Bạch quả là loại quả quen thuộc dùng trong thực phẩm chức năng. Vậy bạch quả có tác dụng gì với sức khỏe con người là câu hỏi của nhiều người. Bạch quả (Ginkgo biloba) là loài duy nhất còn sống sót của các chi Ginkgo, một loại hóa thạch sống còn sống. Các cây Bạch quả ngày nay gần giống với tổ tiên cổ xưa của nó. Công dụng của Bạch quả tùy từng hàm lượng mà có công dụng khác nhau, thường có tác dụng: hoạt huyết, bổ não, lưu thông khí huyết, tăng trí nhớ,... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bạch quả có tác dụng gì?
Bạch quả có tác dụng gì với sức khỏe con người?
1. Tổng quan về bạch quả
Tên khoa học của Bạch quả là Ginkgo biloba thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae. Cây thuốc này có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Bạch quả là một trong những loài cây sống lâu đời nhất có niên đại hơn hơn 200 triệu năm. Đây là là một loại cây bản địa tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã được trồng ở châu Âu từ khoảng năm 1730 và ở Hoa Kỳ kể từ khoảng năm 1784.
Bạch quả là cây thân gỗ rất lớn, chiều cao thường khoảng 20 - 35 m, có cây cao tới 50m.
+ Thân cây phân thành nhiều cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống.
+ Lá có dạng hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Các lá thông thường dài 5 - 10 cm, gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi.
+ Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu
+ Thời gian thu hái bạch quả: Thời gian thu hái bạch quả thường không phân rõ một thời điểm nào trong năm mà sẽ được thu hoạch quanh năm, đặc biệt là phần lá, lúc nào cũng có thể thu hoạch để phục vụ người dùng.
+ Cách chế biến và bảo quản bạch quả:
Cách chế biến: Bạch quả sau khi được thu hái về thì đem đi rửa sạch, có thể để ráo nước dùng tươi hoặc đem phơi hay sấy khô rồi giã thành bột mịn hay để nguyên trái đều được. Ngoài ra, cũng có thể đem sắc thành thuốc hoặc nấu cao lên rồi uống cũng rất hiệu quả.
Cách bảo quản: Sau khi qua bước chế biến nếu dùng không hết thì đem bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt để giữ thuốc được lâu hơn mà thuốc cũng không bị mất đi công dụng.
+ Thành phần hóa học của bạch quả: Thành phần hóa học của bạch quả khá đa dạng, trong nhân bạch quả, tinh bột chiếm tới 68%, còn lại là protein, chất béo và đường. Phần vỏ bạch quả có chứa axit ginkgolic, ginnol và bilobol. Ngoài ra, bên trong bạch quả còn chứa các hoạt chất quan trọng như Flavonoid và Terpenoid.
Hầu hết các sản phẩm từ cây bạch quả được chiết xuất từ lá hình quạt. Lá bạch quả thường được sử dụng bằng đường uống để điều trị rối loạn trí nhớ bao gồm cả bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không nên ăn hạt bạch quả sống hoặc rang vì nó có thể gây độc.
Bạch quả thường có sẵn dưới dạng viên uống bổ sung từ bạch quả, chiết xuất, viên nang hoặc trà. Trong sản xuất, chiết xuất lá bạch quả được sử dụng trong mỹ phẩm. Trong thực phẩm, hạt bạch quả rang đã loại bỏ bột giấy là một món ngon ăn được ưa chuộng ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Đối với hạt bạch quả, không có liều lượng tiêu chuẩn khi sử dụng loại hạt này. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu y học, hầu hết tất cả các thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng chiết xuất từ bạch quả được tiêu chuẩn hóa gồm 24% flavone glycoside và 6% terpene lactones. Một liều phổ biến ở những người mắc chứng mất trí nhớ là 40 miligam chiết xuất ba lần mỗi ngày. Để cải thiện chức năng nhận thức ở người khỏe mạnh, các nghiên cứu đã sử dụng từ 120 miligam đến 600 miligam chiết xuất mỗi ngày.
2. Bạch quả có tác dụng gì?
+ Bạch quả có tác dụng an thần, trị mất ngủ: Trước khi đi ngủ, ăn vài hạt bạch quả sẽ ngủ ngon hơn. Người bị mất ngủ kinh niên có thể vừa ăn, vừa sắc nước bạch quả để uống có tác dụng rất tốt. Hơn nữa, ai hay áp lực, lo lắng, tinh thần bất an cũng nên dùng hạt bạch quả. Nó giúp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.
+ Bạch quả có tác dụng giúp hạ huyết áp: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trà bạch quả giúp giãn mạch máu, hạ áp suất trong mao mạch. Đồng thời, nó còn giúp phòng ngừa nguy cơ vỡ mạch máu do huyết áp cao. Do đó, người bệnh cao huyết áp cần có bạch quả trong người để điều trị bệnh và nên dùng theo đúng liều lượng của thầy thuốc.
+ Bạch quả có tác dụng chống lão hóa: Có thể bạn chưa biết nhưng trong bạch quả có hàm lượng các chất flavonoid và terpenoid khá cao, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của các tế bào. Đồng thời, khôi phục chức năng của các tế bị tổn thương. Do đó, hạt này giúp chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
+ Bạch quả có tác dụng làm đẹp cho phái nữ: Bạch quả giúp loại bỏ các gốc tự do, ngăn quá trình lão hóa rất hiệu quả. Chị em muốn níu giữ thanh xuân nên lấy bạch quả nấu chè, nấu nước để uống sẽ rất tốt cho da dẻ. Đặc biệt, món chè dưỡng nhan với nguyên liệu bạch quả đang rất sốt hiện nay. Vì vậy, chị em phụ nữ nào đang có nhu cầu làm đẹp thì hãy đặt bạch quả về dùng ngay nhé.
