Xơ vữa động mạch là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy xơ vữa động mạch có chữa được không là câu hỏi của nhiều người. Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình, là nguyên nhân gây nên thiếu máu cục bộ cơ tim, các cơn đột qụy do thiếu máu cục bộ não, nhồi máu não, bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ bụng. Xơ vữa động mạch chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp như động mạch phổi, hay ở các động mạch nhỏ và tĩnh mạch. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem xơ vữa động mạch có chữa được không?
1. Xơ vữa động mạch có chữa được không?
Việc xơ vữa động mạch có chữa được không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh nhưng vẫn ở giai đoạn nhẹ thì việc chữa khỏi xơ vữa động mạch hoàn toàn là có khả năng. Lúc này bạn cần thực hiện những phương pháp điều trị cụ thể và nghiêm túc làm theo yêu cầu của bác sĩ.
Nhưng đáng nguy hiểm hơn cả rằng việc phát hiện sớm căn bệnh xơ vữa động mạch là rất khó khăn nếu bạn không đến bác sĩ thường xuyên bởi xơ vữa động mạch ở những giai đoạn đầu thường không có biểu hiện bệnh cụ thể.
Nhiều người bị tắc động mạch hoặc xơ vữa động mạch không biết rằng họ mắc bệnh cho đến khi họ phát triển các triệu chứng, chẳng hạn như đau thắt ngực hoặc các cơn đau chi cách hồi khi vận động.
Thật không may, đôi khi lần đầu tiên ai đó nhận ra rằng họ bị xơ vữa động mạch là khi họ gặp phải một biến cố như đột quỵ hoặc đau tim. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì việc chữa khỏi hoàn toàn là không thể.
2. Dấu hiệu của bệnh xơ vữa động mạch
Bệnh xơ vữa động mạch có tính chất từ từ và xảy ra trong một thời gian dài, nếu không phát hiện kịp thời, sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình. Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng rất khó nhận ra. Chỉ khi các mảng xơ vữa phát triển khiến lòng động mạch bị thu hẹp đáng kể, làm giảm hẳn lưu lượng máu tới các cơ quan thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vị trí động mạch bị xơ vữa như:
- Xơ vữa động mạch vành tim: Khi lưu lượng máu về tim không đủ, gây ra triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
- Nếu xơ vữa động mạch cung cấp máu cho não, có thể có các dấu hiệu như tê bì tay chân hoặc cảm giác yếu ớt vô lực, khó nói hoặc nói lắp, tạm thời mất thị lực ở một mắt hoặc cơ mặt bị rủ xuống. Những dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua, nếu không được điều trị, có thể diễn tiến thành một cơn tai biến mạch máu não.
- Nếu xơ vữa động mạch ở chân, tay, người bệnh sẽ có các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi, xuất hiện cơn đau cơ giống như cơn đau chuột rút, đau khi vận động.
- Nếu xơ vữa động mạch ở thận, người bệnh có thể bị cao huyết áp hoặc suy thận.
Bệnh xơ vữa động mạch là một bệnh âm thầm nhưng rất nguy hiểm, nếu mảng xơ vữa bị bong ra rồi theo dòng chảy của máu đi đến mạch vành, mạch máu não làm tắc nghẽn hoàn toàn gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhũn não.
Trong những giai đoạn đầu của bệnh xơ vữa động mạch, triệu chứng rất nghèo nàn, vì vậy người cao tuổi cần được khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
3. Cách chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu của động mạch bị thu hẹp, dãn rộng hay bị cứng lại, bao gồm:
● Mạch yếu hoặc động mạch bị hẹp
● Huyết áp giảm
● Nghe bằng ống nghe thấy tiếng thổi trên động mạch
Dựa vào kết quả khám sức khỏe, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch, bao gồm:
● Xét nghiệm máu:
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện mức độ cholesterol và đường trong máu tăng lên có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh sẽ không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong 9-12 giờ trước khi thử máu. Bác sĩ sẽ thông báo trước cho người bệnh chuẩn bị nếu xét nghiệm này được thực hiện.
● Siêu âm Doppler:
Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị siêu âm đặc biệt (siêu âm Doppler) để đo vận tốc dòng máu tại các điểm khác nhau dọc theo cánh tay hoặc chân hoặc bất kỳ mạch máu nào có thể khảo sát được. Các phép đo này có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ của bất kỳ tắc nghẽn nào, cũng như tốc độ lưu thông máu trong động mạch.
● Chỉ số mắt cá chân-cánh tay:
Xét nghiệm này có thể cho biết người bệnh có bị xơ vữa động mạch ở động mạch ngoại biên hay không. Bác sĩ có thể so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay. Phương pháp này được gọi là chỉ số mắt cá chân - cánh tay, nó cho thấy một sự khác biệt bất thường của huyết áp ở hai vị trí đo, có thể chỉ ra bệnh mạch máu ngoại biên, thường được gây ra bởi chứng xơ vữa động mạch.
● Điện tâm đồ (ECG):
Điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Một ECG thường có thể tiết lộ bằng chứng về một cơn đau tim trước đó. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra thường xuyên nhất trong khi tập thể dục, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm nghiệm pháp gắng sức bằng đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp trong khi đang gắn điện cực ghi ECG.
