Suy nhược thần kinh là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải thường ở người trung niên và người cao tuổi. Hiện nay cũng có nhiều phương pháp trị bệnh. Bài tập yoga chữa suy nhược thần kinh hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Thực hiện các bài tập yoga giúp cải thiện chứng suy nhược thần kinh đem đến cho bệnh nhân cảm giác thư thả, thoải mái, giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó chịu. Bên cạnh đó yoga còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ cũng như rèn luyện sự tập trung cho người bệnh rất hiệu quả. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem các bài tập yoga chữa suy nhược thần kinh.
1. Các bài tập yoga chữa suy nhược thần kinh
+ Tư thế Sarvangasana:
Tư thế Sarvangasana hay còn được gọi là tư thế đứng trên vai với hình thái đảo ngược cơ thể, lúc này vai sẽ nằm trên mặt đất và đảm nhiệm việc giữ thăng bằng. Đây là một tư thế khá khó nên còn được gọi là Queen of Asana tuy nhiên nếu chăm chỉ luyện tập thành thục thì nó sẽ đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của người SNTK.
Tư thế Sarvangasana giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng rất tốt
- Những lợi ích tuyệt vời mà tư thế này đem lại bao gồm:
Cân bằng cơ thể, xoa dịu các tĩnh mạch
Làm dịu hệ thần kinh trung ương
Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng SNTK, trầm cảm hay lo âu
Cải thiện tình trạng mệt mỏi và trì trệ, tăng cường những năng lượng tích cực
Giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn đến các cơ quan, bao gồm cả bộ não
Kéo dãn cột sống và cải thiện các vấn đề về xương khớp
- Cách thực hiện tư thế Sarvangasana như sau:
Bạn nằm thẳng trên sàn hay trên thảm tập, lòng bàn tay khép, đặt úp sát hai bên hông
Hít thở sâu và từ từ đưa chân nâng lên cao sao cho vuông thành một góc 90 độ với mặt sàn. Mũi chân đưa hướng về đầu, cố gắng giữ chân thẳng, không xoay đầu, cổ
Hít thở sâu rồi tiếp tục nâng chân và tách khỏi sàn, dùng hai tay đỡ ngay phần hông cạnh cột sống. Lúc này giữ hai chân co lại, đầu gối nằm ngay trên trán, lòng bàn chân hướng lên trần nhà
Tiếp tục hít thở sâu để đẩy chân duỗi thẳng ra, chân thả lỏng nhưng đầu gối phải thẳng. Lúc này trọng lượng sẽ dồn hoàn toàn lên hai vai, bạn cần phải hít thở sâu và từ từ, cố gắng duy trì tư thế trong 35- 45s phút
Hít thở sâu, đặt hai lòng bàn tay úp xuống sàn để từ từ hạ người xuống, bắt đầu từ lưng, hông, sau đó mới đưa hai chân chạm sàn từ từ
Nằm nghỉ ngơi thư giãn trong vài phút trước khi tập lại.
+ Tư thế Padmasana (Lotus Pose):
Tư thế Padmasana (Lotus Pose) còn được gọi với một cái tên khác là tư thế hoa sen – tư thế cơ bản đầu tiên trong thiền định với rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Các nghiên cứu cho thấy, ngồi thiền trong 15 phút có thể đem đến năng lượng tương đương một giấc ngủ trưa. Thiền định cũng giúp thanh tẩy những buồn phiền lo lắng, làm sạch tâm trí để cải thiện các vấn đề liên quan đến suy nhược thần kinh.
Tư thế hoa sen là một trong những tư thế quan trọng giúp trấn tĩnh tinh thần, loại bỏ căng thẳng hiệu quả
- Những điều tích cực mà Padmasana đem đến cho sức khỏe và tinh thần bao gồm:
Xoa dịu tâm trí, thanh lọc tâm hồn để loại bỏ những căng thẳng buồn phiền
Phục hồi năng lượng
Tăng cường sự tập trung, bình tĩnh, giúp bạn hấp thụ những năng lượng tinh hoa của đất trời
Cải thiện sức khỏe cho cột sống, bàng quang, cơ bụng hay xương chậu
Tăng cường sự linh hoạt cho hông
- Cách thực hiện như sau:
Bắt đầu bằng tư thế ngồi, hai chân duỗi thẳng, giữ lưng thẳng
Từ từ gập gập đầu gối ở cả hai bên đầu gối lại để tạo thành tư thế bắt chéo, dùng tay kéo gót chân lên tới gần bụng, sau đó đặt hai bàn tay lên đùi
Bàn tay để thể đặt úp thả lỏng hoặc làm động tác thủ ấn
Cố gắng duy trì tư thế đầu cổ đều thẳng
Hít vào thở ra đều đặt, thanh lọc tâm hồn để cả cơ thể được giải phóng trong vài phút hoặc cố gắng lâu nhất có thể
Lặp lại với tư thế đổi vị trí hai chân bắt chéo
Thực tế dù nhìn thì tư thế này có vẻ dễ nhưng quan trọng bạn cần phải học được cách để cơ thể giải phòng, tĩnh tâm, thanh lọc. Chính vì thế nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm bạn rất dễ tập sai cách.
