Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì cần làm gì để xét nghiệm đúng

Xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh là biện pháp được được áp dụng phổ biến nhất trong y học hiện nay. Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì, cần làm gì để xét nghiệm được đúng nhất là câu hỏi của nhiều người. Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng cung cấp các chỉ số giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu xem xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì.

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì

* Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?

Rất nhiều bệnh có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm máu. Thông thường, khi khám sức khỏe định kỳ người khám bệnh sẽ được tiến hành những xét nghiệm máu như sau:

+ Xét nghiệm công thức máu:

Phản ánh lượng hồng cầu, bạch cầu, các tế bào máu khác. Qua kết quả xét nghiệm này sẽ biết người khám có bị thiếu máu hoặc mắc bệnh về máu hay không.

- Xét nghiệm máu phát hiện sự biến đổi của tế bào hồng cầu, hermoglobin có thể cho thấy cơ thể đang gặp phải tình trạng thiếu máu, bệnh liên quan đến máu hoặc xương tủy.

- Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cảnh báo cơ thể không ổn định và có khả năng mắc một căn bệnh nhiễm trùng hay nguy hiểm hơn là một căn bệnh ác tính nào đó. Bởi theo khoa học thì việc tăng giảm số lượng bạch cầu có liên hệ mật thiết đến xương tủy.

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì

- Khi xét nghiệm thấy tiểu cầu sụt giảm có thể cho thấy do bệnh lý trong cơ thể hoặc bị chảy máu kéo dài. Còn trong trường hợp tiểu cầu tăng đột biến thì sẽ liên quan đến bệnh viêm hoặc xương tủy.

+ Xét nghiệm đường máu: giúp phát hiện ra bệnh tiểu đường.

+ Xét nghiệm mỡ máu:

cho biết nồng độ cholesterol, triglyceride trong máu, giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

+ Xét nghiệm bệnh viêm gan B:

nhằm phát hiện ra các vi- rút gây bệnh viêm gan B.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm giúp điều trị viêm gan b tại: >>> Thuốc chữa viêm gan b của mỹ loại nào tốt

+ Xét nghiệm HIV: phát hiện bệnh HIV.

Ngoài ra tùy từng gói khám sức khỏe định kỳ mà có thêm những xét nghiệm máu khác. Như vậy, xét nghiệm máu có thể phát hiện được một số bệnh như viêm gan B, tiểu đường, mỡ máu, HIV…

* Xét nghiệm máu có biết được bệnh ung thư?

Theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, các dấu hiệu sinh học ung thư là các chất được được tìm thấy trong máu, nước tiểu, các loại mô do đó có thể giúp phát hiện và chẩn đoán một số bệnh ung thư nhất định. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để chẩn đoán bệnh ung thư nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm. Bởi có nhiều yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm phát hiện dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm, đang có thai, đang dùng thuốc,..

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì

Vì vậy,  xét nghiệm máu chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung giúp các bác sĩ phát hiện sớm và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên đến các bệnh viện uy tín, gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và làm xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng như nội soi, siêu âm, MRI, X-quang, CT Scanner… giúp phát hiện bệnh sớm.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm giúp điều trị bệnh ung thư: >>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

* Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn?

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì

* Xét nghiệm máu được tiến hành như thế nào?

- Việc xét nghiệm máu phải tuân theo một số nguyên tắc trước, trong quá trình xét nghiệm máu. Qua đó sẽ giúp kết quả chính xác nhất.

- Trước khi xét nghiệm máu, thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh không được ăn bất cứ thực phẩm nào trong vòng 12 giờ.

- Sau đó, bác sĩ hoặc y tá sẽ tiến hành xét nghiệm máu bằng cách dùng kim tiêm đã được tiệt trùng để lấy 1 lượng máu nhất định (khoảng vài ml máu). Máu sẽ được đưa từ kim tiêm vào một ống nhỏ có đánh dấu. tiếp đến mái được đưa đến phòng xét nghiệm thông qua một thiết bị máy móc giúp kiểm tra và phân tích các thành phần trong máu một cách nhanh chóng.

- Trong trường hợp kết quả cho thấy các chỉ số: hồng cầu 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3; bạch cầu từ 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 và 150.000 – 400.000 tế bào/cm3 tiểu cầu thì người đó hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Ngược lại, nếu kết quả cho thấy các chỉ số vượt mức hay thấp hơn tỉ lệ trên thì báo động cơ thể bạn đang gặp vấn đề mắc bệnh nào đó.

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì

- Qua những thông tin trên có thể thấy, việc xét nghiệm máu có thể phát hiện được nhiều bệnh nguy hiểm, từ khi chưa phát bệnh từ đó giúp sớm phát hiện và việc điều trị bệnh cũng nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Hãy đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu 2 lần/năm là lời khuyên của các chuyên gia đối với mọi người.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì, cần làm gì để xét nghiệm được đúng nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

Viết bình luận