Ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Ba kích là thảo dược được dân gian Việt Nam dùng nhiều. Ba kích thường được dùng để ngâm rượu và có tác dụng bổ thận dương. Vậy ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người là câu hỏi của nhiều người. Rượu ba kích là loại rượu ngâm với rễ cây ba kích, một loại dược liệu quý trong Đông y với công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Cây ba kích hay còn được gọi là diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, ba kích thiên, dây ruột gà… Đây là một loại cây thân leo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây có lá đơn nguyên, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim, mọc đối. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem ba kích có tác dụng gì?

Ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người

Ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người?

1. Tổng quan về ba kích

Ba kích (có tên khoa học là Morinda officinalis) còn có tên gọi khác là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, chẩu phóng xì… Ba kích là loại cây thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

Cây ba kích thường phân bố ở ven rừng các vùng trung du và đồi núi thấp phía bắc, nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội…

Ba kích có hai loại với những đặc điểm khác nhau:

Ba kích trắng: loại này chiếm khoảng 80-90% trong tự nhiên. Đặc điểm nhận dạng là vỏ vàng nhạt, phần thịt màu trắng và khi ngâm rượu thuốc sẽ có màu tím nhạt.

Ba kích tím: loại này hiếm hơn, chỉ chiếm từ 10-20% trong tự nhiên. Vỏ màu vàng sậm, phần thịt bên trong màu tím sẫm nên khi ngâm rượu sẽ cho ra màu tím đậm.

+ Nhận biết cây ba kích: Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Hiện nay, đã có nhiều nơi trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.

Là loại dây, leo bằng thân quấn, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dầy và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu đỏ.

Sau khi thu hoạch, rễ cây cần được chế biến sơ bộ, rửa sạch, phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, rồi cắt thành đoạn 3 – 5 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo.

+ Rễ ba kích: Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid…. Các β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co… Vị thảo dược quý này có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột. Còn có tác dụng chống viêm. Với hệ nội tiết, nó có tác dụng làm tăng cường hiệu lực của androgen. Nước sắc ba kích làm tăng nhu động ruột, hạ huyết áp. Theo YHCT, ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, chân tay nhức mỏi. Các trường hợp nội tiết, sinh dục yếu, với nữ muộn sinh do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới thường xuyên đau lạnh, khó thụ thai; với nam giới liệt dương, di tinh.

Liều dùng, ngày 9 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu. Không dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đi ngoài phân sống, kinh nguyệt sớm, rong kinh, phụ nữ có thai.

+ Thành phần hóa học cơ bản của ba kích: Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thành phần hóa học có trong ba kích như:

Anthraglycosid

Vitamin C (chỉ có ở củ ba kích tươi)

Choline

Carpaine

Vitamin B1

Luteolin

Phytosterol

Đường và các acid hữu cơ khác

Ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người

2. Ba kích có tác dụng gì?

Từ lâu, cây ba kích đã được sử dụng rộng rãi trong Đông y với nhiều công dụng khác nhau như:

+ Cải thiện chức năng thận

+ Trị chứng kinh nguyệt không đều

+ Trị bệnh tiểu đường

+ Trị viêm da, viêm khớp

+ Giúp xương chắc khỏe hơn, cải thiện thoát vị, cải thiện chứng đau lưng

Ba kích cũng được cho là có tác dụng tích cực với bệnh trầm cảm, vì tăng tác dụng của serotonin, một chất hóa học được mệnh danh là hormone hạnh phúc trong não. Ba kích có thể giảm viêm và có tác dụng điều chỉnh các hormone trong cơ thể.

* Ba kích có tác dụng gì với phái mạnh?

Khi nhắc tới ba kích, người ta sẽ nghĩ ngay tới rượu ba kích. Đây là một thức uống được khá nhiều đấng mày râu yêu thích bởi họ thường được nghe đến công dụng khá hấp dẫn mà loại rượu này mang lại cho sức khỏe. Vậy ba kích có thật sự có tác dụng với nam giới và đó là những tác dụng gì? Bạn có thể theo dõi phần tiếp theo dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Thành phần của ba kích có chứa hoạt chất anthraglycosid, sắt, kẽm cùng nhiều khoáng chất khác có tác dụng:

+ Bổ thận, tráng dương.