+ Tư thế Halasana:
Tư thế Halasana còn được gọi với các tên khác là tư thế cái cày do có hình thái khá giống với những chiếc cày ở vùng Tây Tạng và Ấn Độ. Đây là tư thế có mức độ khó trung bình, mỗi lần tập khoảng 35- 45s và không lặp lại.
Tư thế Halasana làm dịu những lo lắng, căng thẳng để đưa bạn vào giấc ngủ tốt hơn
- Những tác dụng tuyệt vời mà tư thế Halasana đem lại bao gồm:
Xoa dịu tâm trí, giảm căng thẳng, stress, nhức đầu thường gặp ở bệnh nhân SNTK
Đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn khi mà tâm trí đã được giải tỏa
Cải thiện các vấn đề ở xương khớp, giải phòng các căng thẳng ở cột sống, giảm đau lưng
Tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân, ổn định lượng đường trong máu đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Tăng cường sự dẻo dai cho cột sống và cổ
- Cách thực hiện tư thế này sau như:
Bạn nằm thẳng trên sàn hay trên thảm tập, lòng bàn tay khép, đặt úp sát hai bên hông
Hít thở sâu để từ từ nâng hai chân lên thẳng đứng thành một góc 90 độ với mặt sàn, bạn sử dụng cơ bụng dưới để giữ cho chân thẳng
Hít thở sâu và từ từ nhấc hông khỏi mặt sàn, dồn hết trọng lượng lên vai dùng tay giữ tại thắt lưng, chống hai khuỷu tay xuống sàn để giữ tư thế này. Chú ý để chân thả lỏng nhưng phải thẳng
Hít thở sâu và từ từ gập chân lại sao cho các ngón chân chạm sàn ở phía trên đầu, chú ý chân vẫn phải thẳng
Vươn thẳng bàn tay ra phía sau theo hướng ngược chiều với chân
Cố gắng duy trì tư thế này trong 35- 45s
Co đầu gối lại, đưa tay về đỡ lưng để từ từ trở lại tư thế ban đầu.
+ Tư thế Asana Padangustasana:
Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ do lắng lắng căng thẳng, suy nhược thần kinh quá mức thì tư thế Asana Padangustasana chính là lựa chọn dành cho bạn. Đây còn được gọi là tư thế ngón chân cái, rất thích hợp tập vào mỗi buổi sáng để có một ngày tràn đầy năng lượng tích cực vui vẻ.
Asana Padangustasana giúp loại bỏ srtress căng thẳng, ổn định tâm trí để kiểm soát tình trạng suy nhược thần kinh
- Những lợi ích tuyệt vời mà tư thế ngón chân cái đem lại bao gồm:
Xoa dịu bộ não để giải tỏa những lo lắng căng thẳng ở mức độ nhẹ
Cải thiện các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Tăng cường chức năng gan, thận và hệ thống tiêu hóa
Giảm đau đầu chóng mặt
Kéo dài bắp chân, tăng sức mạnh của đùi
- Cách thực hành tư thế Padangustasana như sau:
Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân đặt song song cách nhau khoảng 15cm
Uốn cong người về phía trước từ từ sao cho chân vẫn phải thẳng, xương bánh chè đưa ra trước, trán lúc này nằm song song với đầu gối
Dùng bàn tay để giữ các ngón chân ở mỗi bên tương ứng
Hít vào rồi từ từ nâng thân người lên, tuy nhiên chú ý vẫn phải giữ chân sao cho thẳng đồng thời tạo cảm giác siết đùi chắc vào
Thở ra từ từ rồi uốn cong người về phía trước một lần nữa, giữ tư thế này trong 1 phút
Từ từ quay trở về tư thế ban đầu
+ Tư thế Simhasana:
Tư thế Simhasana hay tư thế con sư tử là một bài tập khá đặc biệt bởi phải phải dùng cả cơ thể và khuôn mặt để thể hiện vóc dáng, sự dũng mãnh của chúa tể rừng xanh. Bạn có thể tập tư thế này vào sáng sớm hay tối muộn để tăng cường sức khỏe cho cả thể chất và hệ thần kinh trung ương luôn trong trạng thái tốt nhất.
