng đến mạch vành người bệnh. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Hotline tư vấn: 0962 87 6060 - 02436.830.838
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Viết bình luận