+ Tăng cường sinh lực.

+ Hỗ trợ ngăn ngừa phong thấp.

+ Làm hạ huyết áp.

+ Tăng độ dẻo dai, kiện gân cốt.

+ Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, suy giảm ham muốn và di mộng tinh ở nam giới.

Chính vì thế mà hiện nay càng có nhiều nam giới sử dụng ba kích để ngâm rượu nhằm lấy lại phong độ và sự sung mãn cho mình.

Bên cạnh những tác dụng đối với phái mạnh thì theo Đông y, ba kích còn có một số tác dụng dược lý cơ bản như sau:

Tiêu viêm, chống sưng: Hàm lượng vitamin C có trong ba kích có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, từ đó giúp liền nhanh các vết thương và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Thử nghiệm nhiễm độc Ammoni Clorua trên chuột bạch đã cho thấy, ba kích có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp đẩy lùi yếu tố gây ngộ độc. Bên cạnh đó, ba kích cũng có công dụng thanh lọc cơ thể, bổ sung vitamin B1 giúp cơ thể khỏe hơn và có nhiều năng lượng hơn.

Hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi khớp: Theo các nhà khoa học, hoạt chất Choline có trong ba kích có thể giúp cải thiện các triệu chứng của đau mỏi xương khớp.

Bên cạnh đó, ba kích cũng có thể hỗ trợ người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, giúp họ ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn.

3. Các bài thuốc từ cây ba kích

+ Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm thành viên thuốc. Mỗi lần uống 6g thuốc/3 lần/ngày.

+ Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

+ Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

+ Hỗ trợ và điều trị suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao: Ba kích 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ), lá dâu non 250g (chế cao 1/5), vừng đen chế 150g (sao thơm),hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5), ngưu tất 150g (chế cao 1/5), rau má thìa 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.

+ Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.

+ Hỗ trợ và điều trị thận hư: Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.

+ Hỗ trợ điều trị huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

+ Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần: Ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

Ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người

4. Uống rượu ba kích có tác dụng cường dương không?

Rượu ba kích có tác dụng gì? Trong Dược học cổ truyền, nguyên liệu ba kích được xếp vào nhóm thuốc bổ dương, có vị cay ngọt, tính ấm, có công năng chủ trị bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm… Do đó, nhiều người truyền tai nhau về tác dụng rượu ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Tuy nhiên, ba kích có thể phản tác dụng nếu người dùng không biết cách ngâm rượu ba kích đúng. Sai lầm phổ biến nhất khi ngâm rượu từ cây ba kích là ngâm cả lõi độc. Bên cạnh đó, người dùng thường mua nhầm phải rượu ba kích trôi nổi, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Điều này khiến người dùng lâm vào những tình cảnh “dở khóc dở cười”.

Đặc biệt, ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…

5. Đối tượng nào không được dùng ba kích?

Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo đó, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu, người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…

Những đối tượng khác không nên dùng rượu ba kích gồm:

Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.

Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú

Người bị tiểu buốt, khó tiểu

Những người chuẩn bị phẫu thuật.

6. Lưu ý khi sử dụng ba kích

Có thể thấy, ba kích mang tới khá nhiều tác dụng cho nam giới cũng như sức khỏe của con người nói chung. Tuy nhiên, khi sử dụng ba kích, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:

Các trường hợp không nên dùng ba kích: Nam giới mắc chứng khó xuất tinh, tinh trùng kém; phụ nữ mang thai và cho con bú; người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch; người bị xơ gan, viêm gan, viêm dạ dày, viêm thận, lao phổi hay viêm ruột kết...; người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị...; người có các vấn đề về tiêu hóa...

Khi ngâm ba kích, bạn tuyệt đối phải bỏ lõi để tránh tình trạng "trên bảo dưới không nghe", đồng thời không gây ra những tác dụng không mong muốn như thận hư, liệt dương...

Không nên lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với các dược liệu khác vì rất có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như: Tim đập nhanh, dồn dập, chóng mặt, buồn nôn, liệt dương..., thậm chí là tử vong.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem ba kích có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Astaxanthin hàng nào tốt và công dụng ra sao?

>>> Acai Berry là gì và công dụng ra sao?

>>> Hạt thông có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Viết bình luận