Tư thế Simhasana rất tốt cho tâm trí, hệ hô hấp, khoang bụng và cả giấc ngủ
- Những lợi ích tuyệt vời mà tư thế Simhasana đem lại cho người tập bao gồm:
Loại bỏ những căng thẳng ở ngực và mặt
Giảm sự mệt mỏi ở mắt, căng cơ mặt, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa
Nhanh chóng loại bỏ những năng lượng tiêu cực, những buồn phiền
Cải thiện máu huyết lưu thông ở mặt giúp da dẻ hồng hào hơn
Tốt cho tuyến giáp, hệ hô hấp, cơ hành hay hệ thống tiêu hóa
Cải thiện tình trạng nói ngọng, nói lắp ở trẻ nhỏ cũng như loại bỏ tình trạng hôi miệng
- Cách thực hành động tác như sau:
Bắt đầu bằng tư thế quỳ trên sàn, để chân hai chân rộng bằng hông, hai tay đặt úp xuống sàn
Bắt chéo hai hai mắt cá chân sao cho mặt trước của mắt cá chân trái vượt qua mặt sau của mắt cá chân phải. Hay nói dễ hiểu hơn là bắt chéo hai mắt cá chân về phía trước để đầu gối chạm sàn, mắt cá đưa lên cao hơn so với sàn
Dồn trọng lực ở tay để giữ thăng bằng
Hít thở sâu, cong người về phái cằm đồng thời há to miệng, thè lưỡi ra hết cỡ, mắt mở to hướng về phía lông mày, các cơ ở cổ họng co lại và thở mạnh ra từ miệng
Cố gắng duy trì tư thế càng lâu càng tốt
Khép miệng, hạ mắt xuống và dần trở lại tự thế ban đầu.
+ Tư thế Setubandhasana:
Tư thế Setubandhasana còn được gọi là tư thế cây cầu được đánh giá phù hợp với những người bị suy nhược thần kinh. Các chuyên gia cũng khuyến khích nên tập tư thế này khi bụng đói, tuy nhiên với những người đang gặp các vấn đề về đầu, cổ thì nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Tư thế Setubandhasana giúp ngăn ngừa các biến chứng có liên quan đến suy nhược thần kinh
- Những lợi ích tuyệt vời mà bài tập này đem lại bao gồm:
Giúp não bộ cân bằng để loại bỏ căng thẳng, stress mệt mỏi
Giảm nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu cho bệnh nhân suy nhược thần kinh
Kéo dãn lưng và cột sống, loại bỏ căng thẳng ở ngực và vai
Cải thiện hệ tiêu hóa, loại bỏ mỡ bụng giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Làm giãn nở phổi nên rất tốt cho bệnh nhân bị hen suyễn, viêm xoang hay một số bệnh về hô hấp khác
Cải thiện chức năng tuyến giáp
- Cách thực hiện như sau:
Bắt đầu với tư thế nằm nằm ngửa, đầu gối co, lòng bàn tay úp đặt sát người
Hít vào vào thở ra từ từ, đồng thời nâng hông lên như vẫn giữ bàn chân bám sát với sàn và tay giữ nguyên tư thế ban đầu
Hít thở sâu đồng thời từ từ di chuyển hai bàn tay thẳng lên trên đầu
Duy trì tư thế trong 30- 60s
Hít vào rồi từ từ quay trở lại tư thế ban đầu
Lặp lại động tác 3- 4 lần
2. Tìm hiểu thêm về bệnh suy nhược thần kinh
+ Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh còn được biết đến là kiệt quệ thần kinh. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Chứng suy nhược thần kinh là tâm bệnh, nhưng nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.
+ Triệu chứng của suy nhược thần kinh:
Bạn có thể dựa vào những triệu chứng được liệt kê dưới đây để xác định xem liệu mình có bị suy nhược thần kinh hay không. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của suy nhược thần kinh, bao gồm:
- Tự cô lập bản thân: Những người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng tự xa lánh mọi người xung quanh và thích ở một mình. Khi sự căng thẳng lên đến mức đỉnh điểm, họ dễ tự cô lập bản thân và dành toàn bộ năng lượng để đối phó với căng thẳng.
- Thay đổi tâm trạng: Người bị suy nhược thần kinh thường có những sự thay đổi không ổn định về tâm trạng, chẳng hạn như dễ nổi nóng, tức giận kèm theo cảm giác ăn năn, tội lỗi, dễ khóc, dễ xúc động và đôi khi trầm lặng tuyệt đối.
- Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác thường xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã. Những triệu chứng này thường xảy ra và thay đổi theo trạng thái tâm lý vì những người bị suy nhược thần kinh rất nhạy cảm và dễ bị ám thị.
- Lo âu quá độ: Suy nhược thần kinh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu và dễ sinh ra những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, luôn thấy các vấn đề xảy ra là trầm trọng và bế tắc, không thể giải quyết.
- Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể bị mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường.
- Triệu chứng trên cơ thể và thần kinh: Người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy cổ bị đau mỏi, đau thắt lưng, cột sống, chóng mặt, hoa mắt, các cơ bị đau nhức và cảm giác khó chịu ở ngoài da như: kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường, run chân tay, lưỡi, bị rối loạn cảm xúc,..
- Tăng nhịp tim: Suy nhược thần kinh xảy ra khi người bệnh cảm thấy căng thẳng quá độ, điều này khiếntim đập nhanh hơn, họng bị nghẹn lại và có cảm giác co thắt ở ngực.
+ Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhưng nó thường gây ra các rối loạn trên cơ thể và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nếu chứng bệnh này về lâu dài không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
Trầm cảm và suy nhược thần kinh là hai chứng bệnh có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trầm cảm là do suy nhược thần kinh. Trầm cảm thường thể hiện tình trạng chán nản, buồn rầu, ăn uống kém, khó ngủ, không có hứng thú với công việc và mọi thứ xung quanh, mặc cảm thua kém và rầu rĩ lâu ngày. Trầm cảm cũng có thể dẫn tới những rối loạn về nhận thức, trí nhớ và bị ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Lâu ngày, chứng trầm cảm sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn, dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế, các bệnh đa khoa khác cũng tiến triển nặng hơn, diễn biến xấu nhất của trầm cảm đó là có ý định tự sát để giải thoát bản thân.
+ Đẩy lùi suy nhược thần kinh bằng cách nào?
Suy nhược thần kinh thường bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh, bao gồm: sống cùng với sự căng thẳng và áp lực quá độ mà không thể giải tỏa, thường xuyên sử dụng các chất kích thích hoặc gây nghiện như: rượu, cà phê, thuốc lá; thường xuyên nổi nóng, cãi cọ hoặc xô xát với những người xung quanh; chế độ ăn uống nhiều chất béo, thường sử dụng đồ ăn nhanh; chế độ nghỉ ngơi không điều độ.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn và mọi người để đẩy lùi suy nhược thần kinh đó là thay đổi thói quen sống hàng ngày. Bạn nên lên kế hoạch cho mình tuân theo một lối sống tích cực và lành mạnh hơn, giúp những cảm xúc căng thẳng, stress của bản thân được giải tỏa. Lối sống lành mạnh tức là:
Ăn uống khoa học, đủ chất kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ để nạp thêm năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi với công việc.
Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh các đầu mối gây ra căng thẳng như: xung đột gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc, bằng cách thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè và người thân những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống mà bạn đang mắc phải. Điều này giúp bạn giảm được sự mệt mỏi và dồn nén trong cảm xúc.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì nên đi thăm khám bác sĩ, tuân thủ theo quá trình điều trị và nên dũng cảm đối mặt với nó thay vì sợ hãi, trốn tránh. Điều này chỉ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Hơn thế nữa, lâu dần nó sẽ dẫn tới các rối loạn khác của cơ thể như suy nhược thần kinh suy giảm tuổi thọ.
Thư giãn đầu óc và nâng cao thể chất bằng các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đặc biệt các bài tập thiền định, yoga hay thái cực quyền đều là những liệu pháp rất hữu ích cho những người thường xuyên bị áp lực căng thẳng.
Khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để đối phó với chứng bệnh mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất. Những loại thuốc như an thần hoặc điều trị về thần kinh nếu lạm dụng quá mức có thể khiến cho tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Nên tham khảo và sử dụng thực phẩm chức năng Super Power Neuro Max giúp phòng chống suy nhược thần kinh và tăng cường chức năng não.
Super Power Neuro Max là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Captek Softgel International Inc, U.S.A.và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với hoạt chất chính là Cognizin™ là một biệt dược của Citicoline đã được đăng ký thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não. Sự kết của Cognizin™ với Phosphatides, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carritine, L-Glutamine, Taurine và Blueberry Fibers để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não. Điều đặc biệt trong sản phẩm Super Power Neuro Max là sự có mặt của Co-enzyme Q10 giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tim khoẻ mạnh, tăng cường sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng máu lên não thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, cung cấp oxy, dinh dưỡng, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.
- Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sút trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…
- Chứng đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê nhức, tê bì chân tay, đau nửa đầu
- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…
- Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.
- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não…
- Hồi phục di chứng bệnh não mãn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.
- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như sinh học, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý.
- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.
- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy.
- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.
- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ
SỐ ĐĂNG KÝ - 3485/2020/ĐKSP
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP VÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN
TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
VPGD>SP:
Số 1, Tòa Nhà Nơ 21 KĐT Pháp Vân - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
Nhà sản xuất: Captek Softgel International - MADE IN USA
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Nguyên nhân suy nhược thần kinh và cách phòng bệnh
Viết bình luận