+ Bạch quả có tác dụng tốt cho trí não: Ăn nhiều bạch quả rất tốt cho não. Đặc biệt là trẻ em, thảo dược này giúp tăng cường trí nhớ, lâu quên, tăng hiệu quả học tập. Vì vậy, nhà có trẻ nhỏ nên cho ăn thường xuyên. Vị ngọt của bạch quả trẻ ăn sẽ rất thích. Ngoài ra, người bình thường nếu ăn bạch quả thường xuyên sẽ giúp lảm giảm hội chứng Alzheimer – một hội chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người. Để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi ngày bạn nên dùng từ 200-300mg bạch quả, không nên quá lạm dụng.
+ Bạch quả có tác dụng tốt cho thị lực của bệnh nhân tiểu đường: Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp ở người già và trẻ nhỏ, đây là bệnh mãn tính, làm tăng lượng đường trong máu hoặc kìm hãm không thể điều hòa được. Một trong số những triệu chứng bệnh đáng lo ngại của căn bệnh này đó là người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng uống nước chiết xuất từ lá bạch quả mỗi ngày trong vòng nửa năm có thể giúp cải thiện tình trạng thị lực rất tốt.
2.1. Bạch quả-y học cổ truyền:
Theo đông y bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh phế thận, có công năng là liễm phế tiêu đờm, bình xuyễn chỉ ho, cầm đái trọc. súc tiểu tiện. Bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh là nhân bạch quả đã bóc bỏ vỏ sử dụng dưới dạng bột tán hoặc thuốc sắc.
Bạch quả thường được sử dụng trong các trường hợp: hen xuyễn, ho lâu ngày, ho có đờm, tiểu tiện nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm…Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng bạch quả là:
- Chữa tiểu tiện quá nhiều, tiểu buốt, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 hạt, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.
- Bài thuốc bạch quả định xuyễn thang: Bạch quả 21 hạt sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g.
- Chữa ho hen nhiều đờm: Bạch quả 9g, ma hoàng 6g, cam thảo 3g, khoản đông hoa 9g, sắc uống.
- Chữa đại tiện ra máu: Bạch quả 15g, địa du 15g, cây dành dành 6g, sắc uống vào hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.
- Chữa đau đầu chóng mặt: Bạch quả 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, thiêm ma 3g, ăn vào lúc đói buổi sáng.
2.2. Bạch quả-y học hiện đại
Các nghiên cứu đã chỉ ra trong lá bạch quả chứa các hợp chất flavonoic và các tecpen. Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose. Nhóm các tecpen gồm có ginkgolide và bilobalide có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic…
Các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng của các thành phần trong lá bạch quả có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường dẫn truyền thần kinh trong não, tăng trí nhớ và độ tập trung giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, mất ngủ, trí nhớ kém, hay cáu gắt của người cao tuổi.
Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất bạch quả làm tăng tuần hoàn máu não, tăng sức chịu đựng của mô khi thiếu oxy được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu. Những tác dụng dược học khác gồm làm thư giãn nội mô qua sự ngăn chặn phosphodiesterase, ngăn chặn bớt mật độ nhầy của thụ thể choline gây nhầy, thụ thể gây tiết adrenaline, kích thích tái hấp thu choline, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid.
3. Tác dụng phụ khi dùng bạch quả
Hầu hết các chất bổ sung bạch quả có nguồn gốc từ lá. Hạt bạch quả có thể nguy hiểm, đặc biệt là khi rang hoặc ăn sống. Bổ sung lá bạch quả gây ra một số tác dụng phụ như:
Ở một số người, lá bạch quả có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nóng rát và tiêu chảy. Dị ứng với bạch quả gây kích hoạt phát ban hoặc có những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn;
Với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật có nhu cầu sử dụng bạch quả cần xin ý kiến của bác sĩ. Không nên dùng bạch quả nếu người bệnh có tiền sử các bệnh như: bệnh tiểu đường, động kinh, hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản. Không ăn các bộ phận chưa được xử lý của cây bạch quả, vì hạt bạch quả chưa nấu chín có thể gây co giật và tử vong;
Trong trường hợp bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào thường xuyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bạch quả. Bạch quả có thể gây tương tác với các loại thuốc làm loãng máu, aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống tiểu cầu, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tiểu đường, thuốc ảnh hưởng đến gan, và các chất bổ sung như tỏi, palmetto, làm giảm hiệu quả của liệu pháp chống co giật,...
Với những rủi ro tiềm ẩn, bạch quả không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
4. Lưu ý khi sử dụng bạch quả
+ Không dùng bạch quả cho các bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường, động kinh hay các vấn đề liên quan đến sinh sản
+ Không dùng bạch quả cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú
+ Bạch quả mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên quá lạm dụng nếu không sẽ bị phản tác dụng.
+ Bà bầu ăn bạch quả được không? Bạch quả mặc dù là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng các bà bầu nên hạn chế ăn bạch quả, tốt nhất là không nên ăn để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bạch quả có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Viết bình luận