● Kiểm tra sự căng thẳng:
Một bài kiểm tra sự căng thẳng, còn được gọi là bài tập căng thẳng, được sử dụng để thu thập thông tin về việc tim hoạt động tốt như thế nào trong hoạt động thể chất. Bởi vì tập thể dục làm cho tim bạn đập mạnh hơn và nhanh hơn so với hầu hết các hoạt động hàng ngày. Bài kiểm tra tập căng thẳng có thể tiết lộ những vấn đề trong tim có thể không thể nhận thấy bằng cách khác. Bài kiểm tra tập căng thẳng thường là đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong khi nhịp tim, huyết áp và nhịp thở được theo dõi.
● Đặt ống thông tim và chụp động mạch vành:
Thủ thuật này có thể phát hiện ra các động mạch vành bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Một chất cản quang được tiêm vào các động mạch của tim thông qua một ống dài, mỏng (ống thông) được đưa qua động mạch, thường là ở chân hoặc cổ tay đến các động mạch trong tim. Khi chất cản quang lấp đầy các động mạch, các động mạch sẽ hiển thị trên tia X, cho thấy các khu vực bị hẹp hay tắc nghẽn.
● Các xét nghiệm hình ảnh khác:
Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) hoặc chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) để kiểm tra các động mạch. Những xét nghiệm này thường có thể cho thấy xơ cứng và hẹp các động mạch lớn, cũng như phình động mạch và lắng đọng canxi trong thành động mạch.
4. Cách điều trị xơ vữa động mạch
Việc điều trị xơ vữa động mạch còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn cũng như vị trí động mạch tổn thương, mức độ các mảng xơ vữa.
Phác đồ điều trị hiện nay có thể bao gồm những thay đổi lối sống, kết hợp với việc dùng thuốc, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật. Các mục tiêu của điều trị bao gồm:
Giảm các yếu tố nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch.
Ngăn ngừa các biến chứng do xơ vữa động mạch gây ra
Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
+ Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt:
Đối với những người đang có nguy cơ bị mắc xơ vữa động mạch, hoặc xơ vữa mức độ nhẹ thì thay đổi lối sống là phương pháp điều trị thích hợp nhất. Bạn nên chủ động tập thể dục kết hợp ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và từ bỏ các thói quen xấu để ngăn chặn triệt để các nguy cơ gây xơ vữa động mạch
- Chế độ ăn tốt cho tim mạch: Ăn nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Cung cấp đạm từ thực vật hoặc từ các loại thịt trắng như cá, gia cầm. Thay thế chất béo từ mỡ động vật bằng các chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương,….
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải chất độc trong cơ thể, tiêu hao mỡ thừa, ổn định huyết áp và hạ đường huyết.
- Luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh lí tim mạch và kiểm soát các yếu tố gây xơ vữa động mạch
- Bỏ thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Điều này làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch đồng thời bảo vệ bản thân bạn và những người xung quanh khỏi các bệnh về phổi, thanh quản
- Giữ cân nặng ở mức bình thường, giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
- Hạn chế bia, rượu: Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế uống một đến hai ly mỗi ngày cho nam giới, không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ. Đối với rượu vang: 1 ly 60 ml, rượu mạnh 1 ly 30 ml.
+ Phẫu thuật:
Là biện pháp cấp bách đối với những trường hợp bị xơ vữa động mạch nặng, khi động mạch đã tắc nghẽn hoàn toàn do các cục máu đông. Các biện pháp phẫu thuật như nong mạch, cắt bỏ động mạch, nạo mảng xơ vữa làm thông động mạch, giúp máu lưu thông được đến tim và các bộ phận khác
Can thiệp động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch chi qua da, còn được gọi là nong động mạch, là một thủ thuật được sử dụng để thông các động mạch bị nghẽn hoặc bị hẹp. Đôi khi một ống lưới nhỏ gọi là giá đỡ động mạch được đặt trong động mạch để giữ cho động mạch được mở sau khi làm thủ thuật.
Xơ vữa động mạch diễn ra âm thầm nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Xơ vữa động mạch nếu không điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng và chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị dứt điểm hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn hãy kết hợp lối sống lành mạnh cùng kiểm tra sức khỏe định kì để tránh khỏi nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe của bạn
+ Điều trị bằng thuốc:
Khi xơ vữa động mạch gây ra những biến chứng nguy hiểm, chỉ số cholesterol trong máu, chỉ số huyết áp, lượng đường huyết ở mức gây hại cho sức khỏe thì chỉ thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tùy theo tình trạng bệnh như: thuốc điều chỉnh các rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, ngăn ngừa cục máu đông, kiểm soát các mảng xơ vữa.
Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải uống thuốc thường xuyên theo toa của bác sĩ đồng thời vẫn phải tuân theo một lối sống lành mạnh cho tim, ngay cả khi bạn dùng thuốc để điều trị xơ vữa động mạch.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả:
Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).
Công dụng của Bi-Cozyme Max:
>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …
>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:
- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao
- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch
- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp
- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,
- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.
- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…
Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem xơ vữa động mạch có chữa được không và cách chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Các loại thuốc chữa xơ vữa động mạch hiện nay
Viết bình luận