Suy nhược thần kinh là căn bệnh mà nhiều người mắc phải hiện nay. Suy nhược thần kinh được coi là tâm bệnh của xã hội hiện đại và là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất tập trung ở nhiều người, nó thường gặp ở lứa tuổi 20 – 50. Suy nhược thần kinh nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Hiện nay cũng có nhiều phương pháp điều trị và khắc phục suy nhược thần kinh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bài tập chữa suy nhược thần kinh như thế nào?
1. Bài tập chữa suy nhược thần kinh
+ Chạy bộ giúp giảm căng thẳng:
Khi có một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng. Việc chạy bộ trên đường hoặc trên máy tập làm giảm bớt một số căng thẳng. Lợi ích tinh thần nhiều nhất của chạy bộ là giảm stress. Ngoài ra chạy bộ thường xuyên cải thiện chất ngủ ngon. Còn giảm triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu.
+ Thái cực quyền càng tập càng trẻ càng khoẻ:
Thái cực quyền khiến người tập hô hấp thâm trường không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học. Thái cực quyền vận dụng nguyên lý phối hợp Âm - Dương, nên các động tác đều chậm rãi, khoan thai, uyển chuyển, có hư có thực... như thế mới phát triển được cái lẽ dùng nhu để thắng cương hay có cương ở trong nhu. Tập thái cực quyền không chỉ giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng năng lượng, giảm viêm và sức khỏe tim mạch, tập thái cực quyền còn có thể làm thuyên giảm triệu chứng ở những người bị rối loạn căng thẳng.
+ Tập thể lực:
Mọi người nghĩ đến tập thể lực cũng là để tạo cơ bắp, nhưng có ảnh hưởng về mặt tinh thần, giúp giảm triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng từ đó mang đến cảm giác vui vẻ cho người bệnh.
+ Khiêu vũ, nhảy múa:
Cho dù bạn tham gia lớp zumba hay khiêu vũ hoặc chỉ rèn luyện những bước nhảy trong sự thoải mái trong chính căng nhà của mình thì khiêu vũ giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Ngoài việc vận động cơ thể, nhiều người xem khiêu vũ như một hình thức thể hiện tính cá nhân, giúp tăng cường mối liên hệ tâm trí và cơ thể.
+ Ngồi thiền:
Khi bị suy nhược thần kinh người bệnh có thể tiến hành ngồi thiền mỗi ngày hoặc khi thấy đầu óc bị căng thẳng có thể ngồi thiền để tĩnh tâm và thư giãn đầu óc.
+ Chạy nhanh:
Đối với những người có sức khỏe tốt thì các bạn có thể chữa suy nhược thần kinh bằng các bài tập chạy nhanh với tốc độ cao. Bởi biện pháp này có thể giúp người bệnh lưu thông endorphin ra toàn bộ cơ thể để có thể tăng nhịp đập của tim, tăng cường lưu thông máu, tăng cường chuyển hóa oxy trong cơ thể và giúp các bạn giảm thiểu căng thẳng, tức giận. Bài tập này các bạn có thể thực hiện khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
+ Bơi lội giúp cải thiện triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh:
Bơi lội là một môn thể thao yêu thích của nhiều người, kể cả trẻ em. Chính vì thế nếu như khi bị suy nhược thần kinh các bạn có thể tiến hành bơi lội mỗi ngày. Khi tâm trạng bạn đang bị căng thẳng hoặc có những biểu hiện bất thường của suy nhược thần kinh được đắm mình trong làn nước mát lạnh chắc chắn sẽ giúp các bạn cải thiện được mệt mỏi, giải tỏa thần kinh và cân bằng lại tâm trạng tốt hơn.
+ Tập Yoga:
Tập yoga giúp chúng ta thở và di chuyển linh hoạt hơn, kích thích thần kinh giao cảm để thư giảm cơ thể và tâm trí. Khi tập yoga, cơ thể giải phóng căng thẳng và thư giản cơ bắp. Việc kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm cũng giúp giải phóng endorphin có tác dụng giảm căng thẳng giúp cải thiện hiểu quả lo âu.
Yoga có thể được dùng trong điều trị cho bệnh nhân suy nhược thần kinh, trong đó một vài tư thế như Shavasana và những tư thế khác dựa trên Shavasana, được cho là có tác dụng hỗ trợ rất tốt.
- Tư thế thư giãn Shavasana: tư thế này giống như cơ thể của một người đã chết, vì vậy nó còn có tên khác là “tư thế xác chết”. Đây là một tư thế thoải mái và thường được thực hiện sau khi tập các bài tập khó. Khi áp dụng tư thế này cần kết hợp với hơi thở chậm, nhẹ nhàng. Nó giúp thư giãn tất cả các cơ bắp của cơ thể, chữa đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, tăng huyết áp và thậm chí đau thần kinh tọa.
- Uttanasana (tư thế gập người phía trước): tư thế này giảm bớt sự suy kiệt về trí não, giúp phục hồi cho những ai hay lo nghĩ chán nản, làm giảm nhịp tim, cải thiện chứng năng gan, lá lách, thận, hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa và đau khớp, giảm các cơn đau lưng và bụng.
- Sarvangasana (tư thế đứng bằng vai): một tư thế tốt để kích thích tuyến giáp, nó cũng tốt cho bệnh hen suyễn, các bệnh tiêu hóa và các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, nó còn làm giảm mệt mỏi, giảm mất ngủ, giảm triệu chứng của mãn kinh.
- Ardha Sarvangasana (tư thế cây cầu): Tư thế này là tốt cho cổ và giãn tĩnh mạch. Giúp giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ, giảm lo âu, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu và mất ngủ.
Kiên trì tập các bài tập trên đều đặn cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, sau một thời gian, người bệnh suy nhược thần kinh có thể nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.
+ Tập dưỡng sinh:
a. Phần luyện động
Tư thế luyện động:
Người bệnh nằm thẳng thoải mái, hai tay buông xuôi theo thân, nới rộng quần áo.
Hai mắt nhắm kín, miệng ngậm, mũi thở đều, hai tai như không nghe thấy gì.
Trình tự bài tập:
Xoa mắt: dùng hai ngón tay trỏ xoa vòng quanh mắt 10 lần.
Vuốt mắt: dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa vuốt từ đầu trong cung lông mày đến đuôi mắt 5 lần.
Quay lưỡi: quay lưỡi ngoài lợi 5 lần, quay lưỡi trong lợi 5 lần.
Tróc lưỡi: đưa lưỡi sâu vào họng tróc lưỡi 10 lần.
Gõ răng: gõ hai hàm răng vào nhau 10 lần.
Xoa bụng: xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 10 lần.
b. Phần luyện tĩnh
Tư thế luyện tĩnh:
Tư thế nằm thoải mái, hai chân mở rộng bằng vai, mắt nhắm.
Ý thủ đan điền: chú ý canh giữ nhẹ nhàng vùng dưới rốn.
Duy trì nhịp thở nhẹ nhàng.
Phải tâm niệm biến ác niệm thành chính niệm: biến những điều khó chịu thành dễ chịu, loại bỏ những suy nghĩ không tốt trong đầu, loại bỏ tạp niệm để tập trung vào thư giãn cho tốt.
Chuẩn bị tinh thần làm giãn cơ thể: duy trì nhịp thở êm, nhẹ, đều rồi ra lệnh thầm (không nói thành tiếng) tự làm giãn lần lượt các bộ phận cơ thể và theo dõi cảm giác giãn ở đó theo 3 đường giãn của cơ thể:
Đường1: Đi từ đỉnh đầu qua hai bên mặt, hai bên cổ, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay rồi đến ngón tay.
Đường 2: Đi từ đỉnh đầu qua mắt, cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, xuống ngón chân.
Đường 3: Đi từ đỉnh đầu qua gáy, lưng, thắt lưng mông, bắp đùi, bắp chân, rồi xuống đến gót chân.
Cách tự ra lệnh thầm: Tự ra lệnh thầm (thầm nghĩ) cho ta giãn lần lượt các vị trí đã định, chú ý theo dõi cảm giác ở đó (nếu có). Làm tuần tự hết đường 1 giữ cảm giác thoải mái ở đó khoảng thời gian dài 5 - 10 hơi thở tự nhiên của mình rồi làm giãn đến đường 2 rồi đường 3. Cách làm là khi hít vào ra lệnh thầm vị trí, khi thở ra tự ra lệnh giãn.
2. Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, mặc dù khi khám thực thể không phát hiện bất thường gì về sinh lý.
Vào thời điểm phát hiện, hội chứng Da Costa được xem như là một lời giải thích sinh lý thích đáng cho bệnh “trái tim người lính”. Thuật ngữ “hội chứng Da Costa” được sử dụng nhiều nhất vào những năm đầu thế kỷ 20. Đến giữa thế kỷ 20, căn bệnh này thường được mô tả như một dạng của chứng loạn thần kinh. Ban đầu bệnh được phân loại là “F45.3” (rối loạn tâm thần kinh của tim và hệ tim mạch) trong ICD-10 và bây giờ được phân loại là “rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh”.
Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng Da Costa như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục. Bệnh này được đặt tên theo người đã nghiên cứu và mô tả rối loạn trong cuộc nội chiến Mỹ-bác sĩ Jacob Mendes Da Costa.
Bệnh cũng có nhiều tên khác như là chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh tim, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích.
3. Cần làm gì khi bị suy nhược thần kinh?
Khi nghi ngờ có hiểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đến khám bệnh ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể, không điều trị theo mách bảo.
Đối với bệnh nhân có tiền sử mắc, trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác. Vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc.
Cần một chế độ sinh hoạt hợp lý
Để phòng ngừa suy nhược thần kinh, cần có lối sống lành mạnh như: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích...
Đối với người bệnh suy nhược thần kinh, chế độ ăn cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp, tốt nhất là chia nhỏ bữa, ngoài bữa chính thêm 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam... Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
Đối với người lao động quá sức, ăn uống cần đủ chất đạm, lipit (thịt, cá, trứng,...) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Phương pháp đẩy lùi suy nhược thần kinh từ thiên nhiên
Bên cạnh việc xử lý sớm, đúng cách cũng như xây dựng lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay, nhiều người mắc suy nhược thần kinh còn tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược trong việc hỗ trợ đẩy lùi bệnh.
Tiêu biểu là sản phẩm Super Power Neuro Max là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Captek Softgel International Inc, U.S.A.và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với hoạt chất chính là Cognizin™ là một biệt dược của Citicoline đã được đăng ký thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não. Sự kết của Cognizin™ với Phosphatides, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carritine, L-Glutamine, Taurine và Blueberry Fibers để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não. Điều đặc biệt trong sản phẩm Super Power Neuro Max là sự có mặt của Co-enzyme Q10 giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tim khoẻ mạnh, tăng cường sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng máu lên não thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, cung cấp oxy, dinh dưỡng, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bài tập chữa suy nhược thần kinh hiệu quả. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận